1.2 .4Vai trị của hoạt động mơi giới chứng khốn
3.1.1 Định hướng phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 –
Trong thập kỷ tới, thị trường chứng khốn Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên cơ hội phát triển luôn đồng hành với những thách thức. Vì vậy, mục tiêu tổng quát của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:
Một là, phát triển thị trường chứng khoán phải dựa trên chuẩn mực
chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.
Hai là, phát triển thị trường chứng khốn đồng bộ, tồn diện, hoạt động
hiệu quả, vận hành an tồn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội.
Ba là, phát triển thị trường chứng khoán nhiều cấp độ, bảo đảm chứng
khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khốn.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo
cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khốn hoạt động an tồn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên
nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường.
Năm là, phát triển thị trường chứng khoán trong mối quan hệ tương quan
với việc phát triển thị trường tiện tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện.
Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng
cạnh trạnh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 là:
Một là, tăng quy mơ, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khốn
- Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP, đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế.
- Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngồi dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.
Hai là, tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khốn
- Tái cấu trúc mơ hình tổ chức thị trường chứng khốn theo hướng cả nước chỉ có 1 Sở giao dịch chứng khốn và từng bước cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khốn để đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường.
- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng
khoán; từng bước kết nối với các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán trong khu vực ASEAN.
Ba là, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế
thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép của Ủy ban chứng khốn Nhà nước có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi.
Bốn là, tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực ASEAN và thế
giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa Ủy ban Chứng khốn các nước trong khn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO).
Để đạt được các mục tiêu trên, các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý, giám sát
Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán số 70 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán số 62 năm 2010 để thực thi trong giai đoạn 2011 – 2015. Xây dựng và trình Quốc hội vào năm 2015 ban hành Luật chứng khoán mới (thay thế cho Luật chứng khoán hiện hành) với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, tiếp cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các khu vực dịch vụ của thị trường tài chính. Luật chứng khốn mới được xây dựng trên cơ sở đồng bộ, thống nhất với các Luật liên quan.
Thứ hai, tăng cường hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung
Áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về công bố thông tin, quản trị công ty và xây dựng cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nhỏ. Chuẩn mực hóa các quy định về chào bán chứng khốn ra cơng chúng theo thơng lệ quốc tế. Cải thiện phương thức định giá và chào bán cổ phiếu của doanh ngiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết trên thị trường chứng khốn. Hồn thiện và phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu cơng ty trên cơ sở gắn kết giữa thị trường chào bán sơ cấp với thị trường giao dịch thứ cấp; từng bước xây dựng đường cong lợi suất chuẩn cho thị trường trái phiếu. Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa theo hướng phát triển với các cơng cụ từ đơn giản đến phức tạp; về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường phái sinh có cơng cụ gốc là chứng khốn, hàng hóa và tiền tệ.
Thứ ba, phát triển và đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững
Phát triển và đa dạng hóa các tổ chức đầu tư chứng khốn chun nghiệp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư khác nhau tham gia thị trường chứng khốn: Xây dựng khn khổ pháp luật và chính sách tài chính thích hợp để tạo điều kiện hình thành và phát triển các tổ chức đầu tư (như Quỹ bất động sản, Quỹ đầu tư chỉ số, Quỹ bảo hiểm liên kết, Quỹ hưu trí tự nguyện…). Xây dựng cơ chế thu hút nhà đầu tư nước ngồi, khuyến khích tổ chức nước ngồi đầu tư dài hạn vào Việt Nam phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thông qua chính sách ưu đãi và đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư. Phát triển nhà đầu tư cá nhân gắn với đào tạo, tập huấn phổ cập kiến thức và thông tin tuyên truyền.