Thu thập tin chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế chi nhánh thanh hóa thực hiện (Trang 57 - 88)

2.2. Thực trạng lập kế hoạch kiểm tốn báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm

2.2.1. Thu thập tin chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán

Trong điều kiện thực trạng Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm tốn nói chung và hoạt động kiểm tốn độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ. Trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tốn chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng như phương pháp vận dụng trong các cuộc kiểm toán mới ở trong giai đoạn đầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế về mặt chất lượng. Do đó, kế hoạch kiểm tốn cần được coi trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả chất lượng cuộc kiểm toán. Thực tiễn tại IFC cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là những nhân tố hàng đầu dẫn đến sự thành công của cuộc kiểm tốn cũng như dẫn đến sự thành cơng của doanh nghiệp.

IFC đã xây dựng việc lập kế hoạch kiểm tốn theo một quy trình chung.Tuy nhiên với ý thức vận dụng linh hoạt và sáng tạo kế hoạch kiểm toán BCTC, IFC xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với từng mảng khách hàng và đặc biệt là khách hàng mới. Để hiểu rõ hơn về công tác lập kế hoạch kiểm tốn BCTC của cơng ty IFC, em xin được trình bày về việc lập kế hoạch Kiểm toán BCTC năm 2015 cho khách hàng của công ty IFC.

Công ty Cổ phần Du lịch A

Công ty Cổ phần Du lịch A là Công ty Cổ phần được thành lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 2800115518 ngày 04 tháng 03 năm 2002 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa cấp, thay đổi tên lần thứ 7 vào ngày 26 tháng 04 năm 2011.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty là: Kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar), kinh

doanh bia, rượu, nước giải khát. Đây là lần đầu tiên Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn tài chính quốc tế chi nhánh Thanh Hóa thực hiện kiểm tốn.

Cơng ty TNHH MTV B

Cơng ty TNHH MTV B được thành lập theo Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về chuyển đổi Cơng ty B thành Công ty TNHH MTV B.

Công ty TNHH MTV B được hoạt động theo giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số 3100114493 ngày 02 tháng 07 năm 2010 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp, thay đổi lần thứ 03 ngày 31 tháng 10 năm 2013.

Đây là khách hàng của Cơng ty IFC Thanh Hóa từ những năm trước.

2.2.1.1. Gửi thư chào hàng

Thị trường kiểm toán Việt Nam cịn mới mẻ nhưng đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng kiểm tốn nước ngồi như Deloitte, E&Y, KPMG...với các cơng ty kiểm tốn Việt Nam trong đó Cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn tài chính quốc tế chi nhánh Thanh Hóa. Việc thu hút khách hàng được Cơng ty Kiểm toán IFC quan tâm, chú trong và đặt lên hàng đầu.

Hàng năm, bộ phận chăm sóc khách hàng của cơng ty soạn thư mời kiểm toán gửi đến khách hàng của IFC (bao gồm những khách hàng thường xuyên và khách hàng tiềm năng). Thư chào hàng kiểm tốn cung cấp các thơng tin về dịch vụ mà IFC cung cấp cũng như quyền lợi và trách nhiệm khi sử dụng dịch vụ đó.

Thư chào hàng bao gồm:

 Thư ngỏ của Ban Giám Đốc

 Giới thiệu về công ty

 Khách hàng của công ty IFC

 Dịch vụ mà IFC cung cấp

Khi khách hàng chấp nhận sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại bản sao của thư mời kiểm toán cho IFC kèm theo sự chấp thuận lời mời kiểm toán của IFC. Sau

đó, IFC sẽ thực hiện các cơng việc của một cuộc kiểm tốn. Cơng việc mà IFC sẽ thực hiện ngay sau khi khách hàng chấp nhận kiểm toán bao gồm:

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm tốn

Lựa chọn nhóm kiểm tốn

Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng

Đối với Công Ty Cổ phần Du lịch A và Công ty TNHH MTV B, Cơng ty Kiểm Tốn IFC đã gửi thư mời kiểm tốn và đã được hai cơng ty này chấp nhận kiểm tốn, do đó KTV sẽ tiếp tục các cơng việc tiếp theo của giai đoạn này.

2.2.1.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Rủi ro kiểm toán là việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục một

khách hàng cũ gây ra những hậu quả bất lợi cho KTV hay làm tổn hại đến uy tín của cơng ty.

Theo quan điểm của IFC, bất kì một cuộc kiểm tốn nào cũng đều có rủi ro, do vậy các KTV đều cần đánh giá rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán. Đối với ngành nghề kiểm toán, yêu cầu thận trọng nghề nghiệp ln được đề cao. Do đó, cơng việc đánh giá rủi ro kiểm tốn ln được tiến hành trong một cuộc kiểm tốn. Việc đánh giá mang tính xét đốn nghề nghiệp nên Ban Giám Đốc sẽ cử một thành viên của Ban Giám Đốc (Phó Giám Đốc) là người có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toán và xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán khách hàng.

Việc đánh giá dựa trên cơ sở thông tin chung như: - Lĩnh vực hoạt động

- Cơ cấu tổ chức - Khả năng tài chính - Mơi trường hoạt động

- Tính liêm chính của Ban Giám Đốc để xếp loại khách hàng dựa theo câu hỏi trong Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tổng quát (Bảng số 2.1)

Các khách hàng sẽ được xếp thành 3 cấp độ: - Khách hàng có mức độ rủi ro thơng thường

- Khách hàng có mức độ rủi ro cao

- Khách hàng có mức độ rủi ro có thể kiểm sốt được

Khách hàng có mức độ rủi ro thông thường. Đặc điểm của khách hàng này là: - Hoạt động của doanh nghiệp qua các năm đứng vững và có chiến lược cũng như khả năng phát triển dài hạn

- Doanh nghiệp có hệ thống tài chính và hệ thống KSNB hiệu quả - Chính sách kế tốn và nhân sự ít có sự thay đổi

- BCTC luôn được tuân thủ về nguyên tắc và thời gian

- Bộ phận quản lý của doanh nghiệp có năng lực chun mơn, chính trực, có sự hiểu biết về tình hình kinh doanh và hợp nhất trong các quyết định của Ban Giám Đốc

Khách hàng có rủi ro ở mức độ kiểm soát được

- Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựa trên sự xét đoán tổng thể và kinh nghiệm của KTV. Nếu khách hàng được đánh giá ở mức rủi ro thông thường và mức rủi ro có thể kiểm sốt được thì Cơng ty có thể chấp nhận khách hàng này.

Khách hàng có rủi ro ở mức cao

- Đây là những khách hàng có khả năng gây ra tổn thất cho hãng kiểm tốn hoặc làm mất uy tín của hãng kiểm tốn. Cơng ty khơng nên chấp nhận những khách hàng này.

Đối với 2 công ty đang xem xét:

Công ty Cổ phần Du lịch A

Công ty Cổ phần Du lịch A đã phát triển kinh doanh và có những thời điểm hoạt động kinh doanh tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên những năm gần đây tình hình kinh doanh của cơng ty khơng thuận lợi và cơng ty chưa thực hiện kiểm tốn BCTC. Qua việc xem xét BCTC của công ty Cổ phần Du lịch A cùng với những kỹ năng, tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, quan sát công ty, phỏng vấn trực tiếp Ban Giám Đốc cơng ty A để xem xét tính liêm chính của Ban Giám Đốc đồng thời nhận diện lý do kiểm tốn của cơng ty kiểm tốn IFC, chủ nhiệm kiểm tốn nhận thấy rằng

Cơng ty Cổ phần Du lịch A hoạt động kinh doanh thua lỗ và đang có sự thu hẹp về mặt hàng và thị trường kinh doanh. Ban Giám Đốc có năng lực chuyên mơn, có sự nắm rõ về tình hình tài chính và lĩnh vực kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, qua xem xét tổng thể cho thấy rằng khơng có yếu tố nào ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động của cơng ty tính đến thời điểm kiểm toán.

Với nhận định trên, cùng với sự phân tích, chủ nhiệm kiểm tốn sẽ hồn thành bảng câu hỏi được xây dựng sẵn để đưa ra kết quả đánh giá rủi ro tổng quát. Chủ nhiệm kiểm toán phải xét được tầm quan trọng của các vấn đề ảnh hưởng tới BCTC.

Công ty TNHH MTV B

Những năm trước, Cơng ty đã từng là KH của IFC. Do đó, việc tìm hiểu tương đối nhanh hơn thơng qua hồ sơ chung được lập và liên hệ với KTV tiền nhiệm. Kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán tổng quát của Công ty B được lưu trong hồ sơ chung cùng những cập nhật mới. Bảng kết quả tóm lược về đánh giá rủi ro kiểm tốn của hai cơng ty như Bảng 2.1

Dựa trên những kinh nghiệm, hiểu biết và xét đoán nghề nghiệp của KTV, KTV đi đến kết luận:

 Cơng ty Cổ phần Du lịch A thuộc nhóm KH có mức rủi ro có thể kiểm sốt được.

 Cơng ty TNHH MTV B vào nhóm KH có rủi ro ở mức thơng thường. Do đó Chủ nhiệm kiểm tốn chấp nhận kiểm toán cho cả hai KH.

Bảng 2.1: Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát

Tên khách hàng Công ty Cổ phần Du lịch A Công ty TNHH MTV B

Người thực hiện Lê Trọng Thanh Nguyễn Văn Quân 1. Lĩnh vực hoạt động

kinh doanh của công ty

Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bia, nước giải khát.

Sản xuất kinh doanh mủ, gỗ, sản phẩm từ cây cao su...

2. Tình hình sở hữu vốn của công ty Công ty Cổ Phần Công ty TNHH MTV 3. Chính sách kế tốn của cơng ty Chính sách kế toán thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tn thủ theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam

Chính sách kế tốn thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tuân thủ theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam

4.Cơ cấu quản lý của cơng ty

Được tổ chức tốt Được tổ chức tốt

5. Hệ thống KSNB của cơng ty xét trên khía cạnh chung nhất Bình thường Bình thường 6. Quy mơ khách hàng (sử dụng giá trị tổng tài sản nếu khách hàng là một ngân hàng, một công ty bảo hiểm, sử dụng doanh thu bán hàng hoặc tổng số hàng bán ra nếu khách hàng hoạt động theo lĩnh vực khác nhau) Doanh thu 7.306.116.388 đồng Doanh thu 44.911.085.322 đồng 7. Mức độ các khoản nợ của công ty và khả năng tăng trưởng

Trung bình Thấp

8. Quan hệ của cơng ty và kiểm tốn viên

Độc lập về thân nhân và tài chính

Độc lập về thân nhân và tài chính

9. Khả năng cơng ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản rịng

10. khách hàng có ý định lừa dối kiểm tốn viên

Cơng ty cung cấp khá đầy đủ thơng tin khi có u cầu của kiểm tốn viên

Cơng ty cung cấp đầy đủ thông tin khi kiểm toán viên yêu cầu

11. Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả

Thấp Thấp

12. Năng lực của ban giám đốc điều hành và giám đốc tài chính

Tốt Tốt

13. Khả năng khách hàng bị vướng vào các vụ kiện

Không Không

14. Kiểm tốn viên có băn khoăn về tính liên tục hoạt động của khách hàng

Không Không

Trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với từng cơng ty, chủ nhiệm kiểm tốn của cuộc kiểm toán chấp nhận kiểm toán cho 2 khách hàng trên.

2.2.1.3. Lựa chọn nhóm kiểm tốn

Sau khi chấp nhận kiểm tốn, tùy thuộc vào quy mơ, loại hình và tính chất phức tạp của khách hàng mà cơng ty lựa chọn số lượng KTV tham gia tại cuộc kiểm tốn.

Tại cơng ty IFC, mặc dù đã có sự phân chia các phòng ban, tuy nhiên các phịng ngiệp vụ chỉ có tính chất tương đối, các phịng kiểm tốn đều thể hiện tiến hành kiểm toán các khách hàng thuộc các loại hinh kinh doanh khác nhau.

Nhóm kiểm tốn thường 3 đến 5 người, trong đó có một người chủ nhiệm kiểm tốn, là người có trình độ chun mơn và nhiều năm kinh nghiệm (thường là KTV cao cấp và Phó phịng), hai KTV và một trợ lý KTV. Khi lựa chọn nhóm kiểm tốn, thường chú trọng KTV có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh khách hàng.

 Đối với Công ty TNHH MTV B là KH thường niên nên nhóm kiểm tốn được lựa chọn thường là nhóm đã thực hiện kiểm toán năm trước, tạo điều kiện cho cơng việc kiểm tốn được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Cịn đối với Cơng ty Cổ phần Du lịch A cần có các KTV có nhiều năm kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực kinh doanh của công ty hoặc những ngành nghề tương tự sẽ được lựa chọn.

Bên cạnh đó, Ban Giám đốc IFC cịn thường xuyên giám sát chặt chẽ cuộc kiểm toán để giải quyết giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện kiểm tốn.

2.2.1.4. Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán

Sau khi chấp nhận kiểm tốn và lựa chọn được nhóm kiểm tốn thích hợp, Ban Giám đốc tiến hành thảo luận trực tiếp với KH về các điều khoản có trong hợp đồng kiểm tốn. Sau khi hai bên thống nhất, IFC soạn thảo hợp đồng theo mẫu hợp đồng kiểm tốn của Cơng ty IFC.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ lập kế hoạch về thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm tốn và thơng báo kế hoạch này cho nhóm kiểm tốn và cho Cơng ty KH. Ví dụ về việc bố trí nhân sự kiểm tốn của IFC:

CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHI NHÁNH

THANH HĨA

Kính gửi : Công ty Cổ phần du lịch A

Căn cứ vào Hợp đồng kiểm tốn giữa Cơng ty Cổ phần du lịch A và Công ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn tài chính quốc tế chi nhánh Thanh Hóa về việc kiểm tốn BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 của Công ty Cổ phần du lịch A.

BCTC năm 2015 của Cơng ty tại trụ sở Công ty Cổ phần du lịch A và các đơn vị trực thuộc như sau:

1. Thời gian thực hiện: từ ngày 1/2/2015 đến ngày 4/2/2015. 2. Nhân sự tham gia thực hiện kiểm tốn: 05 người

1. Ơng Nguyễn Trọng Thanh Trưởng đoàn 2. Bà Đinh Thị Thanh Nga Thành viên 3. Ông Nguyễn Tiến Hợp Thành viên 4. Bà Đỗ Thị Hoài Thành viên 5. Bà Vũ Thị Kim Tiến Thành viên

3. Tài liệu cần cung cấp:

- BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015.

- Bảng cân đối phát sinh các tài khoản cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015.

- Biên bản kiểm kê tiền, Công cụ dụng cụ, Hàng tồn kho, TSCĐ tại thời điểm 31/12/2015.

- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, xác nhận công nợ của các khoản nợ phải thu, phải trả tại thời điểm 31/12/2015.

- Toàn bộ các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2015 và hệ thống sổ cái, sổ chi tiết tài khoản...

Rất mong Quý Công ty chuẩn bị đầy đủ những tài liệu trên để công tác kiểm toán được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.

2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Theo quy định của IFC về lập kế hoạch kiểm toán, trước khi thực hiện một cuộc kiểm tốn BCTC nào, các phịng ban phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phịng kiểm sốt chất lượng để lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị cơng việc kiểm sốt chất lượng. Quy định này nhằm mục đích tn thủ đúng các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tăng sức cạnh tranh.

Sau khi chấp nhận kiểm toán và ký kết hợp đồng, đồng thời lựa chọn nhóm kiểm tốn thích hợp, các KTV tiến hành lập kế hoạch tổng quát và thiết kế chương trình kiểm tốn chi tiết dựa trên chương trình kiểm tốn chung đã được xây dựng.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế chi nhánh thanh hóa thực hiện (Trang 57 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)