Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng công chức, viên chức của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng (Trang 77)

chức của Sở NN&PTNT thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2030

3.1.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở

Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức Sở NN&PTNT thành phố Hải Phịng có chất lượng cao, cụ thể: phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh; chuyên môn giỏi, nghiệp vụ vững vàng, đổi mới, sáng tạo; có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn; đồn kết, hợp tác, kỷ luật, trách nhiệm, tận tụy, khoa học.

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở NN&PTNT thành phố Hải Phòng xuất phát từ quan điểm chỉ đạo, đường lối của Đảng, quy định của Chính phủ, chủ trương của Thành ủy, sự chỉ đạo điều hành của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, bảo đảm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, của q trình đổi mới và hiện đại hóa nền hành chính.

Nâng cao chất lượng CCVC của Sở cần phải được thực hiện đồng bộ từ quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo đến đánh giá CCVC. Nâng cao chất lượng CCVC trên cơ sở yêu cầu của công việc, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo trình độ, năng lực; thơng qua lý luận và thực tiễn để rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức; đào tạo, bồi dưỡng là căn cứ trên yêu cầu công việc hiện tại, tương lai; đảm bảo CCVC phải có đủ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

Thực hiện có hiệu quả và điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng công tác đánh giá CCVC, bảo đảm khách quan, công tâm, toàn diện và thể hiện đúng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, năng lực làm việc làm cơ sở cho công tác cán bộ.

Xây dựng, tạo lập và duy trì mơi trường làm việc đoàn kết, kỷ luật, chuyên nghiệp; trang bị đầy đủ cở sở vật chất, công cụ và phương tiện làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức thực thi công vụ.

3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở

Quán triệt và triển khai nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CCVC theo định hướng, quan điểm chỉ đạo của Thành ủy Hải Phòng. Xác định việc nâng cao chất lượng CCVC của Sở là một yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ của mỗi CCVC và là yếu tố then chốt trong việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Sở.

Yêu cầu tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tồn ngành ln nỗ lực thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng CCVC của Sở thông qua việc tăng cường, phát huy những ưu điểm, những yếu tố chủ quan có ảnh hưởng, tác động tích cực, thuận chiều; khắc phục những tác động tiêu cực, những hạn chế, yếu kém và khó khăn nhằm nâng cao chất lượng CCVC.

Trước hết là việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nguồn căn cứ theo yêu cầu và mơ hình phát triển của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, CCVC: từng bước đổi mới việc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, CCVC; ưu tiên tuyển dụng, tiếp nhận đối với người có trình độ chun mơn cao, tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi và trên đại học, tiến hành đồng bộ, có hiệu quả với cơng tác quy hoạch và đào tạo. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, chuyên ngành cần coi trọng việc nâng cao các kỹ năng mềm, các công cụ, phương pháp làm việc mới, hiệu quả.

3.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng CCVC của Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thành phố Hải Phịng

3.2.1. Công tác quy hoạch nhân sự, sắp xếp tổ chức bộ máy

Tiếp tục nâng cao chất lượng, thực hiện có hiệu quả cơng tác xây dựng quy hoạch; đồng bộ giữa quy hoạch CCVC lãnh đạo, quản lý với quy hoạch

CCVC đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và với cơ cấu tổ chức bộ máy, đề án vị trí việc làm của đơn vị; bảo đảm tính mở và động của quy hoạch; dân chủ, công khai; quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ trẻ. Thường xuyên, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, đưa ra khỏi quy hoạch cho phù hợp. Bảo đảm chất lượng CCVC trong quy hoạch về trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp; cơ cấu độ tuổi, giới tính, thâm niên cơng tác…

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơng tác kiện tồn, sắp xếp cán bộ của các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh, gọn và hiệu quả; hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; thường xuyên điều chỉnh, bổ sung đề án vị trí việc làm của ngành cho phù hợp điều kiện thực tiễn và các quy định có liên quan.

Hiện nay, Sở đang tiếp tục rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở và các đơn vị trực thuộc theo sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP của Chính phủ bảo đảm tổ chức bộ máy gọn gàng, tinh giản và hiệu quả, bảo đảm số lượng và cân đối với chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, đơn vị; thực hiện tinh giản biên chế, tuy nhiên sở cần khẩn trương hồn thành đề án, trình phê duyệt và thực hiện tổ chức sắp xếp để tạo sự ổn định về tâm lý cho các CCVC yên tâm công tác, hạn chế sự thay đổi, sắp xếp lại nhiều lần.

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và hướng dẫn của các cơ quan chun mơn trong q trình lập quy hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CCVC.

3.2.2. Hồn thiện, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh CCVC

Việc hồn thiện, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh CCVC là điều kiện quan trọng, góp phần thiết thực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đổi mới chế độ công vụ. Với những đặc thù lĩnh vực quản lý của Sở, trước hết cần xác định rõ, chi tiết vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, tương ứng mỗi vị trí việc làm cần có những quy định về tiêu chuẩn cụ thể, chi tiết, phù hợp,

khả thi và đúng quy định, có thể kiểm tra, đánh giá được nhưng cũng cần đảm bảo tính linh hoạt và “mềm dẻo” nhất là đối với các vị trí cần phải kiêm nhiệm hay có vị trí nhiệm vụ đặc thù như xây dựng lực lượng tuần tra rừng, tuần tra biển, di dân, tái định cư và nghề muối....

3.2.3. Hoàn thiện, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng

Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, quy định cơng tác tuyển dụng để đảm bảo ngay từ ban đầu yêu cầu về chất lượng đội ngũ CCVC của Sở đồng thời làm giảm sức nặng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tăng hiệu quả công tác sử dụng CCVC của Sở. Kiên quyết loại bỏ ứng viên không phù hợp để chọn lọc ra những CCVC đủ điều kiện về trình độ chun mơn, có u cầu chun ngành đào tạo phù hợp với vị trí tuyển dụng, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng, trong nông nghiệp đây được xem là công tác “chọn tạo những cây giống tốt để phát triển thành cây khỏe mạnh, năng suất cao”.

Thực hiện đổi mới từng bước công tác tuyển dụng CCVC, trong đó tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng của các cơ quan, đơn vị thuộc sở, thơng qua các phần thi viết và trình bày đề án, phỏng vấn, tập trung vào những chỉ tiêu, thang đo đánh giá năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của chức danh tuyển chọn để nhận biết, lựa chọn được ứng viên có phẩm chất, năng lực trong chuyên mơn, quản lý và quản trị nhân sự, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử phù hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.

Nghiên cứu đề xuất thành phố ban hành chính sách và có những quy định, chế độ khuyến khích tuyển dụng, thu hút người tài, cán bộ trẻ có năng lực vào làm việc tại Sở, trẻ hoá đội ngũ CCVC Sở, bảo đảm cho sự kế thừa và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của q trình cải cách, hiện đại nền hành chính.

Nâng cao hiệu quả công tác sử dụng, điều động, chuyển đổi vị trí cơng tác của CCVC: bố trí vị trí cơng tác đúng tiêu chuẩn, phù hợp chun mơn, sở trường; giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc; đề bạt, điều động phải đúng lúc, đúng người, đúng việc; trọng dụng nhân tài; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của cơ quan đơn vị cấp trên trong công tác cán bộ.

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC

Tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC với mục tiêu: tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC có chun mơn giỏi, bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực quản lý, năng lực tổ chức, điều hành thực thi công vụ; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao và của ngành; làm tiền đề cho việc luân chuyển, điều động, bố trí sử dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý của toàn Ngành.

Nghiêm túc tổ chức thực hiện, bảo đảm yêu cầu trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng như: có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp, hiệu quả, đảm bảo sử dụng nguồn cán bộ lâu dài; ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ; đúng chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu của hội nhập của Ngành, thành phố; CCVC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch rõ ràng và phù hợp, có kế hoạch ngắn hạn hàng năm và có kế hoạch lâu dài cho cả giai đoạn. Chú trọng thúc đẩy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đối với CCVC ở các phòng, cơ quan, đơn vị có trình độ chun mơn dưới đại học đặc biệt là trung cấp, dưới trung cấp, chưa qua đào tạo lý luận chính trị, cịn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, tạo sự đồng đều về trình độ, chất lượng CCVC giữa các phịng, cơ quan, đơn vị.

Tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng mềm như: kỹ năng kế hoạch, tham mưu; kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng văn phịng; kỹ năng quản trị, điều hành cơng sở… Trước mắt ưu tiên tập trung cho các đối tượng là CCVC lớn tuổi về kỹ năng tin học văn phòng; CCVC trẻ về kỹ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm, giao tiếp; các kỹ năng nghề nghiệp đối với các viên chức thường xuyên phải đứng lớp giảng dạy, tập huấn và kỹ năng quản lý thời gian, công việc, sắp xếp hồ sơ tài liệu đối với CCVC.

Chú trọng phát triển đội ngũ CCVC mang tầm chiến lược, là những chuyên gia có năng lực và trình độ chuyên môn cao thực hiện nghiên cứu,

hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa nơng nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống nơng dân.

Hồn thiện và làm phong phú các nội dung, hình thức đào tạo, bảo đảm thiết thực, trọng tâm, lấy người học, nhu cầu công việc và thực tiễn công vụ làm trung tâm để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, gắn lý thuyết với thực hành. Cần thực hiện kiểm tra, đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trách nhiệm, chất lượng của người học, đánh giá được chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng để có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi phù hợp với thực tiễn, quy hoạch, đối tượng và nâng cao chất lượng chung công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí để hỗ trợ cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CCVC của Sở, tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị, tổ chức, lồng ghép với các chương trình, hoạt động để CCVC được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Huy động các nguồn lực, tạo điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ về công tác phí, học phí, tài liệu, thời gian cho CCVC đi đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.5. Thực hiện tốt phân công công việc và đánh giá, phân loại CCVC

Khi giao CCVC thực hiện một nhiệm vụ cụ thể hoặc theo dõi, tổng hợp một lĩnh vực cần căn cứ theo vị trí cơng tác khơng để tình trạng “việc theo người”, căn cứ vào khối lượng và tính chất cơng việc, bảo đảm thống nhất, phù hợp với năng lực, sở trường của CCVC; đồng thời bảo đảm hợp lý, cân đối với lượng cơng việc CCVC đang chủ trì thực hiện, cân đối giữa các thành viên trong tổ chức, tránh tình trạng “người biết việc thì làm khơng hết việc, người không biết việc lại ngồi chơi” dễ gây tâm lý bất mãn, ùn tắc công việc, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Để thực hiện được nội dung này, trước tiên người lãnh đạo phải rèn luyện, nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị nhân sự, trong đó có kỹ năng giao việc và sử dụng con người để có được sự lựa chọn giao việc hiệu quả nhất.

Phân công công việc rõ ràng, chuyên nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ của CCVC với công việc được giao, để mỗi CCVC nhận thức được đầy đủ về nhiệm vụ, cơng việc cụ thể phải hồn thành cả về số lượng, chất lượng, thời hạn. Vì vậy khi phân cơng và giao việc cần đảm bảo người CCVC hiểu được chính xác cơng việc phải thực hiện, những quy định điều chỉnh, trách nhiệm cá nhân, mức độ trách nhiệm phải gánh chịu khi không thực hiện đúng quy định, từ đó sẽ tác động lên ý thức người thực hiện công vụ, các CCVC sẽ tự nguyện, tự giác thực hiện cơng việc của mình, chủ động cập nhật đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đồng thời chủ động, phối hợp trong thực thi công vụ, giải quyết công việc.

Làm tốt công tác đánh giá, phân loại CCVC trước tiên là tập trung làm tốt công tác đánh giá thực chất về kết quả thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của CCVC, tránh qua loa, hình thức, chiếu lệ.

Đầu tiên là từ các cấp lãnh đạo của Sở và các phòng cơ quan đơn vị thuộc sở phải có quan điểm nghiêm túc, tư duy đúng đắn về đánh giá CCVC, xác định rõ mục đích của việc đánh giá là để phát triển cá nhân CCVC, xây dựng tổ chức. Sự đầy đủ, đúng đắn và phản ánh trung thực từ kết quả đánh giá sẽ là cơ sở cho sự đúng đắn trong mọi hoạt động của công tác cán bộ sau này như: quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và giải quyết thơi việc…

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả với những quy định, tiêu chuẩn cụ thể, công bằng, khách quan, rõ ràng và mang tính hệ thống đối với từng nhóm vị trí việc làm; chia nhỏ các thang điểm đánh giá theo từng mức độ; giữa các nhóm tiêu chí có tỷ lệ tổng số điểm phù hợp với mức độ quan trọng của nội dung cần đánh giá. Văn phòng Sở và các phòng, cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm đếm nhiệm vụ giao đến từng CCVC, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ là thước đo để đánh giá năng lực, trách nhiệm và hiệu quả thực thi công vụ của

CCVC. Phòng Tổ chức cán bộ tham mưu Ban Giám đốc Sở hoàn thiện quy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)