Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu đẩy mạnh nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư công nghiệp qp (Trang 75 - 78)

III Các sản phẩm kinh tế 296,177 7,445,958 595,385 13,509,

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn

Nguyên nhân chủ quan

Hạn chế về nguồn nhân lực có trình độ tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu

Công ty có không ít cán bộ, nhân viên có trình độ đại học, có kinh nghiệm, tuy nhiên không phải cán bộ nào cũng giỏi chuyên môn. Một số cán bộ không được đào tạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nên kiến thức có được do học hỏi, tự đúc kết không bài bản và chuyên sâu. Đặc biệt công ty thiếu một lực lượng có trình độ ngoại ngữ giỏi để có thể đàm phán, soạn thảo, ký kết, hợp đồng.

Bên cạnh đó, cơ chế khoán (các phòng ban tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình) đôi khi làm cán bộ không dám mạo hiểm tiến hành thực hiện những hợp đồng đòi hỏi trách nhiệm cao. Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động độc lập với nhau làm giảm sự liên kết giữa các phòng này dẫn đến tình trạng đôi khi nguồn vốn và nhân lực chưa được điều phối hợp lý. Điều này có thể dẫn tới việc đánh mất cơ hội kinh doanh của công ty. Sự hoạt động độc lập giữa các phòng ban kinh doanh còn ngăn cản quá trình học tập kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ giữa các bộ phận với nhau.

Việc huy động và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế

Với số vốn hiện có công ty thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc đa dạng hóa phương thức nhập khẩu… Đồng thời việc thực hiện các hợp đồng có giá trị lớn cũng gặp trở ngại.

Trước tình hình đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn tham gia vào thị trường nhập khẩu càng nhiều, thì công cụ marketing trong thị trường trong nước rất cần thiết để nâng cao uy tín của công ty. Tuy nhiên ngân sách cho các hoạt động này vẫn là một trở ngại lớn với công ty.

Việc nghiên cứu thị trường tại hiện trường có tác dụng hơn hết để tìm nguồn hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý cũng tốn rất nhiều tiền của không phải dễ dàng thực hiện.

Để có đủ vốn cho những hợp đồng lớn, và phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường thì công ty cần phải vay vốn. Tuy nhiên công ty vẫn đang vướng vào bài toán huy động vốn hiệu quả vì sự khó khăn, rườm rà trong thủ tục vay của ngân hàng.

Trong phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu, công ty chưa chú trọng đến công tác tìm nguồn hàng mới

Trong các báo cáo kết quả kinh doanh của các năm, các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chưa đưa ra phương hướng phát triển những thị trường đầu vào mới để tạo mặt hàng phong phú hơn, chất lượng và chi phí hợp lý. Nguyên nhân sâu xa của hạn chế này là do thiếu nguồn ngân sách. Một phần lý do nữa là do quan điểm đường lối của ban lãnh đạo công ty.

Nguyên nhân khách quan

Sự không cụ thể trong chính sách của Nhà nước và các bộ ngành liên quan

Các chính sách của Nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu chưa thực sự khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan quá nhiều giấy tờ và còn rườm rà, chẳng hạn nhhư việc sửa chữa những sai sót nhỏ trong tờ khai xuất nhập khẩu. Các chi cục Hải quan, cục Hải quan không thống nhất một số luật, thông tư, công văn, nên nhiều khi hàng hóa của công ty thông quan rất mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh.

Các chính sách quản lý của các bộ chuyên ngành, chính sách thuế, hải quan, kiểm tra chất lượng Nhà nước còn chưa minh bạch, rõ ràng làm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí. Nếu thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về kiểm tra thì phải mất 2-3 ngày mới xong.

Lãi suất tín dụng cao

Năm 2008, các ngân hàng tăng lãi suất chủ đạo, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các chính sách tín dụng thắt chặt hơn với nhiều thủ tục rườm rà ảnh hưởng lớn đến việc vay vốn kinh doanh của công ty.

Năm 2009, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại trung bình từ 15 – 17% và mức lãi suất cho vay trung bình tiếp tục được nâng lên 19 – 21% trong năm 2010. Thêm vào đó các ngân hàng lại có chính sách thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất nên việc vay vốn của công ty để kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Cạnh tranh gay gắt

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, một loạt ưu đãi về thuế nhập khẩu cho các nước thành viên đã làm gia tăng những doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Đặc biệt đối với những mặt hàng như vật tư, máy móc thiết bị phục vụ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước được Nhà nước khuyến khích thì sự cạnh tranh càng nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh nhập khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vật tư công nghiệp qp (Trang 75 - 78)