Phương pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 57 - 60)

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4 Phương pháp chọn mẫu và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu chính thức

3.4.1 Cách thức chọn mẫu

Như đã trình bày ở phần thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu chính thức được áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác xuất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tác giả tiến hành phỏng vấn những người tiêu dùng tại giảng đường các trường đại học, đồng nghiệp và bạn bè của tác giả có các đặc điểm phù hợp với yêu cầu nghiên cứu (đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh trên 18 tuổi, tự nguyện tham gia phỏng vấn), thời gian phỏng vấn dự kiến trong vòng 30 – 45 ngày. Tác giả tiếp cận những người tiêu dùng trên, giới thiệu tóm tắt với họ về đề tài nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và mời họ tham gia phỏng vấn. Những người phù hợp với tiêu chí đồng ý tham gia một cách tự nguyện sẽ được chọn vào mẫu cho đến khi đủ cỡ mẫu.

3.4.2 Cỡ mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998) phân tích hồi quy bội (MLR) thì kích thước tối thiểu từ 100 đến 150. Tabachnick và cộng sự (2001) thì đưa ra cơng thức tính mẫu là N>50 + 8m (với m là số biến độc lập). Theo Bollen (1989) chọn mẫu bằng cách lấy kích thước của mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số

cần ước lượng. Hoelter (1983) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 200 (Trích từ Nguyễn và Nguyễn, 2002).

Hair & cộng sự (2006, trích trong Nguyễn Đình Thọ, 2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/đo lường là 5:1. Cỡ mẫu càng lớn thì độ chính xác của thơng tin càng cao.

Trong nghiên cứu định lượng chính thức, số lượng biến quan sát đưa vào phân tích EFA là 18, số lượng biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu là 4. Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức là 279, phù hợp với điều kiện về kích thước mẫu cho phân tích EFA và hồi quy bội theo các lý thuyết nêu trên. Để có được 279 mẫu hợp lệ, số bảng câu hỏi đã phát ra là 343 bảng.

3.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

3.4.3.1Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo để thu thập dữ liệu

Thang đo được sử dụng ở đây là thang đo Likert 5 điểm từ mức 1: “Hồn tồn khơng đồng ý” tới mức 5: “Hồn tồn đồng ý ”. “ Thang đo Likert là loại thang đo trong đó có một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó ” (Nguyễn, 2007). Do đó thang đo Likert sẽ phù hợp với nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn sử dụng thang đo định danh và thang đo thứ bậc để lấy một số thơng tin độ tuổi và giới tính của người tiêu dùng.

3.4.3.2 Phỏng vấn thu thập dữ liệu

Có ba kênh được lựa chọn lấy mẫu để phỏng vấn đó là: các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đồng nghiệp và cuối cùng là bạn bè của tác giả.

Cách phát bảng câu hỏi: Sau khi kiểm tra một lần nữa khẳng định người tham gia thỏa mãn các điều kiện đặt ra, tác giả đưa ra bảng câu hỏi khảo sát

(Phụ lục 2) đồng thời giải thích các khái niệm trước và hướng dẫn cách lựa chọn câu trả lời tương ứng với 5 mức độ đồng ý. Khi người tham gia đã sẵn sàng thì tác giả phỏng vấn trực tiếp họ với bảng câu hỏi sẵn có, người tham gia lựa chọn câu trả lời, thời gian cho mỗi đối tượng khoảng 10 -15 phút.

3.4.4 Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu khi được thu nhập sẽ được làm sạch, mã hóa, nhập liệu để sử dụng cho phân tích dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS. Các bước phân tích được tiến hành như sau:

• Thống kê mơ tả dữ liệu

• Kiểm định độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha)

• Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

• Phân tích hồi quy tuyến tính bội

• Kiểm định T-test và ANOVA

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3 đã trình bày về quy trình nghiên cứu, xây dựng thang đo cho 5 khái niệm nghiên cứu gồm Ảnh hưởng xã hội, Giá cả cảm nhận, Thu nhập bình quân, Nhận thức cá nhân và Hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền. Một nghiên cứu định lượng sơ bộ được tiến hành với 106 mẫu khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ thang đo và kết quả được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi chuẩn bị cho nghiên cứu định lượng chính thức. Ngồi ra, trong chương 3 cịn trình bày phương pháp chọn mẫu và phương pháp xử lý dữ liệu.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hành vi mua sản phẩm vi phạm bản quyền tại TPHCM (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w