Ống kính máy ảnh

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 41 - 43)

1 – Hãng sản xuất (Canon, Nikkor, Pentax, Sigma, Tamron, …) 2 – Zoom hoặc Fix: Zoom là thay đổi tiêu cự, Fix là 1 tiêu cự.

3 – EF, EF-S: ống kính dùng cho loại cảm biến nào (APS-C hay Fullframe). 4 – Tiêu cự ống kính.

5 – Hệ số mở lớn tối đa của ống kính. 6 – USM, AF-S: lấy nét bằng motor siêu âm.

7 – Chế độ lấy nét: AF (Auto focus) và MF (Manual focus) 8 – Khoảng lấy nét tối thiểu.

9 – Dấu hiệu căn chỉnh với thân máy để gắn ống kính vào.

Ngồi ra cịn có: Quốc gia sản xuất (Japan, Germany, VN, …), số hiệu (No…), đường kính phía trước của ống kính, ....

 Bên trong là một bộ thấu kính và cửa điều sáng.

1.3.2.2. Tiêu cự của ống kính

Đặc tính quan trọng của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự.

Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt phim/ cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vơ cực. Tiêu cự của ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau.

1.3.2.3. Phân loại ống kính theo tiêu cự Ống kính trung bình (Ống normal)

 Độ dài tiêu cự 45mm – 55mm.

 Góc thu hình 510 – 410.

 Thích hợp chụp ảnh sinh hoạt, ảnh phong cảnh kích thước nhỏ, ảnh dịch vụ.

 Ưu điểm: Gọn nhẹ, ảnh phối cảnh giống thật.

 Khuyết điểm: Bị ảnh hưởng bởi “luật viễn cận” ở mức trung bình khi chụp gần 0,5m.

Ống kính góc rộng (Ống wide)

 Độ dài tiêu cự 7mm – 35mm.

 Góc thu hình 1800 – 630.

 Thích hợp chụp ảnh trong khơng gian hẹp hoặc tồn cảnh rộng.

 Ưu điểm: Góc thu ảnh lớn, khoảng rõ nét rất sâu.

 Khuyết điểm: Bị ảnh hưởng nhiều bởi “luật viễn cận”, hình ảnh chụp gần có hình dạng khơng bình thường.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)