III. Các khoản phải thu
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại cơng ty cơng ty cổ phần Hóa chất Việt Trì.
3.2.4. Tăng cường quản trị vốn bằng tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục có tính thanh khoản (tính lỏng) cao nhất. Khơng có tiền, doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn. Vì thế, nhà quản lý cần phải tập trung vào quản trị vốn bằng tiền để giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng đồng tiền.
Thứ nhất, xuất phát từ thực tế là trong quá trình sản xuất tiền mặt tại quỹ
của cơng ty tăng lên rất nhỏ ( cuối năm 2015 đạt hơn 14 triệu đồng) trong năm tài chính 2015, cơng ty nên tính tốn xem xét đến việc chuyển một lượng hợp lý tiền gửi ngân hàng sang quỹ tiền mặt để có thể đảm bảo có thể thanh tốn các khoản bất thường bởi lượng tiền mặt hiện trong quỹ là rất thấp.
Thứ hai, như đã phân tích ở trên các hệ số khả năng thanh tốn của Cơng ty cổ phần Hóa chất Việt Trì vẫn cịn khá thấp, đặc biệt là hệ số khả năng thanh tốn tức thời. Tính tốn và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách sẽ giúp Công ty ước lượng được khoảng định mức ngân quỹ. Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nguồn thu tiền mặt và nhu cầu chi tiêu tiền mặt.
Thứ ba, Công ty cần phải xác định được chuẩn xác nhu cầu tồn trữ tiền
mặt tối ưu. Công ty cần xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt một cách hợp lý. Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của DN phải thỏa mãn được 3 nhu cầu chính: chi cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng ngày của DN như trả cho nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao
động, dự phịng cho các khoản chi ngồi kế hoạch; dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngồi dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột
Quản trị dịng tiền ra vào của cơng ty một cách hợp lý là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm hụt ngân sách để Cơng ty có kế hoạch chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt. Sử dụng biện pháp này, nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ kinh doanh, theo kế hoạch phát triển của Cơng ty trong từng thời kỳ. Từ đó làm cơ sở cân đối dòng tiền thu vào cũng như chi ra của công ty. Việc xác định kế hoạch thu chi này cũng cần dựa vào những dự báo về mức độ lạm phát và lãi suất tín dụng ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất thường như hiện nay để có những điều chỉnh kịp thời.
- Biện pháp cần làm khi thiếu tiền mặt: đẩy nhanh tiến độ thu nợ, giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời hạn thanh toán với nhà cung cấp; bán các tài sản thừa khơng sử dụng; hỗn thời gian mua sắm và hoạch định lại các khoản đầu tư; sử dụng dịch vụ thấu chi của ngân hàng hoặc vay ngắn hạn; sử dụng biện pháp bán và thuê lại tài sản cố định.
- Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn: thanh toán các khoản thấu chi, sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều kiện rút gốc linh hoạt; đầu tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao (trái phiếu chính phủ); đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.
- Biện pháp cần làm khi thừa tiền mặt trong dài hạn: đẩu tư vào các dự án mới; thanh toán các khoản vay dài hạn.