Hồn thiện thủ tục kiểm sốt

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán độc lập quốc gia việt nam (KTQGVN) (Trang 95 - 96)

3.3. Kiến nghị về phương hướng và giải pháp hồn thiện quy trình kiểm toán tà

3.3.2.4. Hồn thiện thủ tục kiểm sốt

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm sốt nội bộ. Có nhiều 5 phương pháp có thể áp dụng trong kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm:

- Điều tra: là việc quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ ký trên các chứng từ hoặc báo cáo kế toán. Đây là biện pháp chứng kiến trực tiếp của người kiểm tra trên hiện trường.

- Phỏng vấn là cách thức đưa ra những câu hỏi và thu thập những câu trả lơi của nhân viên khách thể kiểm toán để hiểu rõ những nhân viên này và xác định họ đã thực hiện các hoạt động kiểm soát.

- Thực hiện lại: hiểu đơn giản là phép lặp lại hoạt động của một nhân viên đã làm để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ với công việc được giao.

- Kiểm tra từ đầu đến cuối là sự kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn, điều tra và quan sát theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết nghiệp vụ cụ thể đã được ghi lại trong sổ Cái.

- Kiểm tra ngược lại theo thời gian là biện pháp kiểm tra một nghiệp vụ từ sổ Cái ngược lại đến thời điểm bắt đầu phát sinh nghiệp vụ đó

Tuy nhiên trong mọi trường hợp việc áp dụng các phương pháp này cần tôn trọng ba nguyên tắc:

Thứ nhất: phải thực hiện đồng bộ các biện pháp. Một biện pháp thực hiện riêng rẽ thường khơng có hiệu lực và khơng thể đáp ứng yêu cầu đầy đủ về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán.

Thứ hai: lựa chọn biện pháp kỹ thuật chủ đạo phải thích ứng với loại hình hoạt động kiểm tra.

Thứ ba: bảo đảm tính kế thừa, và phát triển các biện pháp kỹ thuật kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể thực hiện khảo sát kiểm sốt thơng qua các phương thức kiểm soát chủ yếu là quan sát việc quản lý và sử dụng tài sản cố định tại đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ. Ngoài ra KTV áp dụng kết hợp thêm các biện pháp khác như kiểm tra các chứng từ, sổ sách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ của đơn vị. Đối với TSCĐ mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các thủ tục xin duyệt mua, phỏng vấn các nhà lãnh đạo về việc phê chuẩn giá trị TSCĐ mua, xem xét các hồ sơ chứng từ liên quan tới TSCĐ ở phịng kế tốn và phịng quản lý cơ giới của công ty, xem xét sự tách biệt giữa bộ phận quản lý và bộ phận sử dụng tài sản. Đối với TSCĐ tăng qua xây dựng cơ bản, cần xem xét lại q trình kiểm sốt nội bộ của đơn vị đã thực hiện q trình tập hợp chứng từ, tính giá thành cơng trình. Đối với nghiệp vụ giảm TSCĐ, q trình kiểm sốt nội bộ diễn ra thơng qua báo cáo với người lãnh đạo cao nhất về việc nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh bằng TSCĐ. Các điều khoản về chuyển nhượng, thanh lý, góp vốn liên doanh phải được phê chuẩn và phải phù hợp vớii chế độ kế tốn tài chính hiện hành. Các nghiệp vụ TSCĐ phải được ghi sổ một cách đúng đắn. KTV phải kiểm tra tồn bộ q trình nêu trên để xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị kiểm tốn. Ngồi ra căn cứ vào mục tiêu kiểm tốn, q trình khảo sát nghiệp vụ chủ yếu, KTV lựa chọn các phương pháp để thực hiện khảo sát kiểm soát cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng và của cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán độc lập quốc gia việt nam (KTQGVN) (Trang 95 - 96)