Lập kế hoạch chiến lược

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế chi nhánh thanh hóa thực hiện (Trang 26 - 30)

1.3. Trình tự lập kế hoạch kiểm toán

1.3.1. Lập kế hoạch chiến lược

Để lập kế hoạch chiến lược, KTV cần có tiếp xúc với KH và tìm hiểu tình hình, thu thập các thơng tin cần thiết về hoạt động kinh doanh của đơn vị và cơng tác quản lý kinh doanh nói chung và KSNB nói riêng. Nội dung của kế hoạch chiến lược thường bao gồm:

Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng

Để xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và trọng tâm của cuộc kiểm toán, KTV cần phải hiểu biết về tình hình kinh doanh của KH và những rủi ro hiện tại mà KH đang gặp phải:

 Hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của KH: các yếu tố về sản phẩm, thị trường tiêu thụ, nhà cung cấp, KH và các bên liên quan chính...

 Mơi trường kinh doanh mà KH đang hoạt động: môi trường pháp luật, môi trường công nghệ, môi trường kinh tế - kỹ thuật..

 Những mục tiêu của KH, chiến lược mà ban quản lý đặt ra để đạt được mục tiêu này: KH muốn tối tăng thị phần hay tối đa hóa lợi nhuận?

 Vị trí cạnh tranh của KH: thị trường mà trong đó KH đang hoạt động, động lực cạnh tranh, những đối thủ cạnh tranh chính và những biện pháp mà KH đang áp dụng để tăng khả năng cạnh tranh...

Xác định những vấn đề liên quan đến Báo cáo tài chính

Để xác định những vấn đề liên quan đến BCTC, KTV cần xem xét tới các khía cạnh sau:

 Thơng lệ và chính sách kế tốn của KH: chính sách ghi nhận doanh thu, phương pháp tính khấu hao và thời gian sử dụng của tài sản, phương pháp tính giá hàng tồn kho, cách phân bổ cơng cụ, dụng cụ, trích trước chi phí...

 Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán tới BCTC của KH.

 Yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của công ty.

 Giả định về tính hoạt động liên tục: BCTC thường được lập với giả định rằng doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động liên tục, do đó trong q trình lập kế hoạch chiến lược KTV cần trao đổi với ban quản lý và cân nhắc về tính hoạt động liên tục.

Xác định những rủi ro mà khách hàng đang gặp phải và ảnh hưởng của nó đến BCTC

Trong q trình lập kế hoạch chiến lược, KTV cần xem xét những rủi ro mà KH đang gặp phải và xem xét liệu những rủi ro này có ảnh hưởng đến BCTC của đơn vị hay khơng?

Ngun nhân của những rủi ro này có thể là những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của KH hoặc là những nhân tố ảnh hưởng đến toàn bộ ngành kinh doanh hay toàn bộ nền kinh tế.

 Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh do: - Những thay đổi cơ bản đối với sản phẩm - Mất thị trường cho những sản phẩm hiện tại - Khơng có khả năng đổi mới nhanh chóng

 Hay những nhân tố ảnh hưởng đến ngành nghề kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế:

- Đổi mới về công nghệ

- Ngành nghề kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn

- Ngành nghề kinh doanh nhạy cảm đối với những thay đổi của nền kinh tế

- Cạnh tranh gay gắt trên thị trường

Hiểu về những rủi ro mà KH đang gặp phải có ảnh hưởng quan trọng tới cơng việc kiểm toán đối với những mực tiêu kiểm toán trọng tâm và xác định phương pháp tiếp cận đối với những mục tiêu kiểm tốn này.

Mục đích của việc đánh giá hệ thống KSNB của KH là:

 Hiểu về cách thức mà KH xử lý các rủi ro mà họ gặp phải như thế nào.

 Xác định phương pháp tiếp cận toàn diện đối với hệ thống KSNB.

 Xác định những lĩnh vực mà chúng ta có thể đưa ra những kiến nghị hữu ích cho KH.

Đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào, dù lớn hay nhỏ, khi lập kế hoạch chiến lược KTV cũng phải có những hiểu biết sâu về hệ thống KSNB của KH và chủ yếu thông qua trao đổi với ban quản lý của KH.

Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện kiểm toán

Mục tiêu của cơng việc kiểm tốn là đưa ra đảm bảo hợp lý rằng BCTC của KH khơng cịn chứa đựng những sai phạm trọng yếu. Do đó, cần phải xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm tốn chủ yếu khi thực hiện kiểm tốn để có thể phát hiện hết các sai phạm trọng yếu nhằm đánh giá mục tiêu kiểm toán nào là trọng tâm phải dựa vào các yếu tố:

 Rủi ro tiềm tàng cao.

 Cơ sở dẫn liệu BCTC liên quan đòi hỏi mức độ đánh giá cao.

 Các yếu tố về hồn cảnh bên ngồi: tính chất ngành nghề kinh doanh, khả năng thu lợi nhuận thông thường, những yêu cầu về thuyết minh và những vấn đề khác mà giám đốc có thể chi phối...

Trong quá trình lập kế hoạch chiến lược, người phụ trách cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm đưa ra hướng dẫn chung để xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán đối với các mục tiêu kiểm tốn trọng tâm. Bao gồm:

 Tính chất, thời điểm và mức độ của các thủ tục kiểm toán.

 Sự tham gia của nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và của chuyên gia. Khi lựa chọn phương pháp kiểm toán phải đảm bảo thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp để có cơ sở cho việc đưa ra các kết luận kiểm tốn.

Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện

Việc lựa chọn trưởng nhóm kiểm tốn phải được tiến hành dựa trên yêu cầu về trình độ khả năng và u cầu chun mơn kỹ thuật. Đặc biệt nhóm trưởng phải là người có khả năng giám sát một cách thích đáng các nhân viên mới và chưa có kinh nghiệm.

Thơng qua trao đổi với KH, cơng ty kiểm tốn xây dựng kế hoạch về thời gian thực hiện cuộc kiểm tốn sao cho hợp lý khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của KH.

Xác định nhu cầu về sự phối hợp của các chuyên gia

Tại đoạn 2, chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 620 – Sử dụng tư liệu của chuyên gia: “Khi sử dụng tư liệu của một chuyên gia, kiểm toán viên phải thu thập

đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn thích hợp chứng minh rằng các tư liệu này có thể sử dụng cho mục đích kiểm tốn”.

Tại đoạn 08, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 620 – Sử dụng tư liệu của chuyên gia hướng dẫn: “Khi có kế hoạch sử dụng tư liệu của chun gia thì kiểm tốn

viên và cơng ty kiểm tốn phải xác định năng lực chuyên môn của chuyên gia này”.

Tại đoạn 09, VSA 620: “Kiểm tốn viên và cơng ty kiểm tốn phải đánh giá

Thuật ngữ “Chuyên gia” chỉ một cá nhân hoặc một tổ chức có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm chun mơn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngồi lĩnh vực kế tốn và kiểm toán.

Những trường hợp cần tới sự giúp đỡ của chuyên gia:

 Đánh giá một số loại tài sản như đất đai, cơng trình xây dựng, máy móc thiết bị, tác phẩm nghệ thuật và đá quý...

 Xác định thời gian sử dụng hữu ích cịn lại của máy móc, thiết bị.

 Xác định số lượng và hiện trạng của tài sản như quặng tồn trữ, vỉa quặng, trữ lượng dầu mỏ.

 Đánh giá giá trị theo phương pháp hoặc kỹ thuật chuyên biệt, như đánh giá giá trị hiện tại.

 Đánh giá cơng việc đã hồn thành và khối lượng cơng việc cịn phải thực hiện đối với những hợp đồng dở dang.

 Ý kiến của luật sư về cách diễn giải các hợp đồng và luật pháp.

Để xác định xem có cần thiết phải sử dụng tư liệu của chuyên gia hay không, KTV và cơng ty kiểm tốn cần phải xem xét đến: Tính trọng yếu của khoản mục cần được xem xét trong BCTC; rủi ro có sai sót do tính chất và mức độ phức tạp của khoản mục đó và số lượng và chất lượng của các bằng chứng kiểm tốn khác có thể thu thập được.

Giám đốc phê duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho các nhóm kiểm tốn

Sau khi lập kế hoạch chiến lược, KTV phụ trách cuộc kiểm tốn trình lên Giám đốc (hoặc người đứng đầu) cơng ty kiểm tốn phê duyệt. Giám đốc phê duyệt và thơng báo kế hoạch chiến lược cho các nhóm kiểm tốn. Dựa vào kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm tốn lập kế hoạch kiểm tốn tổng thể và chương trình kiểm tốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế chi nhánh thanh hóa thực hiện (Trang 26 - 30)