Những hạn chế

Một phần của tài liệu đẩy mạnh nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư công nghiệp qp (Trang 71 - 75)

III Các sản phẩm kinh tế 296,177 7,445,958 595,385 13,509,

2.3.2.1. Những hạn chế

Hạn chế về công tác nghiên cứu thị trường

Công tác nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp quốc phòng nói chung và Công ty TNHH MTV Vật tư Công nghiệp quốc phòng nói riêng. Sản phẩm nhập khẩu của công ty rất đa dạng. Công ty vừa nhập khẩu các sản phẩm kinh tế đơn thuần, lại vừa nhập khẩu các hàng hóa mang tính “lưỡng dụng”, nghĩa là vừa có thể phục vụ cho nền kinh tế quốc dân lại vừa có thể phục vụ cho sản xuất công nghiệp quốc phòng. Một số mặt hàng trong nhóm hàng hóa “lưỡng dụng” không phải là các mặt hàng được tự do kinh doanh trên thị trường mà thuộc loại hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Hơn nữa, đối với các loại hàng hóa này, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có và ở các nước có loại hàng hóa này thì không phải nước nào cũng sẵn sàng bán cho công ty. Vì thế, khi nghiên cứu thị trường đầu vào cần chú ý nghiên cứu kỹ chính trị, luật pháp, chính sách đối ngoại của quốc gia xuất khẩu đối với Việt Nam. Nghiên cứu thị trường đầu ra cũng cần phải tìm hiểu kỹ xem khách hàng có đủ điều kiện về mặt pháp luật để kinh doanh các mặt hàng của công ty hay không. Bên cạnh đó, nhu cầu về các loại hàng hóa đặc biệt của các doanh nghiệp quốc phòng cũng như nhu cầu về các sản phẩm kinh tế của các doanh nghiệp thương mại khác khá đa dạng và thường xuyên có sự thay đổi. Điều này đòi hỏi công ty phải thực hiện công tác nghiên cứu thị trường thường xuyên, liên tục để nắm bắt được tất cả các nhu cầu của thị trường đầu ra, khả năng cung cấp hàng hóa của thị trường đầu vào cũng như các điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật của quốc gia xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của công ty trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng đúng mức, công ty chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu, dự báo thị trường và hệ thống thu thập thông tin hiện đại, chính xác. Trong thời kỳ kinh tế biến động mạnh mẽ như hiện nay, thường có cơn sốt nóng và sốt lạnh về hàng hoá. Khi công ty không chú trọng tìm hiểu điều này và không dự báo được thị trường trong thời gian sau đó thì có thể dẫn tới suy thoái, vì có thể ở thời điểm này nhu cầu của khách

hàng là lớn, giá lên cao, những từ khi ký hợp đồng đến khi nhập hàng thì phải mất vài tháng, lúc đó có thể nhiều nhà kinh doanh khác cũng nhập khẩu mặt hàng này khiến cho giá giảm nhanh, gây lỗ hoặc tồn đọng hàng không tiêu thụ được. Về thị trường cung cấp, hiện nay phần lớn sản phẩm nhập khẩu của công ty được nhập từ bốn quốc gia: Trung Quốc, Nga, Ucraina, Đài Loan. Các nhà cung cấp của công ty ở các quốc gia này đều là những bạn hàng truyền thống của công ty. Công ty chưa chú trọng đến việc tìm kiếm, lựa chọn các đối tác mới, do đó dẫn đến việc mất một phần thị trường bởi sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty mới gia nhập thị trường kinh doanh quốc tế. Mặt khác cũng phải thấy rằng, sự hạn chế về về nguồn hàng sẽ là giảm sự phong phú về mặt hàng, đôi khi còn là sự bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt.

Về phương pháp nghiên cứu thị trường, công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn là chủ yếu, thông qua các bài đăng trên các báo điện tử, các tạp chí kinh tế, tạp chí công nghiệp quốc phòng xuất bản định kỳ, các niên giám thống kê... Thông tin từ những nguồn này thường có độ trễ về thời gian, đôi khi không thật sự hữu ích cho công ty.

Hạn chế về vốn cho hoạt động nhập khẩu

Đối với các doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn kinh doanh và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, công ty đang tiến hành nhập khẩu khá đa dạng các mặt hàng: Nguyên liệu để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất quốc phòng và các ngành khác như cơ khí, đóng tàu… Hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng này thường có giá trị cao nên nhu cầu vốn để nhập khẩu các mặt hàng này là khá lớn. Tuy nhiên, số vốn hiện có của công ty còn hạn chế nên công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn. Việc vay vốn ngân hàng làm phát sinh chi phí lãi vay, tăng chi phí kinh doanh và giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải khéo léo giải quyết bài toán khó về huy động vốn.

Ngoài ra, nguồn ngoại tệ dành cho nhập khẩu của công ty chủ yếu là ngoại tệ vay ngân hàng hoặc được mua bằng đồng nội tệ. Hình thức huy động vốn này làm

tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa do công ty phải chịu mức chênh lệch trong thu mua ngoại tệ hoặc mức lãi vay cao hơn khi vay bằng đồng ngoại tệ, đây cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí và giảm hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa.

Năng lực cạnh tranh của công ty còn yếu

Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng tương tự như mặt hàng nhập khẩu của công ty.

Đối với nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, hiện nay chỉ có hai công ty được phép kinh doanh mặt hàng này, đó là Công ty TNHH MTV Vật tư Công nghiệp quốc phòng và Tổng công ty công nghiệp Hóa chất mỏ - Vinacomin. Tuy chỉ có một đối thủ cạnh tranh duy nhất nhưng đối thủ này lại có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn hẳn so với công ty: có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, có hình ảnh và uy tín trên thương trường, hoạt động kinh doanh được tổ chức tốt nên tối ưu được chi phí đầu vào… Do năng lực cạnh tranh của công ty còn yếu nên thị phần của công ty còn rất nhỏ so với thị phần của đối thủ.

Đối với vật tư kinh tế và vật tư quốc phòng khác, do số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp các mặt hàng này cho thị trường ngày càng nhiều nên cường độ cạnh tranh ngày càng cao. Các đối thủ đưa ra nhiều chiến lược cạnh tranh hợp lý nên đã giành giật được thị phần của công ty. Công ty cần tìm các biện pháp để tăng năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng thị phần thì mới tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu.

Hạn chế về hoạt động tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu

Thị trường đầu ra của công ty là các doanh nghiệp sản xuất quốc phòng và những công ty thương mại khác ở trong nước. Hoạt động tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty còn bộc lộ một số hạn chế trong chính sách định giá, dịch vụ trong và sau khi bán và các hoạt động xúc tiến thương mại khác. Chính sách định giá của công ty chưa thực sự linh hoạt nên chưa tạo được lợi thế cạnh tranh bằng giá cả so với đối thủ cạnh tranh, dẫn đến kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu của công ty chưa tốt. Ngoài ra, công ty chưa chú trọng đến các hoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng và các hoạt động xúc tiến thương mại, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết

quả tiêu thụ hàng nhập khẩu.

Hạn chế về một số khâu trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu

- Phương thức thanh toán:

Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán L/C trả ngay, với giá trị mỗi hợp đồng khá lớn, nếu công ty có thể thương lượng kéo dài thời hạn thanh toán thành trả chậm, có thể trả chậm không dài nhưng nó cũng sẽ giúp công ty tận dụng vốn hiệu quả.

Một hạn chế khác trong nghiệp vụ mở L/C là công ty không mở trước một L/C mẫu để fax sang cho đối tác. Vì vậy, đối tác không có thời gian xem trước, so sánh đối chiếu và thông tin lại cho công ty, nên rất khó tránh khỏi sai sót trong quá trình mở L/C.

- Làm thủ tục hải quan:

Với những lô hàng lớn, đôi khi công ty mất nhiều thời gian trong việc khai báo hải quan hoặc do khai báo không đúng, công ty mất thêm khoản chi phí lưu kho, lưu bãi. Hạn chế này công ty cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu.

- Mua bảo hiểm cho hàng hoá:

Có một thực tế không chỉ là điểm yếu của công ty TNHH MTV Vật tư Công nghiệp quốc phòng mà còn là hạn chế chung của doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, đó là việc lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện CIF. Theo điều kiện, việc ký hợp đồng thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hoá sẽ được thực hiện bởi người xuất khẩu. Sở dĩ các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói chung và công ty TNHH MTV Vật tư Công nghiệp quốc phòng nói riêng thực hiện nhập khẩu theo điều kiện CIF là do thiếu thông tin thị trường, cụ thể là thông tin bảo hiểm, giá cước tàu hoặc container, tâm lý của cán bộ nghiệp vụ ngoại thương ngại mua hàng theo điều kiện FOB vì phải tính lệ phí mua bảo hiểm và cước tàu hoặc container.

Ngoài ra, việc chọn loại bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm cũng là một hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm mà công ty tham gia đều là bảo hiểm chuyến với điều kiện A. Trong trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ công ty không nhất thiết phải mua bảo hiểm loại A. Đối với hợp đồng nhập khẩu nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định, thì công ty nên chọn loại hình bảo hiểm bao nhiều chuyến sẽ linh hoạt và tự động hơn hợp

đồng bảo hiểm chuyến như công ty vẫn lựa chọn.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư công nghiệp qp (Trang 71 - 75)