3.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng CCVC của Sở NN&PTNT HP
3.2.6. Nhóm các biện pháp khác
Thực hiện các biện pháp nâng cao thái độ trách nhiệm của CCVC với công việc và tinh thần, ý thức tự rèn luyện của CCVC như: nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng; đổi mới hình thức phổ biến, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên đề trong các chi bộ đảng; thiết thực phê bình, tự phê bình; nêu cao những tấm gương điển hình trong tự rèn luyện và
cơng tác; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng; thường xuyên động viên, khuyến khích, giúp đỡ CCVC để mỗi CCVC đều có được sự nhận thức rõ ràng về tư cách, trách nhiệm của bản thân là CCVC trong thực thi công vụ và trước u cầu đổi mới của nền hành chính cơng, từ đó mỗi CCVC phải tự rèn luyện, quyết tâm, chủ động phát triển hoàn thiện bản thân về nhân cách và tri thức để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tương lai. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
Trang bị đầy đủ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị để hỗ trợ tốt nhất CCVC thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng và phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết, thân thiện, đề cao tinh thần tập thể, xử lý tốt các mối quan hệ trong công sở như cấp trên cấp dưới, đồng nghiệp, tránh tạo những áp lực, căng thẳng không cần thiết. Các tổ chức đoàn thể và tập thể lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện, hồn cảnh và những khó khăn của mỗi CCVC để có sự chia sẻ, đồng cảm và hỗ trợ kịp thời.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật cơng vụ; tiếp tục duy trì, xây dựng và phát huy môi trường làm việc của sở nghiêm túc, kỷ luật, dân chủ, có nội quy, quy định, quy chế rõ ràng, 100% các thủ tục hành chính có quy trình nội bộ; giữa các phịng, cơ quan, đơn vị; giữa các thành viên Ban Giám đốc có phân cơng nhiệm vụ rõ ràng; mỗi công việc nhiệm vụ đều chỉ rõ người, đơn vị chủ trì, phối hợp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành nhờ đó đạt hiệu quả, năng suất và chất lượng công việc cao; tạo sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất trong tổ chức thực hiện, tránh chậm muộn, lúng túng, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Duy trì chế độ giao ban cơng việc và kiểm đếm, đôn đốc tháo gỡ các khó khăn cho các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng và thực hiện quy chế thi đua khen thưởng để làm cơ sở biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Các phòng, cơ quan, đơn vị nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy chế, nội quy công sở; hàng năm mỗi phòng, cơ quan, đơn vị và mỗi CCVC đề ra mục tiêu chất lượng năm và phát động phong trào thi đua yêu nước, đăng ký chỉ tiêu thi đua trong năm làm mục tiêu công tác, phấn đấu, thi đua, rèn luyện. Hàng năm, tiếp tục tổ chức có hiệu quả hội nghị cán bộ cơng chức, viên chức; hội nghị người lao động phát huy quyền làm chủ, dân chủ của CCVCNLĐ của Sở.
Thường xuyên quan tâm và tổ chức các hoạt động nâng cao sức khoẻ thể chất, sức khỏe tinh thần của CCVC: Hàng năm, tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ cho công chức, viên chức; phối hợp với Cơng đồn thăm hỏi động viên các cơng đồn viên khi ốm đau; tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe về: dinh dưỡng, tập luyện, nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể; đẩy mạnh phát động phong trào tự luyện tập thể dục thể thao để thu hút đông đảo người lao động tham gia; tiếp tục thực hiện các hoạt động giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng cho CCVCNLĐ tồn ngành để góp phần tích cực trong việc cung cấp sản phẩm dinh dưỡng bảo đảm sức khỏe, dưỡng chất cho CCVCNLĐ, hỗ trợ quá trình tái sản xuất sức lao động.
KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng CCVC của Sở là một nhiệm vụ quan trọng, mang tính thời sự đối với cơng tác cán bộ của Sở NN&PTNT Hải Phịng, đồng thời là mục tiêu, trách nhiệm, nhiệm vụ của cả tập thể Ban Giám đốc Sở, tập thể lãnh đạo các phòng, cơ quan, đơn vị trực thuộc sở và toàn bộ CCVCNLĐ Sở.
Nâng cao chất lượng CCVC là nhân tố quan trọng bảo đảm cho việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách và đáp ứng u cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nơng thơn mới kiểu mẫu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chung của thành phố; đóng góp vào thành cơng chung của cơng cuộc cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính.
Để góp phần nâng cao chất lượng CCVC của Sở NN&PTNT Hải Phòng, luận văn đã phân tích các góc độ, khía cạnh, cơ sở lý luận và thực tiễn, bài học kinh nghiệm của một số Sở NN&PTNT các tỉnh thành phố trong việc nâng cao chất lượng CCVC; đưa ra một số nội dung, kinh nghiệm, giải pháp mà Sở NN&PTNT Hải Phịng có thể áp dụng vào công tác nâng cao chất lượng CCVC của Sở.
Với những tổng hợp, nghiên cứu và đánh giá về chất lượng CCVC, công tác nâng cao chất lượng CCVC Sở NN&PTNT Hải Phòng còn thấy một số hạn chế, tồn tại như sự không đồng đều về số lượng, chất lượng CCVC giữa các đơn vị, giữa các đội tuổi, một số CCVC có trình độ chun mơn chưa cao như trung cấp, dưới trung cấp, một số chưa qua đào tạo về lý luận chính trị…; trong công tác cán bộ cịn hạn chế về cơng tác quy hoạch, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng CCVC… đặt ra yêu cầu cần tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của CCVC Sở và công tác cán bộ của Sở, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng CCVC Sở như: thực hiện có hiệu quả cơng tác xây dựng quy hoạch; đồng bộ
giữa quy hoạch CCVC lãnh đạo, quản lý với quy hoạch CCVC đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và với cơ cấu tổ chức bộ máy, đề án vị trí việc làm của đơn vị; hồn thiện, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh CCVC với những quy định về tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết, phù hợp, khả thi và đúng quy định; đổi mới từng bước công tác tuyển dụng CCVC; bố trí vị trí cơng tác đúng tiêu chuẩn, phù hợp chuyên môn, sở trường; giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân sự; tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng mềm; thực hiện tốt phân công công việc; làm tốt công tác đánh giá thực chất về kết quả thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của CCVC; nâng cao thái độ trách nhiệm của CCVC với công việc và tinh thần, ý thức tự rèn luyện của CCVC và thực hiện có hiệu quả cơng tác cải cách hành chính…
Với những nội dung, kết quả nghiên cứu từ luận văn, là cơng chức có 12 năm cơng tác tại Sở NN&PTNT, cùng những kiến thức được học và nghiên cứu tại chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường Đại học Hải Phòng, những hiểu biết được tích lũy từ thực tiễn, tác giả tin rằng với việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống giải pháp đã nêu trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phịng sẽ có được đội ngũ CCVC chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi trong tương lai và góp phần giúp Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phịng hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng.
Tuy nhiên với năng lực của học viên và trong khuôn khổ của luận văn một số nội dung, vấn đề chưa được nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách tồn diện; trong cách tiếp cận, quan điểm cũng cịn những điểm chưa sát, chưa sâu sắc nên rất cần sự đánh giá, nhận xét, góp ý để nghiên cứu hồn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Bộ Nơng nghiệp và PTNN (2011), Quyết định số 2534/QĐ-BNN- TCCB phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
[2].Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức, Hà Nội.
[3].Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ (2015),
Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Hà Nội.
[4].Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 về việc hướng dẫn nhiệm vụ tại các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Hà Nội.
[5].Chính phủ (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12
năm 2004 của Chính Phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Hà Nội.
[6].Chính phủ (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước ở các cấp, Hà Nội.
[7].Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng chức, Hà Nội.
[8].Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30C/NĐ-CP ngày 8/11/2011 về chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.
[9].Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Hà Nội.
[10]. Chính phủ (2012), Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội.
[11]. Chính phủ (2017), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, Hà Nội.
[12]. Chính phủ (2020), Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Hà Nội.
[13]. Chính phủ (2010), Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cơng chức, Hà Nội.
[14]. Chính phủ (2021), Quyết định của Chính phủ số 1446/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình "Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư", Hà Nội.
[15]. Trần Kim Dung (2018), Quản Trị Nguồn Nhân Lực, Nhà xuất
bản Tài chính.
[16].PGS.TS. Trần Thị Kim Dung (2015), Quản trị nguồn công chức,
viên chức, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[17].Hồ Chí Minh. Tồn tập. Tập 5. H (2011), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật.
[18].Vũ Hoàng Ngân (2019), Giáo trình phát triển nguồn nhân lực,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
[19].PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, ThS. Nguyễn Văn Điềm (2012),
Giáo trình quản trị cơng chức, viên chức, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân,
NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
[20].Quốc hội Khóa 12, Khóa 14 (2008, 2019), Luật cán bộ, công chức
số 22/2008/QH12, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức 52/2019/QH14, Hà Nội.
[22]. Quốc hội Khóa 14 (2019), Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14, Hà Nội. [23]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hải Phịng (2017), Quy chế làm việc của Sở NN&PTNT Hải Phòng, Hải Phòng.
[24].Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2017), Quyết định số 309/2017/QĐ-UBND ngày 15/02/2017 ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thành phố Hải Phịng, Hải Phòng.
[25].Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2017), Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 29/5/2017 phê duyệt trình độ chun mơn theo từng vị trí việc làm tại Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Hải Phịng.
[26].Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2021), Đề án Ban hành Nghị quyết xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, Hải Phịng.
[27].Viện Ngơn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. [28].Website: https://vanban.chinhphu.vn.
[29].Website: https://haiphong.gov.vn