7. Ket cấu của đề tàị
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CTCK
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK
Để đánh giá HQHĐKD của các CTCK, luận văn đưa ra ba nhóm chỉ tiêu bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng hoạt động của CTCK, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời và các chỉ tiêu đánh giá an tồn tài chính của CTCK.
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng hoạt động của CTCK
* Tỷ lệ chi phỉ trên doanh thu của từng hoạt động
hoạt động bao gồm: tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động môi giới, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động tự doanh, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động bảo lãnh, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động tư vấn, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động lưu ký và tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động khác. Công thức xác định chung cho các chỉ tiêu này như sau:
Tỷ lệ chi phí trên DT của từng HĐ = Chi phí của từng HĐ
DT của từng hoạt động
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chi phí để tạo ra doanh thu cho từng hoạt động. Ví dụ tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động môi giới sẽ phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu mơi giới thì CTCK cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động nàỵ Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ chi phí bỏ ra để tạo ra 1 đồng doanh thu là thấp, giúp công ty tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Thơng qua việc phân tích và đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu cho từng hoạt động, sẽ thấy được mảng hoạt động nào đang hiệu quả hơn, hoạt động nào chưa hiệu quả. Từ đó, CTCK có biện pháp tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu để tối đa hóa lợi nhuận cho từng hoạt động cũng như cho tồn cơng tỵ
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của CTCK
Các chỉ tiêu thuộc nhóm này là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Nó là kết quả tổng họp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của CTCK. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của CTCK bao gồm:
* Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
„ „ . Lơi nhuấn s a u th u ế
ROA (%) = X 100%
T ong tà i sản bình quân
đồng tài sản bình quân) bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho CTCK. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị của CTCK về việc sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh để đem lại lợi nhuận cho cơng tỵ Do đó, hệ sổ này cao phản ánh việc sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh của CTCK là có hiệu quả, cơ cấu tài sản hợp lý. Còn nểu ROA thấp chứng tỏ việc đầu tư tài sản của CTCK là không hợp lý, hoặc việc sử dụng tài sản là không hiệu quả.
* Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)
, „ Lợi nhuận sau thuế
R0S =■ n 7 : T T r X 100%
Doanh thu thuần
Chỉ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần mà CTCK thu được thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay là lợi nhuận sau thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng doanh thu thuần của công tỵ Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng doanh thu thuần (hay thu nhập thuần), đông thời thể hiện việc kiểm sốt chi phí của CTCK. Hệ sổ này càng cao càng tốt.
* Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hũu (ROE) Lợi nhuận sau thuẽ
ROE (% ) = X 100%
Vốn chủ sở hữu bình quấn
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng vổn CSH được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này phản ánh tổng họp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình đố quản trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của CTCK. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu của CTCK là hiệu quả.
1.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giả tình hình an tồn tài chính của CTCK
* Tỷ lệ vốn khả dụng
Đê đảm bảo an tồn tài chính cho các CTCK, u tố quản lý vốn thường được cụ thể hóa thành tỷ lệ vốn khả dụng. Tỷ lệ vổn khả dụng thường được
xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa vốn khả dụng và tổng giá trị rủi rọ „ 1U, , _ Vỗn khả dụng
Tỷ l ệ von khả dụng = —------- — —
Tổng giả trị rủi ro
Vốn khả dụng là nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Vốn khả dụng có thể hiểu là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian ngắn, vốn khả dụng thường được xác định bằng vốn chủ sở hữu trừ đi giá trị tài sản kém thanh khoản. Những khoản mục nào sẽ bị loại trừ khi xác định vốn khả dụng sẽ phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và theo từng giai đoạn của thị trường.
Tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh khoản và giá trị rủi ro hoạt động.
Giá trị rủi ro thị trường là giá trị ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lơị
Giá trị rủi ro thanh khoản là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác khơng thể thanh tốn đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn cam kểt.
Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình hoạt động, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.
Mức độ hiệu quả trong việc đảm bảo an tồn tài chính của CTCK được thê hiện tơng hợp qua tính liên tục của q trình đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng khi luôn đáp ứng yêu cầu an toàn vốn, an tồn hoạt động, khơng bị rơi vào tình trạng bị kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Tỷ lệ các khoản phải thu/tổng tài sản = Các khoản phải thu
Tổng tài sản
Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là phần lớn tài sản của CTCK dành tài trợ cho khách hàng. Do vậy, mức độ an toàn tài sản sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính cũng như những biến động trong danh mục đầu tư của khách hàng, CTCK sẽ khó kiểm sốt được các rủi ro xảy rạ Vì vậy, luật pháp các nước thường quy định một tỷ lệ tối đa cho chỉ tiêu này để đảm bảo mức độ an toàn tài sản của CTCK.