Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu

Một phần của tài liệu đẩy mạnh nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư công nghiệp qp (Trang 85 - 87)

- Đa dạng hóa hình thức nhập khẩu, trong đó tăng cường nhập khẩu trực tiếp để tăng doanh thu và lợi nhuận.

3.2.5. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu

Chi phí nhập khẩu là nhân tố quan trọng cấu thành giá thành của hàng hoá, quyết định giá bán hàng hoá, doanh thu và lợi nhuận. Chi phí tăng cao sẽ đẩy giá bán của hàng hoá lên cao hoặc giảm lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, việc giảm chi phí là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Chi phí kinh doanh nhập khẩu bao gồm: Chi phí mua hàng; chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa; chi phí quản lý; chi phí bán hàng… Để giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu, công ty cần có các biện pháp để giảm các chi phí nêu trên.

Chi phí mua hàng

Có thể giảm chi phí mua hàng bằng cách nghiên cứu kỹ nguồn hàng, tìm kiếm nguồn hàng tin cậy, chất lượng phù hợp với yêu cầu của công ty và giá cả phải chăng. Thiết lập mối quan hệ gắn bó thân thiết với các đơn vị nguồn hàng cũng giúp cho công ty có nguồn cung cấp hàng ổn định với giá cả thích hợp. Tuy nhiên, công ty không nên chỉ mua hàng của một nhà cung cấp nào đó mà cần có mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp, để có sự lựa chọn tối ưu và tránh được sức ép tăng giá từ

nhà cung cấp.

Chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa

Tùy vào đặc điểm của từng loại hàng hóa và vị trí địa lý của quốc gia đối tác mà công ty lựa chọn phương thức vận chuyển hợp lý. Nếu vị trí nguồn cung cấp hàng ở quốc gia đối tác gần với biên giới Việt Nam và gần với địa điểm các kho hàng của công ty, công ty có thể chọn phương thức vận chuyển bằng đường bộ. Trong các trường hợp còn lại, vận chuyển bằng đường biển là lựa chọn tối ưu. Khi lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường biển, cần xem xét khối lượng và kích thức hàng hóa, tần suất nhập hàng để lựa chọn phương thức thuê tàu thích hợp. Có thể lựa chọn thuê tàu chuyến, tàu chợ hoặc tàu định hạn. Sau khi hàng được xuất đi từ nước đối tác, cần phải theo dõi lịch trình tàu chạy và tính toán thời gian để có kế hoạch nhận hàng và bố trí phương tiện vận tải phù hợp đến vận chuyển hàng từ cảng về kho của công ty, tránh tình trạng lưu kho, lưu bãi, gây tốn kém chi phí.

Đối với những mặt hàng nhập khẩu ủy thác, công ty cần tính toán để hàng nhập về đúng tiến độ giao hàng cho doanh nghiệp ủy thác, tránh phải bảo quản hàng nhiều ngày sau đó.

Chi phí quản lý

Trong chi phí kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, chi phí quản lý cũng là bộ phận không thể thiếu được. Chi phí quản lý hiện đang chiếm tỷ lệ khá lớn trong chi phí kinh doanh nhập khẩu của công ty. Nguyên nhân là do bộ máy quản lý còn khá cồng kềnh, trong công tác quản lý còn nhiều thủ tục rườm rà nên chưa đạt hiệu quả cao. Để giảm được chi phí quản lý, công ty cần tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt hơn, cắt giảm những thủ tục không cần thiết. Đồng thời, công ty cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kinh doanh nhập khẩu.

Ngoài việc giảm các chi phí cấu thành nên chi phí kinh doanh nhập khẩu, công ty cần xây dựng ý thức tiết kiệm trong toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty. Tiết kiệm chi phí là vấn đề đặt ra cho toàn doanh nghiệp từ người lãnh đạo cấp cao đến nhân viên cấp dưới, đòi hỏi phải được các thành viên trong công ty cùng quan tâm đến. Tiết kiệm chi phí không có nghĩa là cắt giảm các khoản chi phí mà giảm những khoản phí không cần thiết. Công ty nên xây dựng ý thức tiết kiệm trong toàn công ty, để mỗi bộ phận nhận rõ rằng ý thức tiết kiệm cho công ty là tiết kiệm cho bản thân mỗi người và cho sự phát triển bền vững của công ty.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư công nghiệp qp (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w