Những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán immanuel (Trang 99 - 104)

- Kiểm soát chất lượng:

2.4.2 Những hạn chế

Giai đoạn lập kế hoạch

Học viện Tài chính

Khi tiến hành tìm hiểu về hệ thống KSNB, cơng ty tiếp cận theo chu kỳ “tiền lương và nhân sự”, các rủi ro trọng yếu phát hiện được liên quan đến toàn bộ chu kỳ “tiền lương và nhân sự”, từ đó KTV phải chỉ ra trong đó có những rủi ro trọng yếu nào liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong khi thực hiện các khảo sát cơ bản theo khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương . Do đó khơng đảm bảo đồng bộ giữa việc đánh giá KSNB với việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Các rủi ro trọng yếu liên quan đến từng khoản mục trong bản thân nội bộ kế toán chưa được chỉ rõ, mới chỉ thấy được rủi ro liên quan đến toàn bộ chu kỳ “tiền lương và nhân sự”. Vì vậy, có thể chưa chỉ ra hết được những rủi ro trọng yếu liên quan đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương .

-Về việc tính tốn và phân bổ mức trọng yếu

Mặc dù IMMA đã xây dựng tài liệu hướng dẫn đánh giá và xác định mức trọng yếu, nhưng đó là mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC, KTV chưa dựa vào đặc điểm và khả năng sai phạm của từng khoản mục và đặc điểm của từng khách hàng để thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, mà sử dụng chung cho mọi khoản mục, mức trọng yếu của khoản mục nào cũng như nhau.. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm tốn, ảnh hưởng đến việc có quyết định đưa ra bút tốn điều chỉnh hay khơng phải điều chỉnh đối với từng khoản mục sai phạm. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến kết luận của KTV về khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương và ảnh hưởng đến ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán.

Các căn cứ để KTV lựa chọn tiêu chí sử dụng đánh giá mức trọng yếu và tỷ lệ xác định các mức trọng yếu chưa rõ ràng, chưa thể hiện đầy đủ trên GTLV. Việc xác định mức trọng yếu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán chủ quan của KTV. Do đó, cơng việc này địi hỏi phải được thực hiện bởi những KTV giàu kinh nghiệm và có khả năng xét đốn nghề nghiệp. Tại IMMA, số lượng các KTV đủ trình độ, năng lực như vậy đang còn rất hạn chế.

-Đánh giá về mức độ rủi ro

Căn cứ để xác định mức độ RRTT và RRKS chưa rõ ràng, chưa thể hiện đầy đủ trên GTLV. Việc xác định mức độ RRTT và RRKS cịn mang tính chủ quan của KTV, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và xét đoán của KTV.

Học viện Tài chính

Việc xác định RRTT đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương cần dựa vào đặc điểm của khoản mục này tại mỗi đơn vị khách hàng. Cụ thể, tìm hiểu về đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, môi trường kinh doanh, đặc điểm ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ đơn vị cung cấp có ảnh hưởng đến khách hàng. IMMA đã thực hiện tìm hiểu các yếu tố trên, nhưng tìm hiểu đối với tồn bộ BCTC, chưa chỉ ra được những đặc điểm nào ảnh hưởng đến khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương . Do đó, việc đánh giá về mức độ RRTT đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương chưa chính xác.

RRKS đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương được đánh giá qua việc tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với chu trình “tiền lương – nhân sự”. Vì vậy, các RRKS liên quan đến riêng khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương chưa được thể hiện rõ, mà được đánh giá thơng qua RRKS đối với tồn bộ chu trình “tiền lương, nhân sự”.

Vì vậy xác định mức độ RRTT, RRKS thường xác định cho toàn bộ chu kỳ và cho toàn bộ BCTC. KTV đưa ra kết luận đối với RRTT, RRKS của từng khoản mục của chu kỳ, trong đó có khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương . Việc đánh giá gián tiếp như vậy, nên kết luận của KTV về rủi ro đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương chưa thực sự phù hợp.

-Chương trình kiểm tốn

IMMA áp dụng chương trình kiểm tốn mẫu của VACPA cho tất cả các khách hàng. Tuy nhiên mỗi khách hàng có đặc điểm về hoạt động kinh doanh khác nhau, loại hình DN khác nhau, đặc điểm về tiền lương, nhân sự cũng khác nhau, do đó chương trình kiểm tốn có thể phù hợp với khách hàng này nhưng chưa phù hợp với khách hàng khác. Khi thực hiện kiểm tốn theo chương trình có sẵn, KTV phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, tự phân tích để lựa chọn thủ tục kiểm tốn trong chương trình kiểm tốn cho phù hợp với đặc điểm của mỗi khách hàng. Do đó, u cầu đối với nhân sự có trình độ và năng lực chun môn cao. Trong khi hiện nay tại đội ngũ KTV và trợ lý KTV của IMMA cịn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngồi ra KTV cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu xét thấy các bằng chứng kiểm tốn thu được khơng đủ độ tin cậy hoặc chưa đầy đủ. Tuy nhiên, công ty hầu như khơng tiến hành các thủ tục kiểm tốn bổ sung.

Học viện Tài chính

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

-Đối với khảo sát kiểm soát

Ở giai đoạn này, KTV chủ yếu thực hiện khảo sát bằng việc sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn áp dụng cho tất cả các khách hàng, phỏng vấn BGĐ và những người có liên quan, các câu hỏi mang tính khái qt, chung chung. Mỗi khách hàng có một đặc điểm khác nhau do đó, việc áp dụng như vậy chưa phù hợp và không đem lại hiệu quả cao, không mô tả được toàn bộ hệ thống KSNB của từng khách hàng.

Học viện Tài chính

-Thủ tục phân tích

Thực hiện thủ tục phân tích giúp KTV nhìn nhận tổng quát sự biến động tình hình tài chính của DN, từ đó đưa ra xét đốn mang tính nghề nghiệp cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương .

Thực tế trong kiểm tốn khoản phải mục tiền lương của khách hàng tại cơng ty TNHH Kiểm tốn Immanuel, thủ tục phân tích chưa được các KTV áp dụng một cách triệt để. KTV mới chỉ áp dụng kỹ thuật phân tích ngang, mới chỉ so sánh số liệu các chỉ tiêu liên quan cuối năm so với đầu năm trên BCĐKT;chi phí quản lí doanh nghiệp, giá vốn năm nay so với năm trước trên BCKQKD… Chưa thực hiện phân tích các tỷ suất cũng như chưa so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với số liệu của DN khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh ở cùng thời điểm và số liệu trung bình ngành. Do đó có thể nói việc thực hiện các thủ tục phân tích của KTV chỉ mới dừng lại ở mức độ phân tích sơ bộ về BCTC, chỉ mang tính hình thức chưa phản ánh hết tình hình thực tế của kết quả hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng tới tính khách quan trong đánh giá ban đầu của KTV đối với khoản mục được kiểm toán. Chưa sử dụng hiệu quả thủ tục phân tích để khoanh vùng trọng tâm kiểm tốn, vì vậy công việc kiểm tra chi tiết tiền lương khách hàng phải thực hiện với khối lượng lớn và phạm vi rộng, gây tốn kém thời gian và chi phí kiểm tốn.

-Về cơng tác chọn mẫu kiểm tốn

Việc chọn mẫu kiểm tốn thường theo ý kiến chủ quan của KTV, việc chọn mẫu tiến hành ngẫu nhiên đối với các nghiệp vụ thường xuyên, giá trị nhỏ và kiểm tra 100% đối với các nghiệp vụ phát sinh giá trị lớn, bất thường, mang tính chất chia cắt niên độ. Tuy nhiên, KTV khơng chỉ ra được chính xác giá trị bao nhiêu được coi là lớn chủ yếu mang tính chất xét đốn của KTV, các nghiệp vụ thường xun thì chọn mẫu ngẫu nhiên. Do đó, hạn chế trong việc phát hiện các sai phạm đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương . Do đó, sự đánh giá của KTV về tồn bộ khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương chưa thật sự chính xác vì chưa có được cái nhìn bao qt nhất.

-Thời gian tiến hành kiểm tốn

Để có thể thực hiện được các thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp thì cần nhiều thời gian hơn cho mỗi cuộc kiểm toán. Tuy

Học viện Tài chính

nhiên, khi vào mùa kiểm tốn tương đối bận, có nhiều hợp đồng dẫn tới những hạn chế về mặt thời gian. Mặt khác, mức phí kiểm toán thấp do cạnh tranh giữa các cơng ty kiểm tốn nên BGĐ thường chỉ đạo rút ngắn thời gian tiến hành cuộc kiểm tốn để giảm chi phí kiểm tốn. Vì vậy, một số thủ tục có thể chưa thực hiện hoặc thực hiện nhưng còn sơ sài, chưa đem lại hiệu quả cao. Cơng ty cũng chưa có phần mềm kiểm tốn nên các KTV chủ yếu sử dụng excel để thực hiện các thủ tục và kiểm tra. Vì vậy KTV mất nhiều thời gian để thực hiện và công việc cũng trở nên phức tạp hơn.

-Vấn đề nhân sự

Dù số lượng nhân viên là KTV và trợ lý KTV của công ty khá đơng, ổn định nhưng vào mùa kiểm tốn, với số lượng khách hàng đông và yêu cầu của công việc đã dẫn đến khối lượng công việc của một KTV phải thực hiện là tương đối lớn, thời gian cho mỗi cuộc kiểm toán cũng bị rút ngắn, điều này làm tăng thêm áp lực đối với đội ngũ nhân viên.

Đội ngũ nhân viên của cơng ty cịn khá trẻ, có năng lực tuy nhiên kinh nghiệm xét đoán chưa cao. Những thủ tục kiểm toán cần đến khả năng xét đoán nghề nghiệp thực hiện chưa đem lại hiệu quả cao, mất nhiều thời gian để tiến hành.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, trưởng nhóm và BGĐ đã thực hiện sốt xét GTLV phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương . Tuy nhiên, thực tế do hạn chế về mặt thời gian và khối lượng, áp lực cơng việc trong mùa kiểm tốn cao do đó việc sốt xét đơi khi thực hiện chưa kỹ càng, do đó GTLV cịn nhiều thiếu sót.

Trong giai đoạn này, KTV lập trang tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương . Trong đó, có nêu lên các kiến nghị đối với đơn vị được kiểm toán bao gồm kiến nghị về hệ thống KSNB và các bút toán điều chỉnh. Tuy nhiên, các kiến nghị về hệ thống KSNB thường chưa nêu cụ thể các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra các thiếu sót của hệ thống KSNB và đưa ra giải pháp chung chung.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán immanuel (Trang 99 - 104)