.7 Kết quả phân tích ANOVA về độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 75 - 78)

Mơ hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. 1 Hồi quy Phần dư 17.201 4 4.300 85.511 .000a 13.779 274 .050 B 1 .745a .555 .549 .22425

Tổng 30.980 278

4.3.3.2 Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố

Với việc xác định được các yếu tố có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh. Bước tiếp theo sẽ đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Theo kết quả bảng 4.4 cho thấy, yếu tố giá cả cảm nhận có tác động mạnh nhất đến hành vi mua (β = 0.429), tiếp theo là yếu tố ảnh hưởng xã hội (β = 0.327) và cuối cùng là yếu tố nhận thức cá nhân (β = 0.221).

Giá cả của sản phẩm có bản quyền vẫn cịn rất cao và khơng có sự chia sẻ chi phí từ nhà sản xuất thì yếu tố giá của sản phẩm vi phạm bản quyền đang đóng vai trị quyết định đến hành vi mua, khi xã hội khuyến kích và chấp nhận việc mua hàng hố bất hợp pháp thì người tiêu dùng sẽ khơng có gánh nặng tâm lý khi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Các quy tắc mang tính thói quen của hành vi được chờ đợi hoặc có thể chấp nhận được thì thái độ đối với sản phẩm vi phạm bản quyền sẽ tích cực hơn. Mối quan hệ giữa tỷ lệ vi phạm bản quyền và thu nhập bình quân của một quốc gia là phi tuyến nên tác động của nền kinh tế là khơng có.

4.3.3.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó và phản ánh sự tác động của các yếu tố lên hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Kiểm định giả thuyết dựa vào bảng 4.4 cho thấy:

β1 = 0.327 (sig. < 0.05): chấp nhận giả thuyết H1, nghĩa là Tác động của người tiêu dùng khác đã mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng đó càng cao.

β2 = 0.429 (sig. < 0.05): chấp nhận giả thuyết H2, nghĩa là Người tiêu dùng cảm nhận giá rẻ của sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao.

β3 = 0.059 (sig. > 0.05): bác bỏ giả thuyết H3, nghĩa là Thu nhập bình quân của người tiêu dùng càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng giảm.

β4 = 0.221 (sig. < 0.05): chấp nhận giả thuyết H4, nghĩa là Thái độ tích cực đối với sản phẩm vi phạm bản quyền của người tiêu dùng càng cao thì việc mua sản phẩm vi phạm bản quyền càng cao.

Kết quả của Ahasanul, Sabbir và Ali (2009) được thực hiện ở Malaysia cùng chủng tộc Châu Á với Việt Nam cho thấy có sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng xã hội, giá cả cảm nhận, thu nhập bình quân và nhận thức cá nhân đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, kết quả của bài nghiên cứu này lại không cho kết quả tương tự, yếu tố thu nhập bình qn khơng có tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Sự khác nhau này có thể được giải thích là do nhận thức và niềm tin về thu nhập bình quân ở các đối tượng khảo sát là khác nhau khiến cho thu nhập bình qn khơng có tác động đến hành vi mua. Khi khảo sát ở khu vực TP. Hồ Chí Minh, trung bình của thang đo thu nhập bình qn là N = 3.1 và người tham gia tỏ ra mơ hồ, ngập ngừng khi được hỏi về mức độ phát triển, chính sách ở tầm vĩ mơ (chính sách bình ổn) của nền kinh tế.

4.4 Kiểm định sự khác biệt về hành vi mua sản phẩm vi phạm bảnquyền ở các nhóm giới tính và độ tuổi. quyền ở các nhóm giới tính và độ tuổi.

4.4.1 Giới tính

Để kiểm định sự khác nhau về trung bình của hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền ở nam và nữ ta dùng phép kiểm định T-test mẫu độc lập.

Kết quả kiểm định F có giá sig.= 0.606 > 0.05 có nghĩa phương sai của mẫu (nam và nữ) bằng nhau (Xem bảng 6.2, phụ lục 6). Kiểm định t có sig. = 0.027 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt giữa trung bình hai đám đơng. Hay nói cách khác có sự khác biệt về hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền của nam và nữ. Trong đó giá trị mean của nữ (4.0977) > giá trị mean của nam (4.0082) qua đó nữ mua sản phẩm vi phạm bản quyền nhiều hơn nam (Xem

bảng 6.1, phụ lục 6). Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Wah-

Leung Cheung và Gerard Prendergast (2006). Tuy nhiên, tùy vào từng chủng loại của sản phẩm vi phạm bản quyền mà sự khác biệt về giới tính sẽ được xác định.

Do đó, giả thuyết H5a được chấp thuận, có sự khác biệt hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền ở nam và nữ tại TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w