Cách bảo quản máy ảnh

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 1 : MÁY ẢNH CĂN BẢN

1.6. Cách bảo quản máy ảnh

Kẻ thù của máy ảnh là độ ẩm và nhiệt độ cao. Kẻ thù của ống kính là độ ẩm cao, nhiệt độ cao và nấm mốc. Vì vậy cần lưu ý các phương pháp bảo quản sau đây:

 Chống ẩm cho máy: dùng các thiết bị chống ẩm, hút ẩm, cần có đồng hồ ẩm kế đi kèm để kiểm soát độ ẩm. Lưu ý nhất là mùa Xuân mùa Hè ở miền Bắc nước ta.

 Giữ máy sạch sẽ và lau chùi thường xuyên không để bụi bám.

 Dùng các thiết bị ngoại vi tiêu chuẩn: thẻ nhớ, đầu đọc thẻ, dây usb.

 Tránh dằn sốc khi di chuyển, có ngăn đựng riêng cho các phụ kiện tránh va chạm, trầy sướt.

 Với những máy dùng trong phịng chụp nên có lót êm khi đặt máy trên sàn nhà, sàn phòng chụp.

 Thường xuyên vệ sinh máy bằng vải mềm, khăn sạch, tránh bụi vào ngăn gương làm bụi bẩn sensor.

 Kiểm tra máy định kỳ: lau filter, cảm biến, ống kính, gương, ổ đọc thẻ, dây đeo, pin, sạc, thẻ nhớ, ….

 Cần chống ẩm cho ống kính tốt. Độ ẩm lí tưởng cho máy và ống kính là 45%.

 Dùng đèn đỏ 5-25w có tác dụng chống nấm mốc phát sinh.

 Tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ gây ngưng hơi nước trong máy và ống kính (ví dụ như đi từ phịng điều hịa hay xe hơi ra ngồi).

 Những vùng thời tiết xấu, nhiều sương mù hạn chế mang máy ảnh tới.

 Những ngày độ ẩm khơng khí cao hạn chế dùng máy và ống kính.

 Không nên cố tháo hood, filter hay vặn khi ống kính bị kẹt zoom, kẹt motor.

 Với những ống kính có kết cấu nhẹ, thân vỏ plastic nên cẩn thận khi tháo lắp, tránh dằn sóc khi di chuyển.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)