Lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán immanuel (Trang 36 - 42)

- Các tài liệu làm căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ phát sinh: hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động, các tài liệu về định mức lao động, tiền lương; kế

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán

Học viện Tài chính

Lập kế hoạch kiểm tốn được coi là bước đầu tiên và căn bản của quá trình kiểm tốn, nó quyết định tới chất lượng cuộc kiểm tốn, thời gian và chi phí thực hiện. Thơng thường, đối với các cuộc kiểm tốn có quy mơ lớn, cần lập cả kế hoạch kiểm toán tổng thể và kế hoạch chiến lược. Trong phạm vi bài luận văn của mình, em chỉ xin trình bày kế hoạch kiểm tốn tổng thể.

Trước khi tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện cơng việc chuẩn bị kiểm tốn, bao gồm: Xử lý thư mời kiểm toán và ký kết hợp đồng kiểm tốn; Bố trí nhân sự của tổ (nhóm) kiểm tốn và phương tiện làm việc.

1.3.1.1 Thu thập thông tin khách hàng

Cơng ty kiểm tốn cần có hiểu biết về khách hàng khi bắt đầu cuộc kiểm tốn. Để có thể chấp nhận khách hàng cũng như lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả, KTV cần thu thập các thông tin cơ sở và thông tin pháp lý của khách hàng.

Thu thập thông tin cơ sở

KTV phải thu thập những thông tin chi tiết cần thiết ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm tốn bao gồm: ngành nghề, cơng việc kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế toán, HTKSNB, các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán. Đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương , KTV cần lưu ý các vấn đề: đặc điểm ngành nghề kinh doanh để có cái nhìn tổng thể về nhu cầu cũng như đặc điểm sử dụng lao động trong doanh nghiệp, thu thập chính sách tiền lương, quyết định về nhân sự, lao động, quy định về việc trích lập các quỹ trợ cấp người lao động và các thay đổi trong chính sách lương và nhân sự.

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý

Theo chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 250 “Xem xét tính tn thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC” quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm tốn, KTV và Cơng ty kiểm tốn cần phải chú ý đến hành vi khơng tn thủ pháp luật và các quy định có liên quan dẫn đến sai sót, ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC và để lập kế hoạch kiểm tốn, KTV và Cơng ty kiểm tốn phải có sự hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của

Học viện Tài chính

đơn vị được kiểm tốn”. Điều đó có nghĩa, bên cạnh các thơng tin cơ sở về đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách hàng, KTV và Cơng ty kiểm tốn cần lưu ý thu thập các nội dung sau:

- Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty;

- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và BGĐ;

- Các hợp đồng và cam kết quan trọng, hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Các BCTC, BCKT, kết luận thanh tra của năm hiện hành hay một số năm trước.

1.3.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành số 520 về các thủ tục phân tích quy định các thủ tục phân tích được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán: “chuyên gia kiểm toán phải tiến hành các thủ tục phân tích khi lập kế hoạch và kiểm tra tính hợp lý của tồn bộ báo cáo tài chính”.

Ngay sau khi đã thu thập được đầy đủ các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích dựa vào các thơng tin đã thu thập để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập BCKT.

Thủ tục phân tích đem so sánh số dư trên các tài khoản chi tiết về BHXH, BHYT, và KPCĐ của kỳ này với các kỳ trước sẽ giúp KTV tìm những sai phạm về các khoản trích theo lương của doanh nghiệp. Mặt khác, KTV cũng có thể xem xét việc so sánh sự biến động của tiền lương với sự biến động của các khoản trích theo xem có hợp lý khơng.

Dưới đây là bảng tổng hợp các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương và nhân viên áp dụng cho các tài khoản, khoản mục trên bảng CĐKT và BC KQKD trong chu trình tiền lương và nhân viên để phát hiện ra các lĩnh vực cần phải tiến hành thêm các thủ tục chi tiết.

Bảng 1.1: Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng qt chu trình tiền lương và nhân

Học viện Tài chính

Thủ tục phân tích Khả năng sai phạm

So sánh số dư của tài khoản chi phí tiền lương với các năm trước

Sai phạm của các tài khoản chi phí tiền lương

So sánh tỷ lệ của chi phí nhân cơng trực tiếp trong tổng chi phí kinh doanh / doanh thu với các năm trước

Sai phạm về chi phí nhân cơng trực tiếp

So sánh tỷ lệ của chi phí nhân cơng trực tiếp trong tổng chi phí bán hàng với các năm trước.

Sai phạm về tiền hoa hồng bán hàng

So sánh tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân trong tổng số tiền lương với các năm trước.

Sai phạm về thuế thu nhập So sánh các tài khoản chi tiết theo dõi về BHXH,

BHYT, KPCĐ được tính dồn của kỳ này so với kỳ trước

Sai phạm về các khoản trích trên tiền lương.

1.3.1.3 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xem xét đến các nhân tố có thể làm phát sinh những sai sót trọng yếu trong BCTC. Đánh giá của KTV về mức trọng yếu liên quan đến số dư cuối kỳ của các khoản mục sẽ giúp KTV lựa chọn các thủ tục kiểm tốn thích hợp.

Đánh giá tính trọng yếu: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải

đánh giá mức trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được. Việc ước tính ban đầu về mức trọng yếu sẽ giúp KTV thu thập được các BCKT thích hợp hơn. Chi phí tiền lương và khoản phải trả công nhân viên là những khoản mục quan trọng trên BCTC. Tùy từng đối tượng khách hàng, kinh nghiệm phán xét nghề nghiệp của KTV mà việc đánh giá mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương phụ thuộc vào:

Học viện Tài chính

+ Qui mơ của chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương và các tỷ trọng của chúng chiếm trong tổng chi phí sản xuất.

+ Sự xét đoán nghề nghiệp của KTV: KTV thường phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương theo doanh thu hoặc giá vốn.

Đánh giá rủi ro: trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cần đánh giá ba loại rủi

ro sau: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện.

Rủi ro tiềm tàng: Về bản chất, tiền lương là giá trị sức lao động mà người lao động đã đóng góp vào cơng ty. Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động nên rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra ở đây là xuất hiện số lượng lao động khống hoặc số giờ lao động khống làm tăng chi phí tiền lương của doanh nghiệp.

Rủi ro kiểm sốt: thơng qua q trình tìm hiểu HTKSNB chu trình tiền lương và nhân viên của khách hàng mà KTV đưa ra đánh giá mức rủi ro kiểm sốt là cao hay thấp. HTKSNB của chu trình tiền lương và nhân viên cần chú trọng vào quy trình phê duyệt, sự phân chia trách nhiệm trong quy trình tuyển dụng và thanh tốn lương cho người lao động.

Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra khi KTV và cơng ty kiểm tốn khơng phát hiện ra các gian lận hoặc sai sót. Do vậy trình độ của KTV là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phát sinh rủi ro phát hiện.

Sau khi ước tính mức trọng yếu cho tồn bộ cuộc kiểm toán, KTV tiến hành phân bổ ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận. Việc phân bổ ước tính ban đầu về tính trọng yếu là cần thiết vì BCKT thường được thu thập theo các bộ phận hơn là theo toàn bộ BCTC nói chung.

1.3.1.4 Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm sốt

Việc tìm hiểu HTKSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát là một phần việc hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện trong q trình lập kế hoạch kiểm tốn. Việc đánh giá HTKSNB sẽ giúp KTV thu thập được những BCKT thích hợp.

Học viện Tài chính

Đối với mỗi DN có quy mô, dặc điểm kinh doanh khác nhau theo các phương thức khác nhau nhưng nhìn chung là có ba cách tiếp cận cơ bản: bảng tường thuật, bảng câu hỏi, lưu đồ. Lưu đồ thường được sử dụng đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn, quy trình kế tốn và luận chuyển chứng từ phức tạp trong khi bảng tường thuật và bảng câu hỏi về HTKSNB thường được sử dụng hơn cả vì tính tiện lợi cũng như đơn giản của nó. Bảng 1.2 là ví dụ minh họa bảng câu hỏi khi đánh giá HTKSNB đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương .

Học viện Tài chínhBảng 1.2: Bảng câu hỏi HTKSNB khoản mục tiền lương

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán immanuel (Trang 36 - 42)