Thực hiện tốt phân công công việc và đánh giá, phân loại CCVC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng (Trang 82 - 84)

3.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng CCVC của Sở NN&PTNT HP

3.2.5. Thực hiện tốt phân công công việc và đánh giá, phân loại CCVC

Khi giao CCVC thực hiện một nhiệm vụ cụ thể hoặc theo dõi, tổng hợp một lĩnh vực cần căn cứ theo vị trí cơng tác khơng để tình trạng “việc theo người”, căn cứ vào khối lượng và tính chất cơng việc, bảo đảm thống nhất, phù hợp với năng lực, sở trường của CCVC; đồng thời bảo đảm hợp lý, cân đối với lượng công việc CCVC đang chủ trì thực hiện, cân đối giữa các thành viên trong tổ chức, tránh tình trạng “người biết việc thì làm khơng hết việc, người không biết việc lại ngồi chơi” dễ gây tâm lý bất mãn, ùn tắc công việc, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Để thực hiện được nội dung này, trước tiên người lãnh đạo phải rèn luyện, nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị nhân sự, trong đó có kỹ năng giao việc và sử dụng con người để có được sự lựa chọn giao việc hiệu quả nhất.

Phân công công việc rõ ràng, chuyên nghiệp để nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ của CCVC với công việc được giao, để mỗi CCVC nhận thức được đầy đủ về nhiệm vụ, cơng việc cụ thể phải hồn thành cả về số lượng, chất lượng, thời hạn. Vì vậy khi phân cơng và giao việc cần đảm bảo người CCVC hiểu được chính xác cơng việc phải thực hiện, những quy định điều chỉnh, trách nhiệm cá nhân, mức độ trách nhiệm phải gánh chịu khi không thực hiện đúng quy định, từ đó sẽ tác động lên ý thức người thực hiện công vụ, các CCVC sẽ tự nguyện, tự giác thực hiện cơng việc của mình, chủ động cập nhật đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đồng thời chủ động, phối hợp trong thực thi công vụ, giải quyết công việc.

Làm tốt công tác đánh giá, phân loại CCVC trước tiên là tập trung làm tốt công tác đánh giá thực chất về kết quả thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của CCVC, tránh qua loa, hình thức, chiếu lệ.

Đầu tiên là từ các cấp lãnh đạo của Sở và các phòng cơ quan đơn vị thuộc sở phải có quan điểm nghiêm túc, tư duy đúng đắn về đánh giá CCVC, xác định rõ mục đích của việc đánh giá là để phát triển cá nhân CCVC, xây dựng tổ chức. Sự đầy đủ, đúng đắn và phản ánh trung thực từ kết quả đánh giá sẽ là cơ sở cho sự đúng đắn trong mọi hoạt động của công tác cán bộ sau này như: quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và giải quyết thôi việc…

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả với những quy định, tiêu chuẩn cụ thể, công bằng, khách quan, rõ ràng và mang tính hệ thống đối với từng nhóm vị trí việc làm; chia nhỏ các thang điểm đánh giá theo từng mức độ; giữa các nhóm tiêu chí có tỷ lệ tổng số điểm phù hợp với mức độ quan trọng của nội dung cần đánh giá. Văn phòng Sở và các phòng, cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm đếm nhiệm vụ giao đến từng CCVC, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ là thước đo để đánh giá năng lực, trách nhiệm và hiệu quả thực thi công vụ của

CCVC. Phòng Tổ chức cán bộ tham mưu Ban Giám đốc Sở hoàn thiện quy định về công tác đánh giá, phân loại cán bộ, CCVC, đảm bảo tính cạnh tranh, cơng bằng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của CCVC trong thực thi công vụ, cương quyết thực hiện tinh giản đối với những người năng lực hạn chế.

Kết hợp phương pháp đánh giá chéo, đánh giá từ bên ngoài với phương pháp đánh giá nội bộ hiện tại đang áp dụng để bảo đảm tính khách quan, cơng bằng. Phát triển nâng cao và bổ sung tính năng trên hệ thống phần mềm văn phòng điện tử của Sở và các cơ quan đơn vị giúp việc đánh giá kết quả được nhanh, chính xác và cụ thể hơn; đảm bảo tính khách quan, minh bạch; có sự kiểm sốt chung và kiểm soát chéo.

Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và tổng hợp, công khai kết quả trong hội nghị giao ban tháng, quý của đơn vị hoặc trong lễ chào cờ hàng tháng của đơn vị để bảo đảm tính thường xun của cơng tác đánh giá, đẩy mạnh phong trào thi đua trong đơn vị và tăng ý thức trách nhiệm, tính tự giác của CCVC trong thực thi công vụ. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao trách nhiệm cán bộ theo dõi, đôn đốc, kiểm đếm nhiệm vụ của đơn vị; đối với những cơng việc khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, CCVC hay thủ trưởng các đơn vị cần chủ động, đề xuất báo cáo trực tiếp lãnh đạo Sở phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Phòng Tổ chức cán bộ cần tham mưu ban hành Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ và Quy chế chấm điểm người đứng đầu các đơn vị để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác đánh giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức, viên chức của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)