Các bố cục ảnh thông dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 103 - 111)

CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ NHIẾP ẢNH

3.2. Bố cục ảnh

3.2.2. Các bố cục ảnh thông dụng

1. Quy tắc bố cục 1/3

Đây là bố cục được áp dụng phổ biến nhất trong nhiếp ảnh. Chia khung hình bằng các đường thẳng 1/3 như hình dưới, đưa các chủ thể vào đường 1/3 này. Nếu là các chủ thể chiếm diện tích nhỏ, hãy đưa chủ thể vào các điểm vàng - điểm giao nhau giữa các đường 1/3.

Hình 3. 5: Ảnh chụp với bố cục 1/3.

2. Quy tắc bố cục đường hội tụ

Mắt chúng ta có xu hướng nhìn theo những đường dẫn chủ ý ở trên bố cục. Vì thế chúng ta nên khéo léo sử dụng những đường dẫn trong đời thực để tôn chủ thể của mình. Các đường thẳng hội tụ về cùng một điểm trên ảnh sẽ tạo ra chiều sâu thu hút ánh mắt và tạo cảm xúc mạnh mẽ.

Hình 3. 6: Ảnh chụp với bố cục đường hội tụ.

3. Quy tắc bố cục đường dẫn hướng nhìn

Tìm ra một đường dẫn tự nhiên đi từ góc khung hình tới chủ thể chụp. Như vậy sẽ tạo được một sự liên kết chặt chẽ giữa chủ thể với tồn bộ khung hình.

Hình 3. 7: Ảnh chụp với bố cục đường dẫn hướng nhìn.

Đóng khung trong nhiếp ảnh có nghĩa là tạo ra một khung hình ảnh trực quan nhằm thu hút sự chú ý đến một khu vực cụ thể trong bức ảnh. Chụp một đối tượng qua khung hoặc không gian trong một đối tượng khác là một cách hiệu quả để khắc họa chiều sâu, tạo điểm thu hút cho cảnh vật. Khung có thể là những vật tự nhiên như cành cây hoặc mỏm đá và cũng có thể là các kiến trúc như ơ cửa sổ hoặc mái vịm. Đóng khung bởi các vật thể tự nhiên có liên quan đến chủ thể ln tạo cảm xúc thú vị cho người xem. Như tấm hình dưới chụp người thợ mộc, khung được tạo bởi lỗ thủng trên thân gỗ rất bắt mắt.

Hình 3. 8: Ảnh chụp với bố cục đóng khung.

5. Quy tắc bố cục tương phản

Chủ thể nổi bật trên nền bởi sự khác nhau về màu sắc hay hình khối. Tấm hình dưới cho thấy chủ thể tối nổi bật, tương phản với nền bụi màu trắng xám.

Hình 3. 9: Ảnh chụp với bố cục tương phản.

6. Quy tắc bố cục lấp đầy khung hình

Ý tưởng của việc lấp đầy khung hình là loại bỏ các yếu tố gây dư thừa cho hình ảnh, để lại ít hoặc khơng có không gian xung quanh, cách này có thể rất hiệu quả trong một số tình huống nhất định. Nó giúp người xem tập trung vào chủ đề chính mà khơng có bất kỳ sự phân tâm nào. Nó cũng cho phép người xem quan sát chi tiết của một đối tượng mà không thể quan sát được nếu chụp từ xa.

Ví dụ: Bức ảnh chụp cụ già đầy nếp nhăn của nhiếp ảnh gia Rehahn, rất nổi tiếng ra mắt công chúng năm 2014 đã sử dụng bố cục này để thể hiện nét đẹp của cụ già Việt Nam.

Hình 3. 10: Ảnh chụp với bố cục lấp đầy khung hình.

7. Quy tắc bố cục hình mẫu lặp lại

Các đối tượng có khoảng cách đều nhau, giống hệt nhau có thể được sắp xếp để tạo ra các mẫu lặp đi lặp lại trong bức ảnh. Thông thường trong một bức ảnh, người ta chỉ lấy một vài cảnh để làm điểm nhấn, tuy nhiên nếu chúng ta nhân bản, hay còn được gọi là chụp ảnh lặp lại các đối tượng lại khiến bức ảnh trở nên dễ gần và cuốn hút.

Ví dụ: Trong bức ảnh dưới, người đội nón nổi bật giữa hình ảnh lặp lại của những bó hương đầy màu sắc.

Hình 3. 11: Ảnh chụp với bố cục hình mẫu lặp lại.

8. Quy tắc bố cục đối xứng

Hình ảnh có thể được phân chia theo chiều dọc hoặc chiều ngang để tạo ra một đường đối xứng. Có những trường hợp đặt chủ đề chính ở trung tâm khung hình thực sự đem lại hiệu quả cao.

Sự phản chiếu là một ví dụ tuyệt vời về tính đối xứng, những dạng đối xứng khác có thể được tìm thấy trong tự nhiên hay được sắp đặt. Khi chụp ảnh đối xứng, hãy bắt đầu ở giữa đối tượng và đảm bảo máy ảnh song song với đối tượng.

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Làm việc theo nhóm 4-5 sinh viên, thực hành chụp ảnh theo đề tài, đúng bố cục, đúng ánh sáng.

Ví dụ: chụp ảnh theo đề tài đường phố

2. Mỗi SV chọn một thể loại ảnh và thực hiện chụp ảnh về thể loại đó.

Ví dụ: chụp ảnh theo thể loại kiến trúc

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)