Ảnh được chụp với ống kính tele

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 44)

1.3.2.4. Phân loại ống kính theo mục đích sử dụng Ống Kit

Là loại ống kính được bán kèm với body của máy. Ống kính Kit có thể là ống kính 1 tiêu cự (Prime, Fix) hay ống kính thay đổi tiêu cự (Zoom) nhưng thường là ống kính Zoom để phục vụ nhiều trường hợp. Chất lượng hình ảnh cho bởi ống kính Kit đạt mức trung bình. Tuy nhiên ống kính Kit của dịng mirrorless như Fujifilm hay Sony cho hình ảnh ở mức khá tốt.

Ống Prime hay ống Fix

Là loại ống kính khơng thay đổi được tiêu cự. Người chụp phải di chuyển bằng chân xa hay gần để canh lấy khung hình theo ý muốn. Ống kính Fix có số thấu kính ít nên ít quang sai, cho ánh sáng vào cảm biến được đầy đủ và chất lượng. Hình chụp bởi ống kính Fix thường có chất lượng cao khi sử dụng đúng cách.

Ống Zoom

Là loại ống kính có thể thay đổi tiêu cự để có thể chụp đối tượng ở xa ở gần. Ống kính Zoom có thể chụp được 80% nhu cầu chụp ảnh phổ thông, từ phong cảnh tới chân dung với chất lượng ảnh tốt. Ống kính Zoom có từ phân khúc thấp đến phân khúc cao.

Là loại ống kính cho phép lấy nét rất gần, từ vài cm tới vài mm. Ống kính Macro giúp phóng to các chủ thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát được như côn trùng, nhị hoa, ….

Hình 1. 23: Ống kính Macro Canon 50f2.5.

Ống mắt cá (Fish-Eye)

Giống như cái tên, ống kính Fish-eye cho góc nhìn cảnh vật như mắt lồi cá. Ống kính tạo hiệu ứng kéo gần những đối tượng nằm giữa khung hình và bẻ cong nhưng đối tượng nằm ở viền khung hình. Ống kính cho ra hình ảnh độc đáo, lạ mắt, tuy nhiên đòi hỏi người chụp phải có nhiều kinh nghiệm.

Ống Tilt-shilf

Tilt-shift là kỹ thuật dịch chuyển hoặc nghiêng ống kính chuyên dụng để tạo ra những bức ảnh mà chủ thể trông nhỏ hơn so với thực tế. Tilt là quay (nghiêng) ống kính và Shift là dịch chuyển ống kính song song với mặt phẳng của ảnh. Việc này tạo hiệu ứng chỉ làm rõ một phần của bức ảnh, cụ thể là ảnh chỉ sắc nét ở bề ngang giữa ảnh và bị mờ hai vùng trên và dưới. Ống kính Tilt-shift thường đắt nên ít được sử dụng. Chúng ta có thể tạo ra hiệu ứng Tilt-shift bằng Photoshop.

Hình 1. 25: Các loại ống kính Tilt-shift.

1.3.3. Chân máy.

Chân máy ảnh là công cụ không thể thiếu trong nhiếp ảnh. Những trường hợp sau đây chúng ta cần phải trang bị chân máy:

 Hạn chế sự giảm nét của ảnh.

 Tăng độ sâu trường ảnh ở điều kiện môi trường thiếu sáng khi chụp tốc độ màn trập chậm.

 Hệ thống máy ảnh to, nặng như các ống kính tiêu cự dài.

 Tăng cường chất lượng hình ảnh bằng cách giảm ISÔ đến mức thấp nhất.

 Cho phép bố cục góc chụp, lựa chọn khung hình một cách chính xác nhất, điều này giúp chúng ta khơng phải cắt bỏ hình khi bố cục lại làm suy giảm mật độ điểm ảnh ảnh hưởng nhiều đến việc in ấn ảnh chất lượng cao.

 Dùng để chụp ảnh HDR và panorama một cách chính xác và đạt chất lượng cao nhất.

 Dùng để chụp phong cảnh ban đêm, tốc độ màn trập chậm.

 Dùng để tự chụp cá nhân (self-portraits).

 Dùng cho chụp thể loại cận cảnh (close-ups/macro). Các vấn đề cần lưu ý đối với chân máy ảnh:

Sức chịu tải

Là khả năng chịu tải các thiết bị của chân máy, thông thường sức chịu tải càng cao là càng tốt, Tuy nhiên tải trọng là do từng nhà sản xuất đưa ra, khơng có sự thống nhất trong cách đo đánh giá.

Cân nặng

Trọng lượng của chân máy quyết định đến việc mang vác khi di chuyển và tính ổn định của chân máy trong điều kiện có gió hoặc sóng biển.

Chiều cao tối đa

Ảnh hưởng đến địa hình chụp ảnh, nhu cầu về góc chụp.

Độ cao tối thiểu

Góc máy thấp nhất có thể hạ xuống được, với nhu cầu chụp ảnh biển, sơng hồ cần soi bóng hoặc chụp sao đêm cần sử dụng góc thấp rất nhiều.

Chế độ gấp gọn

Khả năng gấp gọn để dễ dàng di chuyển và vận chuyển thuận tiện.

Mức độ linh hoạt

Khả năng thay đổi góc chụp, tư thế theo nhiều chiều hướng khác nhau. Thông thường mức độ linh hoạt càng cao thì mức độ bền vững, độ bền càng thấp.

Khả năng bảo trì

Khả năng vệ sinh, sửa chữa, thay thế các phụ tùng của chân máy ảnh.

Độ bền

Mức độ thuận tiện

Bao gồm vận hành trơn tru, chính xác, dễ dàng, nhanh chóng.

Hình 1. 26: Chân máy ảnh.

1.3.4. Đèn flash.

Đèn flash là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc ngược sáng. Tuy nhiên, flash tích hợp trên máy ảnh thông thường chiếu sáng rất gần. Cho nên trong các trường hợp đó chúng ta phải sử dụng đèn flash rời.

Đèn flash rời có khả năng tăng ánh sáng lên gấp 15 lần so với đèn flash tích hợp trên máy ảnh, khoảng cách chiếu sáng có thể cao hơn 4 lần và mức độ bao trùm ánh sáng cũng rộng hơn.

Bên cạnh đó, đèn flash rời điều chỉnh được nhiều góc hơn so với một góc cố định ở flash tích hợp: đèn flash rời có khớp gập và khớp xoay nên có thể điều chỉnh được nhiều góc đánh sáng. Khớp gập có thể điều chỉnh từ góc vng lên đến góc thẳng so với thân đèn. Khớp ngang có thể quay quanh trục theo một vòng tròn. Với sự điều chỉnh linh hoạt về xoay gập, đèn flash có thể đánh sáng trực diện, đánh sáng phản xạ dội trần hoặc đánh sáng chéo tùy theo nhu cầu người sử dụng.

Đèn flash rời có thể sử dụng kết hợp với các thiết bị hỗ trợ khác để tăng hiệu quả trong nhiếp ảnh. Ví dụ: gắn thêm diffuser – một thiết bị làm bằng nhựa gắn vào flash có tác dụng khuếch tán và làm dịu ánh sáng.

Đèn flash rời có thể thiết lập chế độ đo sáng tự động, thiết lập đo sáng tùy chỉnh, dùng như một nguồn sáng phụ, đồng bộ với máy ảnh để chụp với tốc độ màn trập cao, bù sáng với nhiều mức khác nhau.

Flash rời có thể gắn chân đế hoặc đặt vào giá đỡ để rời, dễ dàng điều chỉnh theo ý muốn.

Thông số Guide Number

Guide Number (GN) của flash rời là một giá trị số biểu thị độ sáng cực đại mà đèn flash tạo ra dựa trên hai thông số cơ bản là Khẩu độ và Khoảng cách tới chủ thể được tính theo cơng thức: GN = Khẩu độ x Khoảng cách. Giá trị GN thể hiện lượng ánh sáng phải cung cấp để chủ thể đủ ánh sáng. Giá trị này do nhà sản xuất đèn cung cấp theo sách hướng dẫn đi kèm, kiểm tra ở điều kiện tiêu chuẩn.

Hình 1. 27: Đèn flash rời.

1.3.5. Kính lọc.

Kính lọc là thiết bị khơng thể thiếu khi chúng ta muốn chụp những hình ảnh sắc nét tự nhiên mà không cần đến sự trợ giúp của Photoshop hay Lightroom.

Khi chụp ngược sáng, thiếu sáng, khung cảnh tương phản cao... thì máy ảnh không thể cho ra bức ảnh tốt như mắt người nhìn thấy. Trong những trường hợp này thì chúng ta cần dùng đến kính lọc.

Kính lọc (Filter) là thiết bị hỗ trợ cho ống kính máy ảnh, có tác dụng nhất định đối với một số thành phần ánh sáng nhằm tạo ra những hiệu quả hình ảnh đặc biệt.

Mỗi loại kính lọc đều có những chức năng khác nhau, nhờ đó mà có ứng dụng khác nhau trong quá trình sử dụng. Chức năng nổi bật của kính lọc là bảo vệ ống kính máy ảnh, bảo vệ mắt người, giúp hạn chế bớt ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống kính, tạo ra các hiệu ứng thú vị cho ảnh. Ngồi ra, kính lọc cịn hạn chế bụi bẩn cũng như các tác nhân mơi trường khác gây trầy xước ống kính.

1.3.5.1. Cấu tạo kính lọc

Kính lọc được cấu tạo từ một thấu kính trong suốt hoặc cũng có thể có màu sắc. Chất lượng của kính lọc ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng ảnh. Do vậy, kính lọc được tráng phủ nhiều lớp trên bề mặt để loại bỏ tối đa các hiện tượng quang sai, phản xạ. Trên thị trường hiện có 3 dạng kính lọc chia theo vật liệu cấu tạo.

Gel: Kính lọc làm từ các chất dẻo dạng gel, rất dễ hỏng và có giá thành khá

rẻ.

Optical: Kính lọc chế tạo từ nhựa đặc biệt, tương tự như nhựa làm kính đeo

mắt. Dịng sản phẩm này có nhiều ưu điểm như nhẹ, bền hơn các sản phẩm làm từ gel, đa dạng và giá thành không quá cao.

Kính: Kính lọc được làm từ kính cho chất lượng tốt, bền bỉ trong mọi mơi

Hình 1. 28: Kính lọc máy ảnh.

1.3.5.2. Kính lọc thơng dụng trên thị trường Kính lọc tia cực tím (UV)

Kính lọc tia cực tím giúp ngăn chặn các tia cực tím tiếp xúc với bộ cảm biến của máy ảnh, thường được dùng trong việc chụp ảnh ở mơi trường có ánh sáng tự nhiên như ảnh phong cảnh.

Kính lọc UV được cấu tạo nhiều lớp nên giảm được đáng kể các viền tím quanh ảnh chụp do tác nhân từ ánh sáng tia cực tím gây nên. Những kính lọc này trong suốt và có giá thành rẻ, do đó có thể dùng với hầu hết mọi nguồn sáng và có thể sử dụng như một kính chắn giảm bụi và chống xước cho thấu kính bên trong ống kính.

Kính lọc phân cực (Polarizer)

Kính lọc phân cực có tác dụng giảm độ chói sáng và mây mù, rất quan trọng và thích hợp trong việc chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt phong cảnh có trời mây. Kính lọc phân cực phát huy khả năng tối đa khi được đặt vng góc với hướng nguồn sáng trong ảnh. Sử dụng kính lọc này có thể giảm bớt độ tương phản giữa những vùng ánh sáng đối lập trong ảnh.

Có hai loại kính lọc phân cực là loại tuyến tính (Linear) và loại trịn (Circular - CPL). Kính lọc phân cực tròn cho phép hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh có thể hoạt động được. Loại tuyến tính có giá thành rẻ hơn nhiều, nhưng khơng cho phép máy ảnh lấy nét tự động nên người dùng phải tự lấy nét bằng tay.

Hình 1. 29: Ảnh trái khơng sử dụng kính lọc phân cực. Ảnh phải sử dụng kính lọc phân cực.

Kính lọc sáng theo từng phần (GND)

Filter GND hay cịn gọi là kính lọc phân cực về cơ bản là một tấm nhựa hoặc thuỷ tinh hình chữ nhật hoặc hình vng có hai phần tách biệt với một phần tối hơn. Vì vậy, kính lọc GND có tính năng giảm lượng ánh sáng trong hình ảnh nhưng chỉ giảm sáng ở một phần, khơng giảm tồn bộ bức ảnh. Kính lọc này cũng được sử dụng nhiều khi chụp ảnh có độ tương phản cao, khung cảnh có ánh sáng phân bố khơng đều theo dạng dọc hoặc ngang.

Kính lọc GND có nhiều loại, điển hình là Soft Edge, Hard Egde và Radial Blend. Kính lọc dạng Soft Edge tạo ra một dải mờ trung gian, giúp sự chuyển đổi từ sáng sang tối một cách từ từ, trong khi đó kính lọc Hard Edge chuyển đổi đột ngột giữa nền sáng và tối, trong khi kính lọc Radial Blend cho kết quả tối dần từ 4 góc vào trong bức ảnh.

Khác với các loại filter trịn lắp trực tiếp vào ống kính, để sử dụng GND chúng ta cần một bộ filter gồm các thành phần sau: Holder, Ring và Filter. Holder là khung để giữ filter phía trước ống kính, Ring giúp kết nối giữa Holder và Ống kính với nhau.

Hình 1. 31: Bên trái khơng sử dụng kính lọc GND. Bên phải sử dụng kính lọc GND.

Kính lọc theo mật độ ánh sáng tự nhiên (ND)

Kính lọc ND có tác dụng giảm lượng sáng đến cảm biến của máy ảnh. Kính lọc này rất hữu dụng khi cần chụp ảnh tốc độ màn trập chậm, thời gian phơi sáng dài trong điều kiện nguồn sáng mạnh hoặc muốn sử dụng ISO thấp.

Kính lọc ND đặc biệt có tác dụng khi cần chụp những tình huống như thác nước hay sông, biển nhằm tạo cảm giác nước mượt mà như dải lụa, những tình huống cần tăng độ mở ống kính, giảm độ sâu trường ảnh…

Hình 1. 32: Ảnh trái khơng sử dụng kính lọc ND. Ảnh phải sử dụng kính lọc ND.

1.4. CÁCH CẦM MÁY

Khi chúng ta cầm máy ảnh đúng cách thì sẽ giảm được tốc độ màn trập màn trập (shutter speed) xuống thấp. Đặc biệt là trong những môi trường thiếu sáng, chúng ta sẽ giữ máy chặt và lâu hơn để hình ảnh sau khi chụp được sắc nét.

Tư thế chụp đúng (áp dụng cả khi để máy nằm ngang hay xoay dọc) là:

 Giữ 2 khuỷu tay gần nhau, tì nhẹ vào ngực.

 Tay trái đỡ bên dưới ống kính.

 Mắt đặt sát nhìn vào ống ngắm, giữ chặt máy ảnh với trán.

Hình 1. 33: Cách cầm máy ảnh.

1.5. CÁCH SỬ DỤNG MÁY ẢNH

Trước khi bắt đầu chụp ảnh, chúng ta cần thực hiện các bước sau đây: 1. Chuẩn bị tất cả các thiết bị cần thiết cho buổi chụp ảnh.

a. Ống kính b. Thân máy c. Bộ sạc pin d. Pin e. Cáp giao tiếp f. Cáp Stereo AV g. Dây đeo máy h. Chân máy i. Đèn flash, …

2. Lắp pin và thẻ nhớ vào máy ảnh. 3. Gắn ống kính vào máy ảnh. 4. Khởi động máy ảnh.

6. Điều chỉnh Diop khung ngắm phù hợp với mắt.

Trong quá trình sử dụng máy ảnh, cần lưu ý các vấn đề sau:

 Sạc pin ngay khi hết, không để pin bị "đói" gây chai pin nhanh chóng. Sạc pin đúng cách: 2 lần đầu sạc từ 10-12 giờ, các lần sau sạc theo thời gian gợi ý của hãng.

 Sau mỗi 2 tháng phải lặp lại quy trình để làm "tươi" pin.

 Chỉ tháo pin, thẻ nhớ, ống kính khi đã tắt nguồn.

 Nếu ống kính có chống rung thì cần tắt chống rung trước khi tắt máy.

 Không tham gia hiệu chỉnh vào những tính năng chưa hiểu rõ.

 Lựa chọn hợp lí dung lượng file (cỡ ảnh), độ nhạy sáng, các ứng dụng tiện ích cho máy (bù trừ sáng, bù trừ đèn, các hiệu ứng, các chế độ tối ưu hố hình ảnh, ...).

1.6. CÁCH BẢO QUẢN MÁY ẢNH

Kẻ thù của máy ảnh là độ ẩm và nhiệt độ cao. Kẻ thù của ống kính là độ ẩm cao, nhiệt độ cao và nấm mốc. Vì vậy cần lưu ý các phương pháp bảo quản sau đây:

 Chống ẩm cho máy: dùng các thiết bị chống ẩm, hút ẩm, cần có đồng hồ ẩm kế đi kèm để kiểm soát độ ẩm. Lưu ý nhất là mùa Xuân mùa Hè ở miền Bắc nước ta.

 Giữ máy sạch sẽ và lau chùi thường xuyên không để bụi bám.

 Dùng các thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn: thẻ nhớ, đầu đọc thẻ, dây usb.

 Tránh dằn sốc khi di chuyển, có ngăn đựng riêng cho các phụ kiện tránh va chạm, trầy sướt.

 Với những máy dùng trong phịng chụp nên có lót êm khi đặt máy trên sàn nhà, sàn phòng chụp.

 Thường xuyên vệ sinh máy bằng vải mềm, khăn sạch, tránh bụi vào ngăn gương làm bụi bẩn sensor.

 Kiểm tra máy định kỳ: lau filter, cảm biến, ống kính, gương, ổ đọc thẻ, dây đeo, pin, sạc, thẻ nhớ, ….

 Cần chống ẩm cho ống kính tốt. Độ ẩm lí tưởng cho máy và ống kính là 45%.

 Dùng đèn đỏ 5-25w có tác dụng chống nấm mốc phát sinh.

 Tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ gây ngưng hơi nước trong máy và ống kính (ví dụ như đi từ phòng điều hòa hay xe hơi ra ngoài).

 Những vùng thời tiết xấu, nhiều sương mù hạn chế mang máy ảnh tới.

 Những ngày độ ẩm khơng khí cao hạn chế dùng máy và ống kính.

 Khơng nên cố tháo hood, filter hay vặn khi ống kính bị kẹt zoom, kẹt motor.

 Với những ống kính có kết cấu nhẹ, thân vỏ plastic nên cẩn thận khi tháo lắp, tránh dằn sóc khi di chuyển.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)