III Các sản phẩm kinh tế 296,177 7,445,958 595,385 13,509,
2.2.3.2. Theo thị trường
Kết quả nhập khẩu theo thị trường của công ty trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.6. Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH MTV Vật tư Công nghiệp quốc phòng từ năm 2007 đến năm 2010.
Thị trường 2007 2008 2009 2010 KN (USD) TT (%) KN (USD) TT (%) KN (USD) TT (%) KN (USD) TT (%) Trung Quốc 12,234,256 37.4 8 33,125,66 7 95.47 34,231,48 5 94.3 1 34,553,042 90.63 Nga 7,608,872 23.3 1 645,373 1.86 718,676 1.98 1,040,823 2.73 Ucraina 7,977,728 24.44 392,081 1.13 744,084 2.05 1,742,330 4.57 Đài Loan 2,924,732 8.96 534,341 1.54 602,526 1.66 789,196 2.07 Israel 1,896,506 5.81 Tổng 32,642,09 3 100 34,697,462 100 36,296,77 2 100 38,125,39 2 100
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty TNHH MTV Vật tư Công nghiệp quốc phòng từ năm 2007 đến năm 2010
Trong những năm qua, công ty TNHH MTV Vật tư Công nghiệp quốc phòng đã thiết lập quan hệ kinh tế thương mại với gần 80 tổ chức kinh tế trên 20 nước trên thế giới, bao gồm các nước ở châu Âu, châu Mỹ, Úc và châu Á. Trong đó thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là các nước châu Á: Trung Quốc, Nga, Ucraina, Đài Loan và Israel.
Thị trường Trung Quốc
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta thấy thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này trong các năm 2007, 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 37.48%, 95.47%, 94.31% và 90.63%.
Kể từ khi hiệp định tự do thương mại giữa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ năm 2005 đến nay hầu như đều ở mức trên 15%/ năm, cao hơn từ hai đến ba lần so với tỷ trọng của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Số liệu của tổng cục Hải quan cho thấy, cơ cấu của từng nhóm mặt hàng
trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc vẫn khá ổn định qua từng năm. Nhóm hàng hoá tiêu dùng và phương tiện giao thông vận tải thường chiếm từ 4 – 5,5%. Nhóm hàng hoá phục vụ sản xuất chiếm từ 55 – 60%. Còn nhóm máy móc thiết bị chiếm từ 22 – 25%.
Các mặt hàng công ty nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm nguyên liệu cho sản xuất VLNCN (TNT, TEN, NH4NO3 tinh thể và NH4NO3 hạt xốp), một số thiết bị phục vụ quốc phòng (Thép dây lò xo, thép cây chế tạo hợp kim…) và các máy móc thiết bị khác. Đối với nguyên liệu phục vụ sản xuất VLNCN, Trung Quốc là nguồn cung cấp chính của Việt Nam vì sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho ngành vật liệu nổ công nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, Trung Quốc lại có ưu thế trong việc sản xuất các nguyên liệu đầu vào cho ngành vật liệu nổ công nghiệp với giá thành thấp và chất lượng phù hợp. Hơn nữa, khoảng cách địa lý thuận lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hoá dễ dàng với chi phí thấp. Đối với các mặt hàng máy móc thiết bị, công ty lựa chọn thị trường Trung Quốc bởi công nghệ của Trung Quốc thường không quá đắt và phù hợp với tài chính của các doanh nghiệp trong nước. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của công ty từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng từ năm 2007 đến năm 2009. Tuy nhiên, do quan hệ chính trị căng thẳng giữa 2 nước trong thời gian gần đây, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc đã có xu hướng giảm, tuy nhiên giá trị kim ngạch giảm sút không nhiều do sản xuất trong nước vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên vật liệu và máy móc thiết bị của Trung Quốc.
Các thị trường khác
Ngoài thị trường nhập khẩu chính là Trung Quốc, công ty còn nhập khẩu từ một số thị trường khác như: Nga, Ucraina, Đài Loan, Isarel. Các mặt hàng công ty nhập khẩu từ thị trường Nga và Ucraina: nguyên liệu phục vụ sản xuất VLNCN, máy móc thiết bị… Năm 2007, khi các đối tác Trung Quốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất VLNCN, công ty tiến hành nhập khẩu mặt hàng này từ cả thị trường Nga và Ucraina. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị
trường Nga và Ucraina trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong năm 2007 lần lượt là 23.31% và 24.44%. Tuy nhiên, đến năm 2008 và 2009, tỷ trọng kim ngạch từ 2 thị trường này giảm sút đáng kể do công ty đã tìm được bạn hàng và nguồn hàng tin cậy từ Trung Quốc với giá thành hợp lý, chất lượng phù hợp và chi phí nhập khẩu thấp. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này trong năm 2008 lần lượt là 1.86% và 1.13%. Tuy nhiên, đến năm 2009 và 2010, do quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây có nhiều căng thẳng ảnh hưởng đến quan hệ ngoại thương của công ty và các đối tác Trung Quốc, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tổng kim ngạch có xu hướng giảm sút, do đó tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nga và Ucraina tăng nhẹ. Trong năm 2009, tỷ trọng kim ngạch nhập nhẩu từ Nga và Ucraina trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty đạt 1.98% và 2.05% và đến năm 2010 con số này lần lượt là 2.73% và 4.57%.
Đài Loan là thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị lẻ của công ty, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Đài Loan trong tổng kim ngạch nhập khẩu tương đối nhỏ, từ năm 2007 đến năm 2010 lần lượt là 8.96%, 1.54%, 1.66% và 2.07%.
Từ năm 2007 trở về trước, Israel là thị trường nhập khẩu vật tư phục vụ sản xuất quốc phòng của công ty. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Israel chiếm 5.81% tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Tuy nhiên, từ năm 2008 công ty không còn nhập khẩu từ thị trường này nữa. Sở dĩ như vậy vì khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Israel khá lớn nên chi phí vận chuyển cao, ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu. Mặt khác, công ty cũng đã tìm được các đối tác ở các thị trường khác cung cấp các mặt hàng có chất lượng tương tự mà công ty tối thiểu hoá được chi phí nhập khẩu.