Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng (Trang 81 - 82)

3.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng CCVC của Sở NN&PTNT HP

3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC

Tiếp tục thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC với mục tiêu: tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC có chuyên mơn giỏi, bản lĩnh chính trị vững vàng; có năng lực quản lý, năng lực tổ chức, điều hành thực thi công vụ; đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao và của ngành; làm tiền đề cho việc luân chuyển, điều động, bố trí sử dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý của toàn Ngành.

Nghiêm túc tổ chức thực hiện, bảo đảm yêu cầu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng như: có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp, hiệu quả, đảm bảo sử dụng nguồn cán bộ lâu dài; ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ; đúng chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội và yêu cầu của hội nhập của Ngành, thành phố; CCVC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch rõ ràng và phù hợp, có kế hoạch ngắn hạn hàng năm và có kế hoạch lâu dài cho cả giai đoạn. Chú trọng thúc đẩy, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đối với CCVC ở các phịng, cơ quan, đơn vị có trình độ chun mơn dưới đại học đặc biệt là trung cấp, dưới trung cấp, chưa qua đào tạo lý luận chính trị, cịn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, tạo sự đồng đều về trình độ, chất lượng CCVC giữa các phịng, cơ quan, đơn vị.

Tăng cường bồi dưỡng các kỹ năng mềm như: kỹ năng kế hoạch, tham mưu; kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng văn phòng; kỹ năng quản trị, điều hành công sở… Trước mắt ưu tiên tập trung cho các đối tượng là CCVC lớn tuổi về kỹ năng tin học văn phòng; CCVC trẻ về kỹ năng lập kế hoạch, làm việc nhóm, giao tiếp; các kỹ năng nghề nghiệp đối với các viên chức thường xuyên phải đứng lớp giảng dạy, tập huấn và kỹ năng quản lý thời gian, công việc, sắp xếp hồ sơ tài liệu đối với CCVC.

Chú trọng phát triển đội ngũ CCVC mang tầm chiến lược, là những chuyên gia có năng lực và trình độ chun mơn cao thực hiện nghiên cứu,

hoạch định chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa nơng nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống nơng dân.

Hồn thiện và làm phong phú các nội dung, hình thức đào tạo, bảo đảm thiết thực, trọng tâm, lấy người học, nhu cầu công việc và thực tiễn công vụ làm trung tâm để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, gắn lý thuyết với thực hành. Cần thực hiện kiểm tra, đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trách nhiệm, chất lượng của người học, đánh giá được chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng để có những điều chỉnh, bổ sung, thay đổi phù hợp với thực tiễn, quy hoạch, đối tượng và nâng cao chất lượng chung công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí để hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CCVC của Sở, tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị, tổ chức, lồng ghép với các chương trình, hoạt động để CCVC được tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Huy động các nguồn lực, tạo điều kiện cơ sở vật chất, hỗ trợ về cơng tác phí, học phí, tài liệu, thời gian cho CCVC đi đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)