Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc – China Contruction Bank

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải hà nội (Trang 56 - 58)

- Vốn tự có của Maritime Bank Hà Nội chưa lớn so với các NHNN chưa đáp

2.4.1 Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc – China Contruction Bank

(CCB):

Với vốn tự có 114.850 triệu RMB (tương đương 212.472 tỷ VNĐ), gấp

96,5 lần vốn tự có của Maritime Bank Hà Nội năm 2003, CCB là một NHTM quốc doanh loại vừa của Trung Quốc có dịch vụ phát triển mạnh. Cuối năm 2000 trong tổng số 6.483 triệu RMB lợi nhuận trước thuế, thu dịch vụ là 5200 triệu RMB chiếm 61% tổng lợi nhuận trước thuế.

Về loại hình dịch vụ, CCB hiện nay đang nâng cấp hơn 130 dịch vụ ra thị trường. Với CCB, thành cơng lớn nhất là sự chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường dịch vụ thẻ ATM. Chỉ riêng năm 2000, CCB đã phát triển 25 triệu thẻ mới, nâng tổng số thẻ của CCB lên 74,2 triệu thẻ, gấp hơn 70 lần số thẻ

của Maritime Bank Hà Nội tại thời điểm hiện nay. Sở dĩ có sự thành cơng nhanh chóng như vậy bởi CCB đã mạng dạn đầu tư công nghệ triển khai mạng mẽ các điểm chấp nhận thẻ. Khách hàng của CCB không chỉ giới hạn các doanh nghiệp mà cịn có định hướng rõ ràng tới khách hàng tư nhân và coi đây là thị trường cơ bản nhất, bền vững nhất.

2.4.2 Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC):

SMBC được biết đến là một ngân hàng đa năng có hoạt động dịch vụ rất phát triển. Năm 2002, tổng thu từ tất cả các hoạt động của SMBC đạt 2.907 triệu USD trong đó phí dịch vụ là 2.680 triệu USD với trên 200 loại dịch vụ cung ứng ra thị trường. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, phát hành bảo lãnh, uỷ thác đầu tư,… năm 2002 SMBC đã triển khai được 778 ngân hàng tự phục vụ, 595 chi nhánh có thể triển khai hầu hết các loại dịch vụ ngân hàng gắn với công nghệ hiện đại. SMBC không ngừng áp dụng những công nghệ hiện đại để luôn đáp ứng nhu cầu chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Năm 2002 thu phí dịch vụ chuyển tiền đạt 787 triệu US trong đó thu từ dịch vụ chuyển tiền cá nhân chiếm 68%. Như vậy có thể thấy sự phát triển Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của SMBC có tính hệ thống và liên hồn trên nền tảng của cơng nghệ cao và luôn hướng tới thị trường bền vững là thị trường dịch vụ tư nhân.

Việc đưa ra một số kinh nghiệm phát triển và mở rộng hoạt động dịch vụ từ các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới giúp chúng ta nhìn nhận một cách khách quan hơn về sự cần thiết và vai trò của việc phát triển các Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của các NHTM Việt Nam nói chung và Maritime Bank Hà Nội nói riêng. Maritime Bank Hà Nội cần có định hướng hoạt động và học hỏi kinh nghiệm của họ để thành công trong công cuộc đổi mới và phát triển dịch vụ ngân hàng của mình.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)