Kết quả đánh giá độ tin cậy và phân tích EFA của thang đo sơ bộ

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 54 - 57)

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy và phân tích EFA của thang đo sơ bộ

3.3.2.1Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo các khái niệm được trình bày trong bảng Cronbach’s Alpha của các thang đo (Xem bảng 2.1,

phụ lục 2).

Kết quả cho thấy các thang đo ảnh hưởng xã hội, giá cả cảm nhận, thu nhập bình quân, nhận thức cá nhân và hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền đều đạt yêu cầu về hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: thấp nhất là 0.704 (hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền) và cao nhất là 0.748 (giá cả cảm nhận), tuy nhiên thang đo ảnh hưởng xã hội có hệ số Cronbach’s Alpha thấp và không đạt yêu cầu (0.503 < 0.6). Biến quan sát của thang đo ảnh hưởng xã hội có hệ số tương quan biến – tổng thấp (<0.30), đó là biến XH1 (Theo tơi, hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền là do văn hóa truyền thống của một quốc gia; tương quan biến tổng = 0.003). Hơn nữa, xét về mặt nội dung của ảnh hưởng xã hội sẽ không bị vi phạm khi loại biến này. Vỉ vậy, biến quan sát XH1 sẽ bị loại và tiến hành kiểm định lại hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho thang đo ảnh hưởng xã hội. Kết quả được trình bày trong bảng kết quả Cronbach’s Alpha các thang đo khi loại biến XH1.

3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp trích principal axis factoring với phép quay vng góc varimax được sử dụng trong các phân tích EFA. Kết quả EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu về nhân tố trích, phương sai trích đạt được và trọng số nhân tố.

Phân tích nhân tố thang đo các biến độc lập:

Với giả thuyết đặt ra trong phân tích này là giữa 15 biến quan sát trong tổng thể khơng có mối tương quan với nhau. Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy giả thuyết này bị bác bỏ (sig = 0.000); hệ số KMO là 0.664 (> 0.5) (Xem bảng 2.1, phụ lục 2). Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp.

Phương pháp trích nhân tố principal component, phép quay Varimax cho phép trích được bốn nhân tố từ mười lăm biến quan sát. Kết quả phân tích EFA cho thấy với các thang đo đều đạt yêu cầu về nhân tố trích, phương sai trích được là 61,165% (đạt yêu cầu (> 50%)) và bốn yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.374. (Xem bảng 2.2, phụ lục 2)

Phân tích nhân tố thang đo biến phụ thuộc:

Kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích nhân tố cho thấy biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau, với (sig = 0.000) và hệ số KMO là 0.670 (>0.5)(Xem bảng 2.3, phụ lục 2). Phương pháp trích nhân tố cho thấy có một nhân tố trích được với tổng phương sai trích TVE là 62.872 % và yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.886 (Xem bảng 2.4, phụ lục 2). Vì vậy kết quả EFA cho thấy thang đo của biến phụ thuộc đạt yêu cầu.

Như vậy, sau khi thực hiện phân tích nhân tố ta có thang đo của 5 khái niệm nghiên cứu sau đây sẽ được sử dụng để tiến hành nghiên cứu chính thức:

Ảnh hưởng xã hội được đo lường bởi 3 biến quan sát:

XH1: Theo tôi, hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền được khuyến khích bởi xã hội.

XH2: Theo tôi, kiến thức về hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền không được phổ biến trong xã hội.

XH3: Theo tôi, hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền là hành vi không phạm tội.

Giá cả cảm nhậnđược đo lường bởi 4 biến quan sát:

Gia1: Sản phẩm vi phạm bản quyền có giá rẻ và phù hợp với khả năng chi trả.

Gia2: Đặc tính của sản phẩm vi phạm bản quyền được mong đợi hơn giá Gia3: Giá của sản phẩm vi phạm bản quyền linh hoạt.

Gia4: Giá đóng vai trị quan trọng khi đưa ra quyết định mua của tơi.

Thu nhập bình qn được đo lường bởi 4 biến quan sát:

TN1: Theo tơi, dù nền kinh tế có phát triển cũng khơng làm giảm hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

TN2: Theo tơi, khi nền kinh tế trì trệ sẽ làm gia tăng hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

TN3: Theo tơi, chính sách bình ổn giá khơng làm giảm hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

TN4: Theo tơi, người có thu nhập thấp thường mua sản phẩm vi phạm bản quyền

Nhận thức cá nhân được đo lường bởi 4 biến quan sát:

NT1: Theo tôi, hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền được chấp nhận về phương diện đạo đức.

NT2: Theo tôi, chất lượng của sản phẩm vi phạm bản quyền vẫn khá tốt. NT3: Tôi hiểu biết rõ về sản phẩm đang tiêu dùng là sản phẩm vi phạm bản quyền hay không.

Hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền được đo lường bởi 3 biến quan sát:

HVM1: Tôi vẫn tiếp tục mua nhiều sản phẩm vi phạm bản quyền.

HVM2: Tơi có dự định sẽ mua sản phẩm vi phạm bản quyền miễn nó đáp ứng nhu cầu của tơi.

HVM3: Tơi mong đợi mua vài mua sản phẩm vi phạm bản quyền.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w