Một số quốc gia Đông Nam Á:

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam và các nước Quản trị nhà hàng, quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Trang 101 - 103)

Bài 2 : ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

3.1. Tập quán và khẩu vị ăn uống khu vực Châ uÁ

3.1.1.5. Một số quốc gia Đông Nam Á:

Thái Lan

Theo tiếng Thái, Thái Lan có nghĩa là "xứ sở của tự do". Thủ đô Bangkok nghĩa là "thành phố của những thiên thần" trung tâm chính trị, thương mại, cơng nghiệp và văn hóa. Trải qua 800 năm lịch sử, Thái Lan có thể tự hào là quốc gia duy nhất ở Đơng Nam Á khơng bị thực dân hố. Người Thái có truyền thống tơn sùng hoàng gia và thanh niên trên hai mươi tuổi một lần trong đời phải quy y tại chùa từ vài ngày đến một tháng. Thái Lan có khí hậu nhiệt đới với ba mùa đặc trưng: mùa nóng và khơ, mùa mưa và mùa mát. Tơn giáo: tín đồ Phật giáo chiếm ưu thế với khoảng 95% dân số là Phật tử, ngồi ra cịn có Hồi Giáo (4%) và các tơn giáo khác (1%). Với vị trí thuận lợi, Thái Lan có cảnh quan rất đa dạng gồm đồng bằng, cao nguyên, rừng nhiệt đới. Nguồn thực vật vô cùng phong phú là môi trường sống cho động vật hoang dã (như: voi, hổ, gấu, báo, bị rừng...) và hàng ngàn chủng loại cơn trùng và thủy sản.

Như các dân tộc Châu Á khác, cơm là loại lương thực chính của người Thái. Tuy nhiên, vùng Trung tâm và phía Nam thường dùng gạo tẻ, cịn phía Bắc thường dùng gạo nếp. Các món ăn của người Thái có nhiều gia vị nên có tính nóng, trong đó ớt và cà ri được dùng phổ biến, ngồi ra cịn có hành, tỏi, gừng, riềng, me, bạc hà... Các loại thịt được sử dụng thường xuyên là thịt heo, thịt bò và thịt gà.

Món ăn nổi tiếng của người Thái là lẩu tôm thập cẩm với tôm là chủ đạo, kèm với thịt gia cầm hoặc các loại hải sản khác, dùng chung với hẹ tây, ớt, rau ngò. Cà ri xanh là món cà ri gà hoặc bị nhưng có màu xanh lục vì ngấm nước ép rau ngị, được nấu với nước dừa. Một món ăn nổi tiếng của người Thái là som tam, một loại gỏi trộn gồm có đu đủ xanh, cà chua, tỏi, ớt, tôm khô, nước mắm và nước chanh. Người Thái cũng chế biến từ quả chuối thành 20 loại thức ăn tráng miệng khác nhau như: kluay

Trang 97 cap (chuối chiên tẩm đường và muối), kluay buat chili (chuối chine tẩm nước cốt dừa), kluay ping (chuối chiên tẩm nước đường)...

Dừa cũng rất phổ biến trong nhiều món ăn với nhiều cách chế biến khác nhau như món: sangkha-yaa ma-phrao (dừa chế biến với sữa, trứng), ta-koh (món thạch làm với kem dừa)...

Bia thường được sử dụng là bia Singha, Amarit và Kloster, trong đó Singha là phổ biến nhất. Sang Thip là một loại rượu rum do người Thái chế biến từ mía.

Món dừa sữa trứng nhồi vỏ bí đỏ là một món ăn đặc trưng của người Thái. Người ta dùng bí bỏ nhỏ để nhồi và hấp chín. Khi ăn, quả bí được xẻ thành từng miếng nhỏ, dùng trong bữa trà xế. Món hủ tíu tơm cua nấu trong niêu đất được ăn ngay lúc nóng sốt với rau húng. Món chả cá nướng được ăn kèm với dưa leo muối dưa. Món xơi xồi là một sự kết hợp giữa thức ăn mặn và trái cây: nắm xôi được đặt trong đĩa trên những lát xồi thái mỏng rất hấp dẫn. Món thịt nướng của người Thái cũng được xiên que nướng như ở Việt Nam. Món mì trai cà ri được dọn trong tơ với phần mì sợi lót dưới và vài con trai còn nguyên vỏ bên trên, ăn với bất kỳ loại rau nào theo sở thích của thực khách.

Người Thái dùng muỗng và nĩa trong bữa ăn. Ở một số vùng phía Bắc, người ta ăn cơm nếp đồ trong chõ bằng cách bốc tay. Trong các gia đình gốc Hoa thì thường sử dụng đũa để gắp thức ăn. Khách mời trong các bữa ăn cũng được chủ nhà nài ép ăn càng nhiều càng tốt. [12, 77-78]

Campuchia:

Vương quốc Campuchia nằm nối liền với Vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đơng. Ngơn ngữ chính thức của campuchia là tiếng Khmer, thuộc nhóm MơnKhmer trong hệ Nam Á. Đặc điểm địa hình nổi bật của Campuchia là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia.

Văn hóa Campuchia mang đậm dấu ấn của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ đặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo (trên 90% người dân Campuchia là Phật tử). Suốt chiều dài lịch sử của Campuchia các luồng tư tưởng tôn giáo này chi phối cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống cả vật chất lẫn tinh thần. Từ những cơng trình kiến trúc nguy nga lộng lẫy nổi tiếng thế giới như quần thể

Trang 98 Angkor - di sản văn hóa thế giới cho đến các kiến trúc nhà ở, trường học; từ những điệu nhảy truyền thống trong các ngày lễ hội trọng đại của quốc gia cho đến những bài hát ru con ngủ của các bà các mẹ cũng đậm đà "hương vị" của tôn giáo. Đây là một trong những đất nước mà người dân có một niềm tin vào tơn giáo mạnh mẽ, đạo Phật ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân Campuchia từ các chuẩn mực đạo đức xã hội cho đến cách ứng giữa các thành viên trong gia đình

Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Hầu như mỗi bữa ăn đều có cơm. Các món khác như cari, súp hoặc khoai tây chiên thường là các món chính đi kèm khá phổ biến. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm. Hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo, các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi... Ngồi gạo, người Campuchia cịn sử dụng nếp để chế biến ra các món xơi và cơm lam. Xơi thường đi kèm sầu riêng như là một món tráng miệng cịn cơm lam thường dùng như là một món thay thế cơm cho người nông dân làm ruộng khi mà họ khơng có thời gian chế biến.

Một số món ăn, thức ăn nổi tiếng: Tomyam – gỏi đu đủ bào; Đường thốt nốt; chè thốt nốt; gỏi sầu đâu trộn chung với khô (khô mực, khô cá, khô nai) xé nhỏ; Đặc biệt là côn trùng chiên - loại thức ăn giàu đạm phổ biến ở Campuchia. Thức uống phổ biến là nước thốt nốt, rượu thốt nốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa ẩm thực Việt Nam và các nước Quản trị nhà hàng, quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)