Năng lực của người tham gia quản lý dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư của CTY TNHH MTV thoát nước Hải Phòng (Trang 26 - 28)

1.4. Các tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý dự án đầu tư

1.4.2. Năng lực của người tham gia quản lý dự án

Để quản lý dự án có hiệu quả thì năng lực của người tham gia quản lý dự án là rất quan trọng. Các cá nhân tham gia quản lý dự án cần có nhiều kỹ năng, phải am hiểu chun mơn của dự án, có ngoại ngữ, có những hiểu biết về các quy định liên quan đến dự án.

Những năng lực cơ bản của người quản lý liên quan trực tiếp đến các nội dung quản lý dự án. Năng lực của người quản lý dự án được biểu hiện ở kiến thức chuyên môn (bao gồm cả kiến thức kỹ thuật và kiến thức về quản lý dự án), kinh nghiệm làm việc và thái độ của người quản lý trong công việc. Để đánh giá năng lực của người quản lý dự án ta có thể thơng qua các chỉ tiêu sau:

- Quản lý tổng thể dự án: Quá trình quản lý dự án địi hỏi người quản lý phải bao qt được tồn bộ dự án, kiểm sốt chung mọi cơng việc của dự án. Ở chức năng này yêu cầu người quản lý phải có khả năng điều phối dự án và những kỹ năng gồm phát triển kế hoạch dự án, thực hiện kế hoạch dự án và quản lý sự thay đổi tổng thể, đồng thời phải có khả năng kết hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết công việc.

- Quản lý phạm vi dự án: Q trình này địi hỏi người quản lý phải có trình độ kỹ thuật cụ thể trong một phạm vi của dự án, có khả năng lập tiến độ

chi tiết cho từng hạng mục, có kỹ năng thực hiện dự án, điều phối dự án và phối hợp với các bộ phận khác.

- Quản lý thời gian dự án: Quá trình quản lý dự án địi hỏi phải hồn thành đúng tiến độ của dự án và các kỹ năng bao gồm xác định các hoạt động, trình tự các hoạt động, ước tính thời gian thực hiện từng hoạt động, phát triển kế hoạch tiến độ và kiểm soát tiến độ.

- Quản lý nguồn nhân lực: Quá trình quản lý dự án địi hỏi phải sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của dự án và những kỹ năng chính ở đây bao gồm kế hoạch tổ chức, tuyển mộ nhân sự và phát triển nhóm, tạo động lực cho người lao động, sử dụng hợp lý đúng người đúng việc.

- Năng lực quản lý chi phí: Năng lực này giúp cho việc thực hiện dự án đạt tiến độ, chất lượng trong giới hạn chi phí nhất định.

- Quản lý thơng tin dự án: Đây là một nội dung quan trọng trong việc đảm bảo các bên liên quan có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Quá trình quản lý dự án địi hỏi thơng tin chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó cần có các kỹ năng kế hoạch truyền thông, phân phối thông tin, báo cáo kết quả thực hiện và quản trị thông tin, tất cả đều phải được thực hiện một cách liên tục.

- Năng lực quản lý đánh giá tác động môi trường – xã hội: Các dự án đều phải đối mặt với các vấn đề về môi trường, đặc biệt là các dự án về thốt nước thải. Do đó việc quản lý các vấn đề tác động môi trường luôn được quan tâm, tránh các vấn đề phát sinh làm cản trở việc thực hiện dự án.

- Năng lực quản lý chất lượng: Đây là công việc đặc biệt quan trọng của mỗi dự án, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của mỗi dự án. Kỹ năng này nhằm đảm bảo các hạng mục công việc được tiến hành đúng chất lượng được đề ra.

- Năng lực làm việc nhóm: Làm việc theo nhóm là các cá nhân cùng làm việc với nhau để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt hơn là khi họ làm việc riêng rẽ.

- Quản lý đấu thầu dự án: Đây là cơng việc rất quan trọng, nó giúp ban quản lý có được các đối tác tốt nhất cho quá trình thực hiện dự án của mình. Các kỹ năng bao gồm kế hoạch đấu thầu, lập và phát hành hồ sơ mời thầu, thực hiện đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, quản trị hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý các dự án đầu tư của CTY TNHH MTV thoát nước Hải Phòng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)