- Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp + Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư: như khoảng cách giữa doanh
c. Mơ hình tài trợ vốn thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Lợi ích của áp dụng mơ hình này:
➢ Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn do quy mô nguồn vốn thường xuyên là nhỏ nhất.
➢ Đảm bảo sự linh hoạt trong tổ chức nguồn vốn. - Hạn chế của việc sử dụng mơ hình này:
➢ Nguy cơ rủi ro tài chính cao.
➢ Dễ gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh do thiếu vốn.
1.2.2.4. Quản trị vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối vừa đem lại khả năng sinh lời cao, đồng thời đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.
Nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường có 3 lý do cơ bản: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch hàng ngày như trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền cơng, thanh tốn cổ tức hay nộp thuế… của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phịng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiều để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh ngiệp trong kỳ.
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp. Cách đơn giản nhất là căn cứ vào nhu cầu chi dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý. Ngồi phương pháp này, có thể vận dụng mơ hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:
Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát. Mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày đều phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợp pháp. Thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàng ngày…
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm:
Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. Thực hiện dự báo và quản lý có
hiệu quả các dịng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn.
❖ Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền:
➢ Kết cấu vốn bằng tiền:
Là tỷ trọng của từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
Tỷ trọng từng loại vốn
bằng tiền =
Giá trị từng loại vốn bằng tiền
x 100% Tổng vốn bằng tiền
➢ Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:
Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền, người ta xem xét các chỉ tiêu thanh tốn của doanh nghiệp. Nhóm hệ số này cho biết khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ. Bao gồm:
● Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thơng thường nếu hệ số này thấp sẽ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt.
● Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu mà chủ nợ quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh tốn ngay các khản nợ ngắn hạn hay khơng mà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hóa… chủ nợ thấy yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp ln có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn.
● Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức
thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán nhanh nhất của doanh nghiệp, gần như tức thời. Trong đó, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.
● Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số khả năng thanh toán lãi
vay =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) sinh ra trong kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh tốn được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh tốn của doanh nghiệp lành mạnh và ngược lại.
1.2.2.5. Quản trị các khoản phu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa dịch vụ. Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao hoặc khơng kiểm sốt nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp sau:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Tức là
xác định mức độ uy tín của khách hàng để chấp nhận bán chịu hay không. Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp áp dụng các chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xác định các điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh tốn.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu: Để tránh tổn thất
do không thu hồi được các khoản nợ cần phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu. Tức là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh tốn. Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường thực hiện qua các bước: Thu thập thơng tin về khách hàng, đánh giá uy tín khách hàng qua những thơng tin thu thập được, lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt thậm chí từ chối bán chịu.
Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà áp dụng các biện pháp phù hợp:
● Sử dụng kế toán thu hồi nợ chun nghiệp: Có bộ phận kế tốn theo dõi khách hàng nợ, kiểm soát nợ phải thu với từng khách hàng…
● Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp.
● Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phịng nợ phải thu khó địi, trích lập quỹ dự phịng tài chính.
❖ Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn phải thu:
➢ Kết cấu vốn phải thu:
Là tỷ trọng của từng loại vốn hay từng bộ phận vốn trong tổng vốn bằng tiền của doanh nghiệp.
Tỷ trọng từng loại vốn
phải thu =
Giá trị từng loại vốn phải thu
x 100% Tổng vốn phải thu
➢ Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ: ● Số vòng quay nợ phải thu:
Số vòng quay nợ phải
thu =
Doanh thu bán hàng
Các khoản phải thu bình quân trong kỳ
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vịng, nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào.
● Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo cơng thức sau:
Số vòng quay nợ phải thu
1.2.2.6. Quản trị vốn tồn kho dự trữ:
a. Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho:
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này.
- Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm.
- Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho địi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, khơng phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ ln chuyển vốn lưu động.
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên từng loại vốn tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau.
➢ Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá
cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
➢ Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
➢ Đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường…
Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý.
b. Mơ hình quản lý hàng tồn kho:
Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia làm 2 loại: chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng.
Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như: bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.
Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giao hàng.
Các chi phí này tác động qua lại lẫn nhau. Nếu doanh nghiệp dực trữ nhiều vật tư hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cũng ứng sẽ giảm đi tương đối do giảm số lần cung ứng. Vì vậy trong quản lý hàng tồn kho cần xem xét sự đánh
đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế hiệu quả nhất.
Mơ hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mơ hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mơ hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.
Mơ hình EOQ được mơ tả theo sơ đồ sau:
Chi phí
Tổng chi phí
Chi phí lưu giữ Chi phí đặt hàng
Số lượng đặt hàng
QE
Theo mơ hình này, giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như sau:
35Q Q
q
Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu trữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng, ta có thể xác định mức đặt hàng cung ứng như sau:
Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho C1: Tổng chi phí lưu giữ tồn kho C2 : Tổng chi phí đặt hàng