Kiến nghị đối với cơ quan quản lý 84

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 95 - 96)

………….72 Chương 5 : KẾT LUẬN

5.5 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý 84

Nhân tố hỗ trợ Chính phủ có tác động tích cực đến việc chống vi phạm bản quyền trong đời sống xã hội. Do đó để thúc cho việc phịng chống vi phạm bản quyền có hiệu quả, các cơ quan nhà nước cần phải có những chủ trương, chính sách và định hướng cụ thể:

5.5.1 Quan điểm pháp lý

Thực thi pháp luật nhắm mục tiêu vào các nhà bán lẻ hàng nhái có thể khơng giải quyết được tồn bộ vấn đề. Theo phản ánh trong nghiên cứu này, các gốc của vấn đề xuất phát từ sự tự nguyện của người tiêu dùng mua hàng giả. Tổng cục Hải quan Việt Nam cần tăng cường tuần tra và truy tố các "người mua".

Thực tế hiện nay, rất nhiều công ty kinh doanh, cá nhân khi bị vi phạm còn ngại ngùng, rụt rè và sợ phiền toái trong việc bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Điều đó đã vơ tình tiếp tay cho các vi phạm bản quyền. Mặc dù Nhà nước đã có những quy định xử phạt đối với hiện tượng này nhưng Luật Xuất bản hiện nay còn chưa đủ sức mạnh pháp chế mạnh đối với các trường hợp vi phạm bản quyền. Thực tế mức phạt hành chính đối với những đối tượng vi phạm hiện chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng nên họ vẫn quá lãi so với nguồn thu từ sách, băng đĩa lậu, Theo GS.TS, Luật gia Nguyễn Vân Nam cho rằng, cần phải có những hình thức xử phạt từ cao tới thấp, từ phạt vi phạm hành chính, xử lý dân sự đến hình sự. Ngay cả mức phạt hành chính bằng tiền cũng nên tăng cao hơn nhiều so với mức đang áp dụng. Nếu 1 công ty kinh

doanh vi phạm bản quyền mà bị phạt với mức hàng trăm triệu tới hàng tỷ đồng thì mức răn đe sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Cá biệt với những trường hợp tái phạm nhiều lần với mức độ nghiêm trọng và gây thiệt hại nhiều cho người bị vi phạm thì cần có các biện pháp chế tài mạnh mẽ để mang tính răn đe cao.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi thì hơn ai hết chính các cơng ty, cá nhân bị vi phạm bản quyền cũng phải xem việc phát hiện, khởi kiện các đơn vị cố tình vi phạm luật bản quyền khơng chỉ là vì quyền lợi cho cá nhân mình mà cịn vì trách nhiệm xã hội.

5.5.2 Quan điểm giáo dục

Chúng tơi đề nghị chính phủ nên thực hiện các chiến dịch vĩ mô để giáo dục công chúng về những hậu quả kinh tế và xã hội tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, họ nên nhắm vào người tiêu dùng ở độ tuổi từ 18 đến 25 và làm cơng việc văn phịng. Khi người tiêu dùng nhận ra rằng họ cũng có thể trở thành nạn nhân trực tiếp, họ sẽ do dự nhiều hơn để mua nhãn hiệu vi phạm bản quyền.

Có lẽ Việt Nam có thể học hỏi từ Singapore. Chính phủ Singapore vừa sản xuất một đoạn video mười phút với một nhân vật màn ảnh được yêu thích "Liang-Po-Po" để dùng trong thành phố và giáo dục đạo đức trong trường học Singapore. Đoạn video cũng có một phân đoạn từ loạt truyền hình Crimewatch tái hiện lại một cuộc đột kích của cảnh sát đối với một cửa hàng bán các nhãn hiệu vi phạm bản quyền (StraitsTimes, 1999). Ngoài việc nâng cao ý thức cộng đồng, những nỗ lực giáo dục cũng gửi đi thông điệp rằng mua nhãn hiệu vi phạm bản quyền củng ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng cuối cùng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w