Một số hiệu máy ảnh trên thị trường

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 57 - 67)

CHƯƠNG 1 : MÁY ẢNH CĂN BẢN

1.7. Một số hiệu máy ảnh trên thị trường

Canon – Nhật Bản

Hơn 60 năm qua, Canon luôn đi đầu trong việc tạo ra những dòng máy ảnh siêu mỏng và một số các tính năng cải tiến nhất cho các dòng máy ảnh chuyên nghiệp. Dịng ống kính của Canon là một trong những dòng tốt nhất hiện nay với kĩ thuật mới là mặt kính thủy tinh cực mỏng có tác dụng cho phép máy ảnh cắt giảm chiều rộng của máy ảnh đến một nửa. Canon còn là thương hiệu đi đầu trong việc thay thế công nghệ CCD bằng công nghệ CMOS. Và Canon là nhãn hiệu có bộ vi xử lý tốt nhất hiện nay với tên gọi là Digic II, bộ xử lý này giúp máy ảnh nhanh hơn và cho phép điều chỉnh màu sắc hình ảnh tốt nhất.

Kodak – Mỹ

Kodak là dòng máy ảnh ra đời sớm nhất trên thị trường máy ảnh kĩ thuật số. Kodak cho ra đời những chiếc máy ảnh công nghệ cao như Kodak Professional DCS Pro SLR và lợi thế của các dòng máy ảnh kỹ thuật số Kodak là chúng có thể lưu trữ gần như 13.890.000 pixel, một đặc tính mà chưa có cơng ty nào là đối thủ. Và tính năng này làm cho máy ảnh kỹ thuật số Kodak được thế giới biết đến như một thương hiệu máy ảnh nổi tiếng và đáng tin cậy hơn tất cả các thương hiệu trên thị trường.

Hình 1. 35: Máy ảnh Kodak.

Nikon – Nhật Bản

Nikon là hãng sản xuất máy ảnh nổi tiếng của Nhật Bản. Nikon là một thương hiệu luôn liên tục cải tiến cơng nghệ nhiếp ảnh, hình ảnh và ngành cơng nghiệp quang học. Vì thế mà Nikon có camera chất lượng đáng tin cậy và được nhiều người tin dùng.

Hình 1. 36: Máy ảnh Nikon.

Sony – Nhật Bản

Sony là một trong những hãng có ống kính máy ảnh DSLR tốt nhất trên thị trường hiện nay. Ống kính đặc biệt nhất là ống kính dịng G, có khả năng lấy nét ở những vùng cần lấy nét và xóa mờ phơng vùng nền rất thích hợp cho những người mới vào nghề có thể tự chỉnh ở mọi góc độ để bức ảnh được đẹp nhất.

Hình 1. 37: Máy ảnh Sony.

Fujifilm – Nhật Bản

Fujifilm được biết đến như một ơng hồng giới chụp ảnh, những bức ảnh được chụp với ống kính góc rộng có thể lưu giữ toàn bộ cảnh đồng quê hay một

thung lũng cho đến những thảo nguyên xa tận chân trời, hay khả năng siêu zoom giúp dễ dàng chụp được những đối tượng mà mắt thường khơng nhìn thấy.

Hơn nữa khả năng xử lý nhanh, chống rung tuyệt đối của ống kính cũng là một phần lý do khiến chúng ta không thể khơng chọn ống kính Fujifilm. Hiện tại trên thị trường có khá nhiều mẫu ống kính máy ảnh khác nhau, mỗi loại ống kính có các chức năng đặc trưng riêng, vì vậy tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà chúng ta có thể lựa chọn ống kính phù hợp.

Hình 1. 38: Máy ảnh Fujifilm

Leica – Đức

Đây là loại máy ảnh được nhiều nhiếp ảnh gia chuyên và khơng chun ưa chuộng vì độ hồn hảo của chất lượng ảnh. Leica thể hiện sự tinh tế và cả bảo thủ của Đức. Giá bán của Leica khá cao nhưng đi liền với chất lượng.

Ngồi ra thấu kính Leica được tạo nên từ nguyên liệu thủy tinh tinh khiết và trải qua những công đoạn chế tác nghiêm ngặt. Trước khi được đưa đi mài, mỗi thấu kính được hạ nhiệt từ 2 - 10 năm trong phòng lạnh để đảm bảo độ bền và độ trong tự nhiên sau khi xong q trình hạ nhiệt, thấu kính mới được chế tác hết sức tỉ mỉ bằng thủ công và mỗi ống kính được tráng phủ 43 lớp hóa chất đặc biệt có cơng thức hóa học tuyệt mật của hãng, để đảm bảo độ trong và có khả năng thu nhận ánh sáng, độ bền lên tới hàng trăm năm.

Khi một bức ảnh được chụp bằng ống kính Leica khơng chỉ nổi bật với chất lượng tái tạo hình ảnh như độ tương phản, độ phân giải mà còn bắt được những cảm xúc tự nhiên nhất mà khơng phải bất kì máy ảnh nào cũng làm được.

Hình 1. 39: Máy ảnh Leica.

Samsung – Hàn Quốc

Mặc dù mới lấn sân sang thị trường máy ảnh nhưng Samsung vẫn giành được nhiều sự chú ý của giới nhiếp ảnh nhờ sở hữu dòng máy giá rẻ, chất lượng cao. Và đặc biệt của máy ảnh Samsung là ứng dụng Smart Camera app được cài trên Android hoặc iOS (smartphone/ tablet) sẽ giúp cho người dùng dễ dàng truyền tải ảnh từ máy hình vào các thiết bị di động, đồng thời có thể dùng chính chiếc điện thoại làm thiết bị hỗ trợ chụp ảnh từ xa rất thuận lợi để chụp những tấm hình mọi kiểu dáng và phong cách khác nhau khi đi du lịch mà không cần nhiếp ảnh gia.

Hình 1. 40: Máy ảnh Samsung.

Olympus – Nhật Bản

Máy ảnh Olympus là hãng máy ảnh có hơi chút ẩn mình nhưng ln cho ra những mẫu máy ảnh chất lượng. Olympus có mẫu OM-D E-M1 Mark II với biệt danh "con quỷ tốc độ màn trập" bởi vì nó có tốc độ màn trập chụp "nhanh đến không tưởng". Cụ thể như ở chế độ lấy nét liên tục và sử dụng màn trập điện tử, máy có thể chụp với tốc độ màn trập 18 khung hình/giây ở định dạng RAW. Nếu khóa nét, tốc độ màn trập của máy có thể đẩy lên đến 60 khung hình/giây.

Hình 1. 41: Máy ảnh Olympus.

Máy ảnh Panasonic có ống kính với những tính năng độc đáo như ống kính chất lượng cao Leica Dicomar hay ống kính Wide Angle với góc rộng 12x Zoom quang học.

Bất kì nhiếp ảnh gia chun hay khơng chun cũng có thể chọn cho mình một chiếc máy ảnh kĩ thuật số Panasonic hoàn hảo để chụp được những bức ảnh một cách hài lòng là đáng giá.

Hình 1. 42: Máy ảnh Panasonic Lumix.

Pentax – Nhật Bản

Hiện tại máy ảnh Pentax ở Việt Nam đã có thể sản xuất được các ống kính chuyên nghiệp giúp máy ảnh của hãng này được nhiều người lựa chọn hơn trong khi máy ảnh DSLR thì được sản xuất ở nước thứ 3 là Philippines. Cũng như Sony, mặc dù thương hiệu được nhiều người Việt Nam biết đến nhưng ống kính máy ảnh của Pentax ở Việt Nam lại rất ít. Dù vậy thì chất lượng về ống kính của Pentax vẫn lớn mạnh và trên đà khẳng định vị thế của mình để cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng khác.

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. Làm việc theo nhóm 4-5 sinh viên, thực hành cầm máy ảnh, tháo lắp ống kính, lấy nét đối tượng và chụp ảnh.

2. Mỗi SV chụp ảnh 1 bạn trong lớp với điều kiện lấy nét chính xác.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)