Khái quát hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Hà Nội 1 Kết quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải hà nội (Trang 26 - 31)

2.1.3.1 Kết quả kinh doanh:

Maritime Bank có các cổ đơng là doanh nghiệp Nhà nước lớn như VNPT, Tổng công ty Hàng Hải, Hàng Khơng… vẫn duy trì mối quan hệ gắn bó, là khách hàng truyền thống của Maritime Bank nói chung và Chi nhánh Hà Nội nói riêng.

Một loạt các chính sách đổi mới trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của trụ sở chính đối với các chi nhánh có sức hỗ trợ rất lớn như: quản lý tập trung phát triển tín dụng, cân đối vốn, chính sách lãi suất linh hoạt và bám sát thị trường, việc tổ chức quản lý, tuyển dụng nhân sự, tiền lương đảm bảo kịp thời và có chất lượng nên đã tạo điều kiện cho Chi nhánh phát huy được các thế mạnh vốn có để vượt qua thời điểm cực kỳ khó khăn và hồn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh trong năm 2010

Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng Tài sản 322.157,3 717.384,9 6.171.200,7 9.100.300,7 Tổng Thu nhập 40.269,65 102.483,4 1.823.240 6.516.716,3 Tổng Chi phí 31.020,2 82.237,9 610.045 4.238.034,5 Lợi nhuận trước thuế 9.249,45 20.245,5 1.213.195 2.278.681,8

Xét bảng trên ta thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả thơng qua Lợi nhuận trước thuế thu được qua các năm. Tổng tài sản từ năm 2008- 2009 tăng mạnh từ 717.384,9 lên 6.171.200,7 tăng 5.453.815,8 gấp 14 lần so với mức tăng từ 2007-2008. So với mức tăng lớn về Tổng thu nhập, Tổng các khoản chi phí ngân hàng bỏ ra lại tăng không đáng kể, ngân hàng thu được nguồn Lợi nhuận nhiều hơn. Đây thực sự là kết quả ấn tượng, đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và trên thế giới có nhiều biến động phức tạp.

2.1.3.2 Thực trạng một số hoạt động chủ yếu của Maritime Bank Hà Nội

* Tình hình huy động vốn

Năm 2010 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều yếu tố bất thường, giá cả các mặt hàng sắt, thép, xăng dầu, lương thực, thực phẩm biến động mạnh mẽ, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Hà Nội vừa có lợi thế là một trong những trung tâm kinh tế lớn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước, nhưng Hà Nội cũng chính là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách điều tiết thị trường tài chính của Chính phủ và NHNN,

đặc biệt là ngành Ngân hàng, chịu ảnh hưởng rất lớn do mặt bằng lãi suất huy động năm 2010 liên tục thay đổi do tình hình kinh tế năm 2010 cao, nhiều diễn biến phức tạp, Ngân hàng nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,75% lên 12% vào tăng 5/2010 và 14%/ năm vào tháng 7/2010, sau đó lại điều chỉnh giảm vào các tháng 10, 11, 12/2010 dẫn đến cuộc chạy đua về lãi suất giữa các Ngân hàng nhằm thu hút tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế (TCKT).

Cũng như các TCTD khác, các Chi nhánh của Maritime Bank trên địa bàn Hà Nội, việc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các Ngân hàng về vốn, mạng lưới, lãi suất, sản phẩm và thương hiệu ngày càng gay gắt nên việc bảo toàn được nguồn vốn huy động và phát triển kinh doanh, đảm bảo an toàn để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do Tổng Giám Đốc giao là một thách thức lớn đối với Maritime Bank Hà Nội trong năm 2010

Bảng 6: Tình hình huy động vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng Tài sản 322.157,3 717.384,9 6.171.200,7 9.100.300,7 Tổng nguồn vốn huy động 237.242,8 533.672,4 5.582.984,2 8.459.244,3 Huy động từ Dân cư 128.111,12 314.866,72 1.228.256,52 2.283.995,9 Huy động từ TCKTế 109.131,68 218.805,68 4.354.727,68 6.175.248,4

Mặc dù năm 2009 tình hình huy động vốn cực kì khó khăn do tình hình huy động vốn, lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng được điều chỉnh liên tục nhưng do chi nhánh vẫn cố gắng cung cấp tốt các dịch vụ tiện ích cho khách hàng đặc biệt là các dịch vụ phục vụ tại chỗ, nên đã tạo được sự ổn định về tiền gửi của khách hàng mà đặc biệt là các cổ đông lớn tăng từ khối khách hàng VNPT, Vinalines chiếm 78% tiền gửi, các khách hàng mới cũng được mở rộng nhu bảo hiểm bưu điện, Tài chính cơng đồn dầu khí. Năm 2010, Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2010 đạt 8.459.277,3triệu đồng tăng 51,52% so với cùng kỳ năm 2009.

Từ năm 2007-2008, huy động từ dân cư chiếm tỉ lệ 54% tổng nguồn vốn huy động tăng lên 59%. Nhưng đến năm 2009, tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 22% và tăng lên 27% ở năm 2010.

* Hoạt động cho vay

Bảng 7: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ

ĐVT: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2010 Tổng Dư nợ 320.864 460.190 3.050.513 5.343.009 Cho vay Cá nhân 38.503,68 59.824,7 518.587,21 1.015.171,71 Cho vay TCKTế 282.360,32 400.365,3 2.531.925,79 4.327.837,29 Nợ xấu 2,08% 6,49% 0,62% 0,47%

( Nguồn: Phịng kế tốn Maritime Bank- Hà Nội)

Việc phát triển tín dụng cá nhân khơng đạt chỉ tiêu đề ra bằng 57% so với kế hoạch là do năm 2010, tình hình lạm phát gia tăng, các thị trường bất động sản, chứng khoán, vàng, liên tục biến động rất lớn, cộng với cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ thế giới dẫn đến tâm lý của người dân không tốt, các giao dịch của thị trường bất động sản, chứng khốn, vàng ln biến

động thất thường và đầy rủi ro. Tuy nhiên tỉ trọng cho vay khách hàng cá nhân/ tổng dư nợ có sự tăng nhẹ qua các năm 12%, 13%, 17% và 19%.

Tổng số nợ xấu phát sinh trong năm 2010 là 9.180 triệu. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn ln cân đối tương ứng với kỳ hạn của nguồn vốn khả dụng, tín dụng trung dài hạn ln được giữ ở mức bình qn là 30% trên tổng dư nợ. Mặc dù tăng trưởng tín dụng là mục tiêu phát triển nhưng Maritime Bank luôn giữ nguyên tắc tăng trưởng tín dụng an tồn, giám sát đảm bảo chất lượng tín dụng tốt. Các khoản nợ nhóm II và nợ xấu chủ yếu là các khoản vay phát sinh trước năm 2009. Trong năm Maritime Bank đã thực hiện trích lập dự phịng theo đúng QĐ 493/2007-NHNN với tỷ lệ trích lập dự phịng chung tăng từ 0.075% lên 0.3%.

* Các hoạt động khác. Bảng 8: Kết quả hoạt động dịch vụ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 1.KD Ngoại tệ 322.899,04 636.111,11 1.603.000 4.505.430 2.TT quốc tế 39.982,15 78.929,92 344.091,09 712.178,33 3.Bảo lãnh 25.327,1 64.232,28 225.956,47 509.127,32 4.Dịchvụ thẻ 102.247 387.102,2 692.377 1.327.436,5 5. Dịch vụ Khác 219.375 276.378,2 377.342,4 632.627,4 Tổng thu dịch vụ 709.830,29 1.442.753,71 3.242.766,96 7.686.799,55

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP hàng hải hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)