Bảng 6 Các lưu ý trong bảo quản CCDC nhà hàng và cơ sở kinh doanh DVAU
4. Các phương pháp định giá khác
Phương pháp định giá lấy nhu cầu làm trung tâm (định giá theo người mua) 4.1.
Giá là sự cảm nhận về giá trị của người mua, chứ không phải là chi phí của người bán Phương pháp này áp dụng cho các mặt hàng cao cấp, cổ vật – lúc này người mua tuỳ vào cảm nhận cá nhân về giá trị của hàng hoá mà ra giá
Hoặc doanh nghiệp có thể lợi dụng phương pháp này bằng cách xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, của sản phẩm ở mức giá trị cao và bán thấp hơn để chiêu dụ người tiêu dùng. Định giá dựa trên cơ sở cảm nhận của khách hàng về giá trị của thương hiệu, sản phẩm, lấy nhận thức của khách hàng về giá trị và sự thoả mãn của khách hàng làm trọng tâm định giá
Phương pháp định giá lấy cạnh tranh làm trung tâm (định giá dựa vào cạnh 4.2.
tranh)
Khi định giá món ăn có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá bán của đối thủ cạnh tranh. Điều này hoàn toàn được quyết định tùy theo mục đích của bạn.
Chiến lược định giá lấy cạnh tranh làm trung tâm là quyết định giá bán của mình tùy theo giá bán của nhà hàng, quán ăn cùng lĩnh vực, ngành nghề, phân khúc của mình để thu được lợi nhuận hợp lý và tránh rủi ro.
Một biến thể của chiến lược định giá lấy cạnh tranh làm trung tâm đó là chiến lược định giá theo phương pháp “giá thành biến động” thường được áp dụng ở những quán có nguồn vốn dồi dào, tiềm lực ổn định, tức là sẵn sàng chịu lỗ hoặc bán hịa vốn, khơng thấp
63
HỌC PHẦN: KINH DOANH NHÀ HÀNG VÀ DỊCH Ụ ĂN UỐNG
hơn giá mua nguyên liệu là được. Đây cũng được coi là một trong những phương pháp cạnh tranh giành giật vị thế trên thị trường đã được KFC áp dụng rất thành công tại Việt Nam.
Tuy nhiên chiến lược này không lấy giá thành làm trung tâm mà cũng không tính tới ý kiến của khách hàng nên chỉ có tính chất nhất thời chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như thu hút sự chú ý của khách hàng với nhà hàng mới hoặc nhằm triệt hạ đối thủ cạnh tranh. Đây là con dao hai lưỡi mà các chủ nhà hàng cần tính tốn kỹ trước khi sử dụng.