2.1. Tổng quan chung về Cơng ty TNHH Kiểm tốn Độc lập Quốc gia Việt Nam
2.1.4. Quy trình chung kiểm tốn BCTC của Cơng ty TNHH Kiểm toán Độc
lập Quốc gia Việt Nam
KTQGVN thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm tốn mẫu do Hội Kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA) ban hành. Theo đó, quy trình chung kiểm tốn BCTC của Cơng ty bao gồm: lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm tốn.
2.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm tốnΔ Cơng việc chuẩn bị Δ Công việc chuẩn bị
Các công việc chuẩn bị bao gồm điều tra khách hàng và thực hiện ký kết hợp đồng. Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là khách hàng thường xun, Cơng ty tiến hành kiểm tốn BCTC cho họ và tư vấn giải quyết những khó khăn trong kinh doanh.
Đối với khách hàng thường xuyên, sau mỗi cuộc kiểm tốn Cơng ty sẽ bổ sung những thông tin về sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh của khách hàng vào hồ sơ kiểm toán chung. Với khách hàng mới, việc thu thập thông tin sơ bộ ban đầu hạn chế ở mức độ chấp nhận thư mời kiểm toán. Kết quả cuối cùng của giai đoạn này là hợp đồng kiểm toán được ký kết và hồ sơ kiểm toán về khách hàng. Tùy theo đánh giá thông tin ban đầu mà Cơng ty bố trí những KTV giàu kinh nghiệm, am hiểu ngành nghề kinh doanh và phù hợp với khách hàng.
Sau khi Hợp đồng kiểm tốn, Cơng ty sẽ tổ chức buổi họp đầu tiên với khách hàng. Tiếp đến là xác định phạm vi và lập kế hoạch kiểm toán cụ thể.
Δ Lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể được các chủ nhiệm kiểm toán lập dựa trên các khảo sát sơ bộ về khách hàng. Trong mỗi cuộc kiểm toán, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán được các chủ nhiệm kiểm tốn đánh tiến hành chủ yếu thơng qua kinh nghiệm của họ và căn cứ vào các cuộc kiểm tốn đối với các cơng ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh với khách hàng mà công ty đã kiểm tốn trước đó. Song song với việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán các chủ nhiệm kiểm tốn xem xét tính hoạt động liên tục của cơng ty khách hàng để đưa ra các ý kiến cho phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Cũng trong giai đoạn này, các chủ nhiệm kiểm tốn phân cơng các KTV, trợ lý KTV thực hiện các công việc phù hợp với chun mơn của từng người.
2.1.4.2. Thực hiện kiểm tốn Δ Thử nghiệm kiểm soát Δ Thử nghiệm kiểm soát
- Kiểm tra, soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng bao gồm: các mục tiêu chiến lược, rủi ro, cơ cấu hoạt động, môi trường kiểm sốt.
- Kiểm tra việc thiết kế hệ thống có phù hợp đảm bảo khả năng kiểm sốt hay khơng và q trình tổ chức thực hiện có đảm bảo tính liên tục nhằm duy trì tính hiệu lực của hệ thống trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Trong nội dung này, KTV thường kiểm tra các tài liệu, các quy định của đơn vị về việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống; quan sát quá trình vận hành của hệ thống, phỏng vấn những người có trách nhiệ với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống.
Δ Thử nghiệm cơ bản
Phân tích sốt xét: KTV thực hiện việc so sánh số dư của các khoản mục năm nay
với năm trước. KTV cũng có thể so sánh các chỉ tiêu của các khoản mục với số tổng cộng của các khoản mục, hoặc tính tốn và phân tích một số tỷ suất trong một số các khoản mục đặc biệt như tài sản, doanh thu, phải thu, phải trả,... Các thủ tục phân tích được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ, đúng đắn, việc tính tốn và đánh giá đối với các số liệu có liên quan.
Kiểm tra chi tiết: Tuỳ từng phần hành, khoản mục mà thực hiện chọn mẫu
kiểm tra hay kiểm tra toàn bộ, sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết để thực hiện kiểm tra đối với các khoản mục đã chọn. Xác định chênh lệch và các biện pháp xử lý. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết các KTV yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho cơng việc của mình và mọi phát hiện của KTV đều phải được ghi chép đầy đủ, đây sẽ là cơ sở để đưa ra các ý kiến kiểm tốn. Trong chương trình kiểm tốn chung có hướng dẫn chi tiết, cụ thể các công việc cần làm cho KTV khi kiểm tốn một khoản mục cụ thể. Thơng qua việc kiểm tra chi tiết này KTV cũng có thể đánh giá về hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty.
Ngồi ra, Cơng ty cịn xây dựng các thủ tục kiểm toán khác hay các thủ tục kiểm toán thay thế để KTV thực hiện trong các trường hợp cần thiết.
Quy trình kiểm tốn được cơng ty xây dựng cho từng khoản mục cụ thể. Đối với các khách hàng khác nhau thì KTV có thể sử dụng linh hoạt chương trình kiểm tốn đã xây dựng để tạo ra hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm toán. Khi thực hiện kiểm toán, các KTV không được tự ý thay đổi kế hoạch đã xây dựng trừ một số trường hợp đặc biệt nhưng phải cố sự đồng ý của chủ nhiệm kiểm toán sau khi đã thoả thuận với khách hàng. Đối với các sự việc phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm tốn mà khơng có trong kế hoạch kiểm tốn thì phải được báo cáo cho chủ nhiệm kiểm tốn để có hướng giải quyết phù hợp, và phải được ghi
chép rõ ràng.
2.1.4.3. Kết thúc kiểm toán
Tổng hợp kết quả, giải quyết các vấn đề phát sinh trong q trình kiểm tốn
Đầu tiên trưởng nhóm kiểm tốn sốt xét lại các giấy tờ làm việc của từng khoản mục và đánh giá các bằng chứng kiểm tốn thu thập được có đầy đủ và thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến nhận xét, kiểm tra bản tổng hợp kết quả kiểm toán từng khoản mục mà KTV thực hiện phần đó đã lập. Việc sốt xét cũng bao gồm cả việc cân nhắc những chênh lệch không cần điều chỉnh do khơng ảnh hưởng trọng yếu. Trưởng nhóm kiểm tốn lập bảng ghi nhớ các cơng việc đã hồn thành, trong đó nêu rõ những thuận lợi, khó khăn trong q trình kiểm tốn, những hạn chế về phạm vi kiểm toán, những mục tiêu kiểm tốn khơng đạt được (nếu có) và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế tốn.
Sau đó, thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm tốn. Dựa trên các bằng chứng đã có, trưởng nhóm kiểm tốn lập báo cáo kiểm tốn và thư quản lý dự thảo rồi gửi cho khách hàng. Nếu khách hàng khơng có thêm giải thích và ý kiến gì thì KTV sẽ lập Báo cáo kiểm tốn chính thức.
Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý
. Dựa trên những thoả thuận giữa Cơng ty với khách hàng, trưởng nhóm kiểm tốn lập và ký BCKT rồi trình Giám đốc ký duyệt và đóng dấu, sau đó cơng bố chính thức.
Đồng thời KTV cũng phát hành thư quản lý gửi tới khách hàng. Thư quản lý thông báo cho khách hàng thực trạng về cơng tác quản lý tài chính, kế tốn; về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng; về những sai sót mà KTV phát hiện trong q trình kiểm tốn và những đề nghị mà khách hàng cần sửa đổi.