Nguyên tắc tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán TP HCM (Trang 38 - 40)

1.4 .Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của cơng ty chứng khốn

1.4.1. Nguyên tắc tài chính

Do tính đặc thù nên hầu hết các nước đều đưa ra những nguyên tắc, quy định rất chặt chẽ về tài chính đối với các tổ chức kinh doanh chứng khốn. Thơng thường, các tổ chức này phải đảm bảo tn thủ các tiêu chí sau:

- Mức vốn hoạt động: Vốn của tổ chức kinh doanh chứng khốn nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, loại tài sản này lại được quyết định bởi loại hình nghiệp vụ thực hiện. Chẳng hạn, bảo lãnh phát hành chứng khoán là hình thức kinh doanh của tổ chức kinh doanh cần có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều vốn, nhất là trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán đứng ra bảo lãnh những đợt phát hành lớn. Vì vậy nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đòi hỏi vốn phải đủ lớn.Đối với hoạt động tự doanh cũng phải duy trì số lượng lớn các chứng khoán để thực hiện việc mua vào bán ra, trong khi giá của các chứng khốn ln biến động. Cịn các hoạt động mơi giới, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán,… do đặc điểm của các hoạt động này, nên khơng cần vốn lớn.

Nói chung xu hướng hiện nay ở các nước không quy định về mức vốn pháp định đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do kinh doanh chứng khoán là kinh doanh trong một lĩnh vực đặc biệt, có ảnh hưởng đến lợi ích của cơng chúng đầu tư nên sự tồn tại ổn định, lâu dài của tổ chức kinh doanh chứng khoán và sức mạnh tài chính của các tổ chức này trong một mơi trường dễ biến động cần phải được đảm bảo. Chính vì vậy pháp luật nhiều nước vẫn quy định điều kiện về mức vốn đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.Vốn pháp định của các tổ chức kinh doanh chứng khoán thường được quy định cụ thể cho từng loại hình kinh doanh.Một tổ chức kinh doanh chứng khoán càng tham gia vào nhiều loại hình thì càng phải có nhiều vốn. Trên cơ sơ các yếu tố khác nhau như quy mô thị trường, giao dịch dự kiến, khả năng tài chính của các tổ chức tham gia thị trường mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về mức vốn pháp định đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.Ở

Việt Nam, các cơng ty chứng khốn muốn tham gia bốn loại hình kinh doanh: mơi giới, tự doanh chứng khốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu 300 tỷ đồng.

- Cơ cấu vốn: Cũng như các tổ chức kinh doanh khác việc huy động vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện thơng qua việc nhận vốn góp từ các cổ đơng (trường hợp cơng ty cổ phần) hoặc huy động từ bên ngồi, tùy theo mơ hình của nó. Tổ chức kinh doanh chứng khốn là cơng ty trách nhiệm hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành viên, vào các khoản vay của ngân hàng hỏa thỏa thuận cho thuê khác. Việc huy động vốn và cơ cấu vốn của các chủ thể kinh doanh chứng khốn có một số đặc điểm sau:

+ Tổ chức kinh doanh chứng khoán phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngắn hạn. Như ở Hàn Quốc nợ ngắn hạn chiếm trên 90% tổng nợ của tổ chức kinh doanh chứng khoán; ở Mỹ nợ ngắn hạn chiếm 50-60% tổng nợ của một số tổ chức kinh doanh chứng khốn thơng qua cam kết bán chứng khoán rồi mua lại.

+ Chứng khốn có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thường chiếm phần lớn trong tổng giá trị tài sản (khoảng 40-60%) và tổng giá trị cổ phiếu (khoảng 90%).

+ Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ròng phải duy trì ở mức độ nhất định. Như ở Hàn Quốc tổng các khoản nợ không được phép quá 5 lần tổng giá trị tài sản rịng, ở Mỹ là khơng q 15 lần.

- Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí về mức vốn hoạt động, cơ cấu vốn, tổ chức kinh doanh chứng khoán còn phải tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng vốn và hạn mức trong kinh doanh. Các nguyên tắc khác nhau tùy đặc điểm của từng nghiệp vụ mà tổ chức kinh doanh chứng khốn thực hiện. Nhìn chung các ngun tắc về sử dụng vốn mà pháp luật đặt ra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán thường bao gồm: cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu), mức vốn khả dụng phải duy trì, trích lập quỹ bù đắp rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,…

Đối với việc quản lý hạn mức kinh doanh, tùy theo từng nước mà có các quy định khác nhau, thông thường các nước quy định một số hạn mức sau để hạn chế rủi ro đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như đảm bảo hạn chế các xung đột đạo đức có thể xảy ra:

+ Hạn chế mức mua sắm tài sản cố định theo một tỷ lệ phần trăm trên vốn điều lệ.

+ Hạn mức đầu tư vào mỗi loại chứng khoán: Thường hạn mức đầu tư vào các loại chứng khoán niêm yết được đặt cao hơn hạn mức đầu tư vào các loại chứng khốn khơng niêm yết.

+ Hạn mức đầu tư vào một số tài sản rủi ro cao như các loại trái phiếu có định mức tín nhiệm thấp hay cổ phiếu của những cơng ty đang phát triển.

+ Hạn mức bảo lãnh phát hành: vì hoạt động bảo lãnh có mức rủi ro tương đối cao nên quy định hạn mức này nhằm giới hạn tổng mức bảo lãnh trong cùng thời điểm của một tổ chức kinh doanh chứng khoán.

+ Hạn mức hoặc hạn chế đầu tư vào các quỹ đầu tư do tổ chức kinh doanh chứng khốn quản lý.

Ngồi ra cịn có thể đặt thêm những hạn chế khác cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán như hạn mức đầu tư vào các cơng ty trong cùng tập đồn, trong cùng một ngành nghề,…

Trong quản lý vốn của tổ chức kinh doanh chứng khốn ngồi việc xác định tỷ lệ nợ, các tổ chức kinh doanh chứng khốn cịn phải duy trì một mức vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho người đầu tư.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán TP HCM (Trang 38 - 40)