Ảnh chân dung 2/3 người

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 124)

4.3.3.3. Kiểu toàn thân

Chân dung toàn thân là thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con người bằng cách cho nhân vật bộc lộ tình cảm từ vẻ mặt kết hợp với tư thế động tác của thân hình và chân tay. Bên cạnh đó có thể liên kết với đặc điểm của hình thái, vị trí đối tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm và ý nghĩa nội dung bức ảnh.

4.3.4. Ánh sáng

Ánh sáng quyết định thành bại trong chụp ảnh. Ánh sáng trong chân dung khá đa dạng và nhiều trường phái. Nhiếp ảnh gia Jay P. Morgan là người chuyên nghiên cứu ánh sáng chân dung. Theo ông, trong truyền thống cổ điển, chúng ta có 5 góc sáng cơ bản, từ 5 góc này sẽ mở rộng ra nhiều sáng tạo góc sáng khác.

4.3.4.1. Góc thứ nhất: Rembrant Light

Kiểu chiếu sáng Rembrandt được đặt theo tên của danh họa Rembrandt người Hà Lan, do ông thường dùng kiểu chiếu sáng này trong các bức họa của ông. Theo kiểu chiếu sáng này thì nguồn sáng (key light) chiếu thẳng vào mặt mẫu nhưng khn mặt lệch 1 góc khoảng 30 độ so với nguồn sáng, tạo bóng đổ một bên. Ở góc sáng này, người ta cố ý để bóng đổ bên phần mũi và dưới mắt là phần sáng của gò má. Độ chênh lệch sáng tối giữa phần sáng và phần bóng đổ không nhiều.

Để tạo đúng kiểu ánh sáng Rembrandt, cần đảm bảo rằng con mắt ở vùng tối của khuôn mặt vẫn bắt được ánh sáng, nếu không mắt sẽ "chết" và khơng lấp lánh.

4.3.4.2. Góc thứ hai: Split Light

Split lighting có thể dịch nghĩa là kiểu ánh sáng chia tách, nó chia tách khn mặt một cách chính xác thành hai nửa bằng nhau với một bên mặt được chiếu sáng còn bên kia thì tối. Nó thường được sử dụng để tạo ra hình ảnh ấn tượng cho những nhân vật như là một nhạc sĩ hay một nghệ sĩ. Kiểu chiếu sáng tách có xu hướng phù hợp với nhân vật nam hơn là nhân vật nữ. Mặc dù vậy, khơng có quy tắc cứng nhắc nào trong việc này.

Hình 4. 12: Ảnh chân dung với kiểu chiếu sáng Split.

4.3.4.3. Góc thứ ba: Broad Light

Nguồn sáng chính (key light) chiếu rộng tràn ra khỏi khuôn mặt, tràn xuống tay, vai và phần tóc. Góc sáng vẫn là góc chéo tạo độ lệch sáng tối hai phần mặt mẫu, nhưng góc lệch với mẫu là 90 độ vng góc với hướng mắt nhìn của mẫu. Ánh sáng này phủ tràn một bên mẫu, tạo độ tương phản trong khung ảnh rộng hơn, và góc chính của mẫu chiếm nhiều phần hơn phần tối trong khung ảnh.

Hình 4. 13: Ảnh chân dung với kiểu chiếu sáng Broad.

4.3.4.4. Góc thứ tư: Butterfly Light

Nguồn sáng chính thẳng với góc mắt nhìn của mẫu, góc chiếu sáng cao hơn đầu xuống mẫu nên tạo bóng đổ nhẹ nhẹ dưới mí mắt, cằm và khóe mũi nên phải dùng hắt sáng ngược lên để xóa bớt bóng đổ. Góc sáng này phủ sáng tồn bộ phía trước mặt mẫu, khơng để bóng đổ ở góc nào. Góc sáng này thường được chụp trong ảnh quảng cáo, thời trang.

Hình 4. 14: Ảnh chân dung với kiểu chiếu sáng Butterfly.

4.3.4.5. Góc thứ năm: Loop Light

Góc đèn chính (keylight) cao hơn đầu mẫu, đánh góc chéo 30 độ xuống, sáng hết phần tóc và mặt mẫu, tạo bóng đổ xéo trên cổ, mũi và cằm, dùng hắt sáng hoặc đèn phụ để xóa bóng. Góc sáng này dùng ánh sáng cao chiếu ngược với hướng nhìn của mẫu gây cảm giác vui tươi hơn.

Hình 4. 15: Ảnh chân dung với kiểu chiếu sáng Loop.

4.3.4.6. Các nguồn sáng phụ

Nguồn sáng chính (keylight) là nguồn sáng mạnh, góc sáng nguồn chính sẽ phụ thuộc vào chủ ý của người chụp, và chi phối các nguồn sáng phụ khác. Nguồn sáng chính trong chụp chân dung nên có softbox lọc sáng hoặc tấm lọc để ánh sáng mịn và nhẹ nhàng khi tiếp xúc đến mẫu.

Các nguồn sáng phụ cơ bản có thể là filllight, backlight, rimlight... đều là các nguồn sáng nhẹ tạt vào phần tối của chủ thể. Tùy theo chủ ý người chụp mà ánh sáng phụ sẽ giảm phần chênh lệch sáng tối, hoặc vừa đủ sáng phần lệch tối để chi tiết ảnh vẫn đủ. Hoặc ánh sáng phụ để tạo ánh sáng ven, làm nổi bật chủ thể hơn...

Hình 4. 16: Các nguồn sáng phụ.

4.3.5. Bố cục

Sau khi quan sát ánh sáng, bước kế tiếp là sắp đặt chủ thể ở đâu trên khung hình. Đây là 1 kỹ thuật rất là quan trọng, vì nó hướng mắt người xem vào nơi mà mình muốn nhấn mạnh. Có những quy tắc sau đây mà người chụp cần phải chú ý đến.

4.3.5.1. Quy tắc 1/3

Chủ thể nên đặt nằm trên những đường mạnh. Bên cạnh đó, những "điểm mạnh" cũng là những điểm lý tưởng để đặt chủ đề của mình.

Hình 4. 17: Ảnh chân dung bố cục 1/3.

4.3.5.2. Direction (Hướng)

Một tấm chân dung đẹp cần phải gây cảm giác "phương hướng" và "chuyển động". Để thực hiện điều này, chúng ta để nhiều khoảng trống trước mặt chủ đề hơn là sau lưng, và đồng thời cũng tạo nên hướng nhìn cho chủ đề.

Hình 4. 18: Ảnh chân dung có hướng.

4.3.5.3. Line (Đường)

Có 2 loại đường: Đường thực (real lines) và đường ảo (implied lines). Đường thực là đường có thể thấy được, ví dụ như đường rầy xe lửa, hàng rào, …. Đường ảo là những đường tưởng tượng (đường này khó thấy hơn, tùy theo sự sáng tạo của người chụp ảnh).

Mục đích chính của "line" là: Phá đi tính cơ đọng (static) của khung; giúp hướng mắt người nhìn vào chủ thể.

Hình 4. 19: Line trong ảnh chân dung.

4.3.5.4. Shape (Hình dạng)

Shape do đường thực hay đường ảo tạo thành. Thơng thường dạng tam giác nhìn ấn tượng và được áp dụng nhiều nhất.

Hình 4. 20: Ảnh chân dung bố cục tam giác. Bên cạnh đó cịn có L-shape, S-shape, …. Bên cạnh đó cịn có L-shape, S-shape, ….

Hình 4. 21: Ảnh chân dung bố cục S-shape.

4.4. ẢNH SẢN PHẨM

Chụp ảnh sản phẩm là một nhánh của nhiếp ảnh thương mại. Chụp hình sản phẩm là cơng việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm một cách chính xác và làm nổi bật những khía cạnh hấp dẫn của chính sản phẩm đó. Cơng việc chụp hình sản phẩm cho ra đời những hình ảnh mang tính thương mại có thể sử dụng vào trong quảng cáo, thiết kế catalogue, brochure, v.v….

Có các kiểu chụp ảnh sản phẩm sau:

1. Chụp với phông nền: sản phẩm được chụp đặt trước một phông nền phía sau.

2. Chụp bối cảnh (chụp theo concept): sản phẩm được chụp đặt trong bối cảnh phù hợp.

3. Chụp 3D: sản phẩm được tạo hình khối 3D, đơi khi được chụp ở nhiều góc độ giúp người xem nhìn được tồn bộ sản phẩm.

4. Chụp sáng tạo: người chụp tự sáng tạo ra cách chụp của riêng mình để tăng tính độc đáo.

4.4.1. Ánh sáng

4.4.1.1. Ánh sáng tự nhiên

Ưu điểm:

 Ánh sáng tự nhiên là một giải pháp đơn giản và tiết kiệm cho những shot hình chụp sản phẩm, đặc biệt nếu chúng ta muốn hình ảnh trơng thật tự nhiên và nguyên bản.

Nhược điểm:

 Khó kiểm soát ánh sáng: Ánh sáng tự nhiên thay đổi liên tục, do đó mọi thứ (như màu sắc, cài đặt máy ảnh, ...) thay đổi liên tục.

 Ánh sáng tự nhiên có thể dẫn đến thời gian phơi sáng lâu hơn hoặc cài đặt iso cao hơn (tạo ra nhiễu/ hạt khơng mong muốn).

 Có thể có ánh sáng xung quanh khơng mong muốn (phản xạ, trộn màu, ...).

 Nếu định chụp một bộ catalog sản phẩm, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với sự không đồng nhất về màu sắc, ánh sáng trong các bức hình của mình.

4.4.1.2. Ánh sáng nhân tạo

Ưu điểm:

 Tính nhất quán: Ánh sáng nhất quán trong chụp ảnh sản phẩm chính là chìa khóa làm nên những bức ảnh xuất sắc. Khi chụp catalog, cân bằng màu

chính xác xuyên suốt buổi chụp rất quan trọng và điều này chỉ có thể đạt được khi nguồn sáng khơng đổi.

 Kiểm sốt tốt: Khi nói đến ánh sáng nhân tạo, có rất nhiều thiết bị, công cụ sửa đổi và kỹ thuật để định hình ánh sáng. Điều này cho phép bạn linh hoạt sáng tạo hoặc tìm ra ánh sáng lý tưởng và hoàn hảo nhất phù hợp với chủ đề và diện mạo sản phẩm.

Nhược điểm:

 Chi phí: Chi phí để lắp đặt một bộ thiết bị chiếu sáng chuyên nghiệp khá đắt. Có nhiều cách để tiết kiệm chi phí và sáng tạo với ánh sáng tự nhiên xung quanh chúng ta hơn.

 Không gian: Sử dụng một bộ đèn chiếu sáng, địi hỏi một khơng gian đủ rộng với trần nhà cao. Ánh sáng nhân tạo còn cần đến giá đỡ đèn, boom arm và nhiều thiết bị khác. Do đó, nó sẽ chiếm rất nhiều không gian.

4.4.2. Phương tiện 4.4.2.1. Chân máy

Chân máy giúp cố định máy ảnh và góc chụp. Đây là dụng cụ tối quan trọng giúp đảm bảo chất lượng ảnh cao nhất, dễ lập bố cục ảnh theo hướng nằm ngang và thẳng đứng. Bạn cũng có thể tránh rung máy ngay cả ở tốc độ cửa trập thấp, do đó bạn khơng cần phải tăng độ nhạy sáng ISO khi chụp với khẩu độ hẹp.

4.4.2.2. Phông nền

 Phông nền cố định: Nên chọn phông nền đơn sắc, làm nổi bật cho sản phẩm. Có thể sử dụng phơng nền trắng, hoặc có màu tương phản với sản phẩm. Khi chụp ảnh sản phẩm với phông nền như vậy sẽ giúp sản phẩm thu hút ánh mắt người xem, tránh bị ảnh hưởng bởi các chi tiết không liên quan.

Hình 4. 23: Chụp sản phẩm với phơng nền đơn sắc.

 Phơng nền tự nhiên: Nếu khơng có các phơng nền cố định, có thể tận dụng các phông nền tự nhiên như: Bờ tường, hàng rào, sàn gỗ, vườn cây,… sẽ giúp bức ảnh sinh động, hấp dẫn. Thường đối với các sản phẩm là thời trang, có thể dùng phơng nền là bối cảnh đường phố, bức tường cổ kính,...

Hình 4. 24: Chụp sản phẩm với phông nền tự nhiên.

 Hộp chụp ảnh sản phẩm (studio box/foldio): Với những sản phẩm có kích thước nhỏ (phụ kiện, son phấn, đồng hồ…) thường sử dụng hộp chụp sản phẩm với phơng nền trắng. Ngồi ra, hộp chụp sản phẩm cịn tích hợp đèn led, đảm bảo ánh sáng khi chụp.

Hình 4. 25: Chụp sản phẩm với hộp chụp.

 Studio chụp ảnh: Nếu muốn chụp những sản phẩm có kích thước lớn, chúng ta cần một nguồn sáng lớn hơn, khi đó chúng ta đầu tư một studio để chụp.

Hình 4. 26: Chụp sản phẩm trong studio.

4.4.2.3. Đèn chiếu sáng

Khi chụp sản phẩm bằng hộp chụp hay studio, chúng ta cần phải sử dụng đèn chiếu sáng hỗ trợ.

4.4.2.3.1. Đèn liên tục

Đèn liên tục tạo ra ánh sáng liên tục. Ánh sáng này rất hữu ích cho nhiếp ảnh gia và quay video, phù hợp với chụp ảnh sản phẩm. Bạn có thể sử dụng nó với các hình dáng khác nhau để tạo sự dễ nhìn.

Có ba loại đèn sáng liên tục:

 Đèn huỳnh quang.

 Đèn Tungsten.

 Đèn LED.

Sự lự chọn bóng đèn chụp hình sản phẩm giữa các loại bóng đèn chủ yếu phụ thuộc vào sở thích của từng nhiếp ảnh gia vì chúng đều có ưu và khuyết điểm riêng.

 Đèn huỳnh quang là bóng đèn phổ biến nhất trong sử dụng ánh sáng phòng studio, chúng an toàn hơn và tiết kiệm năng lượng hơn vonfram, có rất nhiều điều chỉnh như có softbox có sẵn.

 Bóng đèn Tungsten phát ra ánh sáng khá cao với khổ rộng nhất, nhưng chúng phát ra lượng nhiệt lớn hoặc sử dụng điện năng cao.

 Đèn LED dễ dàng và nhanh chóng để thiết lập, nhưng khơng có nhiều phụ kiện có sẵn.

Hình 4. 27: Đèn chiếu sáng liên tục.

4.4.2.3.2. Đèn Speedlight.

Speedlight là đèn flash bên ngồi cịn được gọi là đèn flash trên máy ảnh. Chúng sẽ tạo ra một lượng ánh sáng khổng lồ ngay lập tức và sau đó cần vài giây để chụp lại. Điều này sẽ gây ra những bất tiện cho người mới bắt đầu. Đối với những nhiếp ảnh gia chun nghiệp thì đèn speedlights có tính linh hoạt cao. Ánh sáng mạnh cho phép chúng ta khép nhiều khẩu độ và cài đặt ISO khác nhau trong nhiều môi trường. Speedlights nhanh hơn và mạnh mẽ hơn so với đèn flash gắn trong của máy ảnh, và có thể được sử dụng với softbox để có thể phân tán ánh sáng.

Khi chụp ảnh sản phẩm với tốc độ nhanh, chúng ta sẽ cần phải mua cả đèn speedlight và bộ phụ kiện.

4.4.2.3.3. Strobe monolight.

Monolights là các đơn vị strobe khép kín với nguồn cung cấp điện, quạt làm mát, bộ phản xạ và chân đế. Đơi khi chúng cịn được gọi là “monoblocks”

Ưu điểm chính của monolight là đầu đèn có nguồn điện riêng, vì vậy khơng cần thêm bộ nguồn. Nó nhẹ hơn, cho phép linh hoạt hơn về vị trí và loại bỏ các loại cáp mở rộng.

Monolights là ánh sáng yêu thích của studio, khá nhỏ gọn. Đèn Strobe Monolight rất phổ biến cho nhiếp ảnh sản phẩm. Chúng cũng thường đi kèm với một thiết lập ánh sáng liên tục.

Bất kể chọn đèn chụp hình sản phẩm nào, chúng ta nên có ít nhất hai nguồn sáng để đảm bảo có ánh sáng phong phú. Khi có sự linh hoạt chúng ta sẽ sáng tạo hơn và chuyên nghiệp hơn.

Hình 4. 28: Đèn Strobe Monolight.

4.4.3. Kỹ thuật

4.4.3.1. Sử dụng một độ dài tiêu cự ở dải tele tầm trung để chụp chính xác hình dạng

Để chụp chính xác hình dạng của sản phẩm, hãy cài đặt độ dài tiêu cự ở dải tele tầm trung, và thử nhắm từ một khoảng cách xa một chút. Nếu bạn chụp gần sản phẩm ở dải góc rộng, kích thước của phía trước và phía sau của sản phẩm sẽ thay đổi, làm cho hình dạng của sản phẩm xuất hiện hơi khác với hình thức của nó trên thực tế.

Hình 4. 29: Ảnh khơng bị méo khi chụp ở dải tele tầm trung

Hình 4. 30: Ảnh bị méo khi chụp ở dải góc rộng

4.4.3.2. Khép khẩu và lấy nét ở toàn bộ sản phẩm

Nếu khoảng lấy nét cạn, toàn bộ sản phẩm sẽ không được chụp sắc nét, và chúng ta sẽ không thể chuyển tải chi tiết của sản phẩm. Vì vậy có thể khép khẩu đến f/11 để chụp. Tuy nhiên, lưu ý rằng độ dài tiêu cự càng dài, đo ̣ sâu trường ảnh càng nông. Mà trong chụp sản phẩm, nhiều khi tiêu cự dài được sử dụng, cho nên có thể cần phải khép khẩu xuống f/16 trong một số trường hợp.

Hình 4. 31: Cả hai sản phẩm đều đúng nét.

Hình 4. 32: Chỉ có sản phẩm ở tiền cảnh là đúng nét.

4.5. ẢNH KIẾN TRÚC

Các cơng trình kiến trúc độc đáo thường đại diện cho một nền văn hóa hay là sự dày cơng sáng tạo của các kiến trúc sư. Nó cũng tương tự như một tác phẩm của các nhiếp ảnh gia, do đó, chúng ta cần tìm hiểu một số kiến thức về nền văn hóa, mỹ thuật hay đơn giản là phong cách của các kiến trúc sư đã tạo ra cơng trình đó.

4.5.1. Đường chân trời

Không chỉ riêng thể loại nhiếp ảnh phong cảnh, đường chân trời còn rất quan trọng đối với thể loại nhiếp ảnh kiến trúc. Chúng ta phải đảm bảo rằng đường chân trời ln nằm ngang trong bức hình, nếu khơng hình ảnh sẽ tạo cảm giác không ổn định, chênh vênh gây cảm giác khó chịu cho người xem. Ảnh có đường chân trời thẳng sẽ có vẻ gọn gàng và cho cảm giác an toàn hơn.

Để kiểm tra đường chân trời, chúng ta có thể sử dụng thước ngắm được tích hợp sẵn trong máy ảnh hoặc hiển thị đường khung lưới trong màn hình LCD khi chụp.

Hình 4. 33: Đường chân trời trong ảnh kiến trúc.

4.5.2. Sử dụng bố cục đối xứng

Đây là bố cục phổ biến trong thể loại nhiếp ảnh kiến trúc. Với bố cục này, hình ảnh sẽ mang lại cảm giác trật tự và gây ấn tượng mạnh hơn đối với người xem. Ngoài ra, việc sử dụng bố cục đối xứng làm nhấn mạnh hơn thiết kế của kiến trúc cho dù chúng ta đang chụp ảnh cả tịa nhà hay một phần của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)