Các yếu tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN VIÊN tại CÔNG TY TNHH MTV QUẢNG cáo –tổ CHỨC sự KIỆN RỒNG PHƯƠNG NAM (Trang 28 - 29)

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

1.4.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức

Chính sách quản trị nguồn nhân lực: như tuyển dụng, thù lao, đánh giá

thực hiện công việc, thăng tiến, khuyến khích,... nếu được đưa ra hợp lý sẽ làm tăng động lực của người lao động, trái lại sẽ làm cho họ không hứng thú với công việc, chỉ mong muốn duy trì trạng thái thực hiện cơng việc hiện tại hoặc thậm chí cịn đưa lại những phản ứng tiêu cực hơn. Trên thực tế, nếu các nhà quản lý ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và hồn thiện hóa hệ thống chính sách quản trị nhân lực thì khi đó quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo, từ đó sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động gắn bó, tích cực hồn thành cơng việc.

Văn hố tổ chức: là tổng hợp các yếu tố, mục tiêu, nhiệm vụ, thói quen, tập

tục quan niệm về giá trị, về tiêu chuẩn hành vi được hình thành trong tổ chức và được chia sẻ bởi mọi người trong tổ chức. Văn hóa tổ chức đóng vai trị quan trọng như một thứ động lực để khuyến khích. Mỗi một tổ chức với bản sắc văn hóa riêng sẽ trở thành cầu nối giữa các thành viên và tổ chức, tạo niềm tin và tăng cường mức độ trung thành. Nếu người lao động cảm thấy phù hợp và hịa nhập với văn hóa trong tổ chức thì người lao động sẽ có động lực trong lao động và ngược lại.

Cơ cấu tổ chức: là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong một tổ chức

thành một thể thống nhất, với nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi cho công việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, hướng tới hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý hay không hợp lý đều tác

động đến động lực lao động. Khi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được xây dựng hợp lý, trách nhiệm và quyền hạn công việc được phân định cho mỗi thành viên một cách rõ ràng, từ đó đánh giá được mức độ quan trọng của từng vị trí, hình thành nên cơ chế thưởng, phạt cơng bằng. Nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được xây dựng khơng hợp lý thì có thể sẽ khơng có sự thống nhất giữa ba yếu tố nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn, từ đó dẫn tới khơng tạo được sự đồng thuận trong nội bộ, gây tâm lý chán nản, hoang mang, không tạo được động lực lao động đối với người lao động.

Trình độ kỹ thuật và cơng nghệ: đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự thực hiện

công việc của người lao động vì vậy có tác động đến động lực lao động của người lao động. Trình độ kỹ thuật và công nghệ hợp lý sẽ cho phép phát huy tối đa khả năng làm việc của lao động. Ngược lại, với hạ tầng kỹ thuật yếu kém sẽ gây cản trở q trình thực hiện cơng việc của người lao động, dẫn đến thành tích và kết quả thực hiện công việc bị giảm sút.

Vị thế của doanh nghiệp: có tác động rất lớn đến động lực lao động. Khi

làm việc trong một tổ chức uy tín, vị thế cao hơn so với các công ty cạnh tranh trong ngành, người lao động sẽ cảm thấy tự hào vì mình là một cá nhân trong tập thể, đang làm việc trong đó. Do đó, việc chú ý nâng cao vị thế, hình ảnh của cơng ty để bất kỳ người lao động nào khi có cơ hội làm việc tại cơng ty đều cảm thấy hãnh diện và tự hào là điều hết sức cần thiết và quan trọng.

Hệ thống các quy định và chính sách của đơn vị, tổ chức: bao gồm các quy

định, chính sách về lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật,... Các chính sách này tác động rất lớn đến hành vi và thái độ của người lao động. Một hệ thống chính sách được xây dựng chặt chẽ, chi tiết, công bằng, rõ ràng sẽ củng cố được lòng tin của người lao động.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP đề tài HOÀN THIỆN CÔNG tác tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NHÂN VIÊN tại CÔNG TY TNHH MTV QUẢNG cáo –tổ CHỨC sự KIỆN RỒNG PHƯƠNG NAM (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w