Tam giác ánh sáng trong nhiếp ảnh

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 69)

2.1.1. Tốc độ màn trập (Shutter Speed) 2.1.1.1. Tốc độ màn trập màn trập là gì?

Màn trập máy ảnh là một thành phần có tác dụng điều chỉnh thời gian phơi sáng của cảm biến máy ảnh. Khi ta nhấn nút chụp, màn trập đang che ngay trước cảm biến sẽ mở ra, để lộ cảm biến để thu nhận ánh sáng. Khoảng thời gian phơi sáng đó gọi là tốc độ màn trập, tính bằng giây (s).

Hình 2. 2: Bảng định mức tốc độ màn trập.

Tốc độ màn trập màn trập thông thường cho sinh hoạt hàng ngày là 1/40s – 1/250s, cho chuyển động thể thao là 1/300s – 1/1000s và nhanh hơn thế nữa. Trong những trường hợp tốc độ màn trập được cài đặt chậm lại, từ 1s, 2s cho đến vài phút, thậm chí là vài giờ đồng hồ thì gọi là chụp ảnh phơi sáng.

2.1.1.2. Tác dụng của tốc độ màn trập

Khi chúng ta chụp ảnh với tốc độ màn trập nhanh thì ảnh của chúng ta thu được ít ánh sáng nên ảnh có khuynh hướng tối nhưng ảnh sắc nét, khơng bị mờ nhịe do rung tay hay do chuyển động. Hay nói cách khác là đóng băng chuyển động.

Hình 2. 3: Ảnh chụp đóng băng chuyển động với tốc độ màn trập nhanh.

Còn khi chúng ta chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm thì ảnh của chúng ta thu được nhiều ánh sáng nên ảnh có khuynh hướng sáng, đồng thời các đối tượng chuyển động sẽ có vệt nhịe. Chúng ta áp dụng tốc độ màn trập này để tạo hiệu ứng chuyển động cho đối tượng.

Hình 2. 4: Ảnh chụp dịng chảy mềm với tốc độ màn trập chậm.

Ngoài ra chúng ta cịn có thể áp dụng tốc độ màn trập chậm với kỹ thuật panning lia máy theo đối tượng chuyển động để tạo hiệu ứng chuyển động.

Hình 2. 5: Ảnh chụp panning lia máy theo đối tượng.

2.1.2. Khẩu độ (Aperture) 2.1.2.1. Khẩu độ là gì?

Bên trong ống kính có một bộ phận có khả năng mở to thu nhỏ để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào cảm biến được gọi là các lá khẩu. Khẩu độ là độ mở lớn

nhỏ của các lá khẩu. Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sáng của hình ảnh và độ sâu trường ảnh.

Hình 2. 6: Lá khẩu xếp tạo khẩu độ.

2.1.2.2. Các giá trị của khẩu độ

Khẩu độ được đo bằng tỉ lệ giữa tiêu cự và đường kính lỗ mở được gọi là “f- stop”. Đó là “f/số”: f/1.4 – f/2 – f/2.8 – f/4 – f/5.6 – f/8 – f/11 – f/16 – f/22 – f/32. Mỗi một f-stop sẽ tăng gấp đôi hoặc giảm phân nửa độ mở của ống kính (tương đương với lượng ánh sáng nhận được). Trên thực tế, mỗi mức f-stop thường sẽ chia thành 3 phần bằng nhau. Ví dụ: từ f/2.8 đến f/4 được chia thành 3 phần là f/3.2 và f/3.5.

2.1.2.3. Tác dụng của khẩu độ

Khẩu độ được dùng để điều phối lượng sáng đi vào cảm biến. Khẩu độ mở càng lớn (tức f/số nhỏ) thì ánh sáng vào càng nhiều, ảnh càng sáng. Ngược lại, khẩu độ càng đóng nhỏ (tức f/số lớn) thì ánh sáng vào càng ít, ảnh càng tối.

Bên cạnh đó, khi mở khẩu lớn thì độ sâu trường ảnh sẽ mỏng (xóa phơng, thích hợp chụp ảnh chân dung). Cịn khi đóng nhỏ khẩu độ thì độ sâu trường ảnh sẽ sâu (ảnh nét đều trung cảnh, tiền cảnh và hậu cảnh, thích hợp chụp ảnh phong cảnh).

Hình 2. 8: Từ trái sang phải: khẩu độ mở lớn đến đóng nhỏ; độ sâu trường ảnh từ cạn đến sâu.

2.1.3. Độ nhạy sáng ISO

“ISÔ” hay “độ nhạy sáng ISO” là viết tắt của "International Organisation for Standardisation" (Tổ Chức Chuẩn Hóa Quốc Tế), một tổ chức xác định các tiêu chuẩn quốc tế.

“Độ nhạy sáng ISO” là một thuật ngữ nhiếp ảnh được sử dụng rộng rãi. Trên máy ảnh phim, nó cho biết độ nhạy của phim ảnh với ánh sáng. Trong nhiếp ảnh số, nó cho biết độ nhạy của cảm biến CMÔS đối với ánh sáng. Máy ảnh số thường có cài đặt mức độ nhạy sáng ISO nằm trong khoảng từ 100 (độ nhạy thấp) đến 12.800 hoặc cao hơn (độ nhạy cao).

ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, ảnh thu được nhiều ánh sáng. Điều này sẽ có ích khi chụp ở điều kiện thiếu sáng mà không được phép dùng đèn flash.

Hình 2. 9: Ảnh được chụp với ISO cao.

Một số máy có khả năng cho độ nhạy sáng thấp hơn như: 50, 65, 80 để chụp trong trường hợp mơi trường bên ngồi dư sáng cao hoặc chụp phơi sáng.

Hình 2. 10: Ảnh được chụp phơi sáng với ISO thấp.

Như vậy, khi thay đổi ISÔ là thay đổi độ nhạy sáng của cảm biến, tức là thay đổi độ sáng của ảnh: ISO thấp thì ảnh tối, ISO cao thì ảnh sáng. Ngồi ra, ISO cịn ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh: ISƠ cao thường tạo noise cho bức ảnh, hay cịn gọi là nhiễu hạt.

Hình 2. 11: Ảnh bị nhiễu khi chụp với ISO cao.

2.1.4. Độ sâu trường ảnh (DoF)

2.1.4.1. Độ sâu trường ảnh (DoF) là gì?

DoF (Depth of Field) là khoảng khơng gian phía trước ống kính cho ảnh rõ nét trên cảm biến máy ảnh. Muốn chụp chủ thể nào thì ta cần lấy nét chủ thể đó, tức đưa chủ thể nằm trong DoF. Chất lượng bức ảnh và mức độ thực hiện ý đồ tác giả phụ thuộc rất nhiều vào DoF. Chúng ta cần làm chủ yếu tố này mới thực hiện được các mục đích nhiếp ảnh cơ bản như: chụp chân dung, chụp phong cảnh hay chụp đường phố.

Hình 2. 12: Ảnh mô tả độ sâu trường ảnh.

2.1.4.2. Xác định độ sâu trường ảnh

Trong nhiếp ảnh macro (chụp vật thể nhỏ), khoảng cách từ máy đến chủ thể rất ngắn, do đó DoF cũng rất mỏng, chúng ta chỉ lấy nét 1 phạm vi nhỏ, cịn phần nằm ngồi DoF đều bị xóa mờ.

Hình 2. 13: Ảnh macro với DoF siêu mỏng.

Trong nhiếp ảnh chân dung, DoF thường được điều chỉnh mỏng để xóa phơng, tạo hình chủ thể nổi bật đẹp mắt và bokeh sinh động.

Hình 2. 14: Ảnh chân dung xóa phơng với DoF mỏng.

Trong nhiếp ảnh phong cảnh, DoF được điều chỉnh sao cho thật sâu, nhằm lấy nét toàn bộ tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.

Hình 2. 15: Ảnh phong cảnh với DoF sâu, nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh.

Tùy vào nhu cầu và mục đích, độ sâu trường ảnh được vận dụng thích hợp sẽ tạo ra bức ảnh đẹp như mong muốn.

2.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến DoF

Các yếu tố ảnh hưởng đến DoF:

 Khẩu độ ống kính

 Tiêu cự ống kính

 Khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể.

Ảnh hưởng của khẩu độ đến DoF

Khẩu độ mở càng lớn thì DoF càng mỏng và ngược lại.

Ví dụ: Khi chụp chân dung, động vật hoang dã ta mở khẩu lớn nhằm thu ngắn

DoF, xóa mờ hậu cảnh, làm nổi bật chủ thể. Ví dụ: f1.8, f2, f2.8, …. Khi chụp ảnh phong cảnh thì ta cần lấy nét toàn bộ khung cảnh trước ống kính, do đó cần DoF sâu nên ta cần khép nhỏ khẩu độ. Ví dụ: f11, f13, f16, …

Ảnh hưởng của tiêu cự đến DoF

Tiêu cự càng lớn thì DoF càng mỏng và ngược lại.

Ví dụ: Khi chụp chân dung sử dụng tiêu cự tele lớn hơn 50mm sẽ cho DoF

mỏng. Các tiêu cự wide nhỏ hơn 50mm dùng trong chụp phong cảnh sẽ cho DoF sâu.

Ảnh hưởng của khoảng cách từ máy ảnh đến chủ thể tới DoF

Máy càng gần chủ thể thì DoF càng mỏng và ngược lại.

Ví dụ: Tiến gần hơn đến chủ thể khi chụp chân dung, để đạt được DoF thích hợp

cho xóa phơng. Lùi xa chủ thể khi muốn lấy rộng thêm khung cảnh, và lấy nét sâu hơn với DoF sâu.

2.1.5. Stop phơi sáng

Stop phơi sáng là đại lượng chỉ một mức sáng của ảnh. Khi tăng hay giảm một stop có nghĩa là tăng gấp đơi hay giảm gấp đơi độ sáng của một tấm hình. Stop phơi sáng tăng giảm thông qua 3 đại lượng của tam giác phơi sáng: ISƠ, khẩu độ và tốc độ màn trập.

Hình 2. 17: Một bức ảnh khi giảm và thêm 1 stop phơi sáng.

Stop phơi sáng và ISO

Thang đo của ISO là 50, 100, 200, 400, 800, ... cứ số sau gấp đôi số trước. Như vậy, nếu khẩu độ và tốc độ màn trập khơng đổi, ta tăng ISƠ một mức là lượng ánh sáng vào cảm biến tăng gấp đơi, tức tăng lên 1 stop. Có một số ISO ngoại lệ ở một số máy hiện đại có các mức ISO lẻ là 60, 80, 160, 320. Chúng ta tạm hiểu đây là các mức trung gian, chia một stop thành các mức nhỏ hơn.

Hình 2. 18: Các stop phơi sáng trên thang đo ISÔ.

Stop phơi sáng và Khẩu độ

Khẩu độ có các mức tăng giảm là 1/3 stop. Ví dụ, từ khẩu f/2.8 đến khẩu f/4 là 1 stop. Ta chia nhỏ 1 stop này thành 3 phần, thì từng phần trung gian sẽ tương ứng với khẩu f/3.2 và f/3.5.

Hình 2. 19: Các stop phơi sáng trên thang đo khẩu độ.

Stop phơi sáng và Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập được đo bằng khoảng thời gian lộ sáng của cảm biến. Do đó khi ta tăng tốc độ màn trập gấp đôi hay giảm gấp đôi, là tăng giảm 1 stop. Ví dụ, khi đang chụp đường phố ở tốc độ màn trập 1/100s thì phát hiện một chuyển động và muốn chụp đóng băng chuyển động đó, chúng ta đổi sang tốc độ màn trập 1/200s. Điều này đồng nghĩa chúng ta đã giảm đi 1 stop ánh sáng.

Hình 2. 20: Các stop phơi sáng trên thang đo tốc độ màn trập.

2.1.6. Bù sáng EV

Ví dụ trong trường hợp chúng ta thay đổi tốc độ màn trập từ 1/100s sang 1/200s mà không thay đổi 2 đại lượng Khẩu độ và ISO thì ảnh sẽ bị tối đi một nửa (giảm đi 1 stop). Do đó, để tăng tốc lên gấp đơi mà ảnh vẫn đúng sáng thì đồng thời khi đó khẩu độ phải mở lớn gấp đơi, hoặc ISƠ tăng gấp đơi bù lại stop bị giảm kia. Thao tác tăng gấp đôi hoặc giảm gấp đôi lương sáng này ta thực hiện thơng qua đại lượng EV. Trên máy ảnh đều có bánh xe tăng giảm EV với các mức 1/3 stop phơi sáng.

2.1.7. Biểu đồ Histogram

Histogram là một công cụ không thể thiếu trong việc xử lý ảnh hậu kỳ bằng các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Độ sáng của một tấm hình được chia thành 5 vùng: Black, Shadow, Midtone, Highlight, White. Histogram là biểu đồ hiển thị phân bổ các pixel ảnh trên 5 vùng này.

Hình 2. 22: Biểu đồ Histogram.

Các kênh màu trong Histogram

Biểu đồ ánh sáng thường biểu diễn thông tin của 3 màu cơ bản trong hệ màu RGB và thường được gọi là RGB Histogram. Các vùng biểu đồ màu đỏ, xanh dương và xanh lá đại diện cho các kênh màu tương ứng trong hệ màu RGB. Riêng phần biểu đồ màu xám là biểu đồ chung cho 3 kênh màu RGB. Các phần màu tím, màu vàng và màu lam dùng để biểu thị những vùng ảnh chồng lên nhau của 2 trong 3 màu gốc RGB.

Histograms và độ chi tiết ảnh chụp

Nếu biểu đồ nằm sát vào cạnh trái là hình đang có những điểm ảnh bị tối đen - tức mất chi tiết trong vùng Black. Và nếu biểu đồ nằm sát vào cạnh phải là hình đang bị cháy sáng ở một số điểm ảnh - tức mất chi tiết trong vùng White.

Histogram và độ phơi sáng

Thơng thường một Histograms được cho là tốt có dạng hình núi, có đỉnh nằm trong vùng midtone, hai bên sườn núi thuộc các vùng còn lại, nhưng không chạm cạnh phải hay cạnh trái (tránh mất chi tiết). Cách hiểu này đúng khi chụp

phong cảnh. Đối với một số thể loại nhiếp ảnh khác, cách hiểu này có phần hạn chế. Trong một số trường hợp biểu đồ dồn về bên trái tức vùng black và shadow, nhưng ảnh vẫn đẹp mắt bởi ý đồ tác giá muốn như vậy - trường phái lowkey. Tương tự một số trường hợp biểu đồ dồn về bên phải tức vùng highlight và white, và ảnh vẫn đẹp mắt bởi ý đồ tác giá muốn như vậy - trường phái highkey.

Hình 2. 23: Ảnh lowkey Hình 2. 24: Ảnh highkey.

2.1.8. Các chế độ đo sáng

Trên máy Canon có các chế độ đo sáng sau:

Chú ý rằng, điểm đo sáng khác với điểm lấy nét. Điểm lấy nét có thể di chuyển, cịn điểm đo sáng ln ở giữa khung hình.

2.1.9. Cân bằng trắng Nhiệt độ màu Nhiệt độ màu

Mỗi màu của ánh sáng tương ứng với một nhiệt độ nguồn, ta gọi đó là nhiệt độ màu. Theo đó màu này sẽ nhuốm nên các chủ thể khi ta chụp hình. Ví dụ ảnh chụp dưới ánh đèn trịn thì bị ám vàng, vì dây tóc bóng đèn làm bằng tungsten (wolfram) có nhiệt độ khi cháy sáng là 32000K (K: độ Kenvin, giống độ C nhưng thang đo khác, 10C = 2740K).  10000K  20000K  25000K  30000K  40000K  50000K  55000K  60000K  70000K  80000K  90000K  10,0000K  11,0000K  20,0000K Ánh nến, đèn dầu.

Rạng đơng (sớm hơn bình minh), đèn Wolfram. Bóng đèn sợi đốt.

Ánh đèn trong phòng rửa ảnh. Đèn huỳnh quang.

Ánh sáng ban ngày, đèn flash điện tử. Trời trong, mặt trời trên đỉnh đầu. Ánh nắng trong điều kiện khơng mây. Ánh nắng trong tình trạng trời mây. Trời nhiều mây.

Bóng mát vào ngày trời trong. Trời nhiều mây đen, chuyển mưa. Trời xanh khơng có mặt trời.

Xế chiều, mặt trời khuất sau núi trong ngày đẹp trời. Hình 2. 26: Bảng nhiệt độ màu của một số nguồn sáng.

Do đó khi chụp ảnh, chúng ta cần biết mình đang chụp với nguồn sáng nào, từ đó có sự cân bằng tương ứng trên máy để màu diễn đạt trên hình được trung thực. Việc làm này gọi là cân bằng trắng White Balance (WB).

Cân bằng trắng (White Balance)

Màu trắng của ánh sáng về bản chất là màu tổng hợp của tất cả các ánh sáng trải dài từ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Khi ta dịch chuyển màu trắng chụp trên máy ảnh về đúng màu trắng chuẩn, đồng nghĩa các màu khác cũng được dịch chuyển về đúng màu gốc của nó. Do đó, điều chỉnh màu như thế được gọi tổng quát là Cân bằng trắng.

Hình 2. 27: Màu ảnh thay đổi khi lựa chọn WB. Để cân bằng trắng, chúng ta thực hiện một trong các cách sau: Để cân bằng trắng, chúng ta thực hiện một trong các cách sau:

 Chọn chế độ Auto White Balance (AWB). Ngày nay, các thuật toán mới ra đời giúp AWB thực hiện cân bằng trắng rất xuất sắc trong phần lớn môi trường chụp ảnh, đặc biệt là khi điều kiện ánh sáng tốt. Người mới chụp có

thể ln để mặc định ở chế độ này là có thể chụp với nhiều thể loại khác nhau.

 Lựa chọn các mơi trường chụp theo menu có sẵn: Custom Light Sources:

Hình 2. 28: Bảng Custome Environment White Balance.

 Sử dụng Custom White Balance cho phép lấy mẫu cân bằng trắng từ ảnh chụp 1 màu xám chuẩn (Grey 18%) trong cùng điều kiện ánh sáng mơi trường chụp, sau đó sử dụng WB này cho các lần chụp tiếp theo. Màu xám chuẩn này có thể lấy từ 1 số pixel màu trung tính trên hình, hoặc dùng thẻ màu chuẩn greycard có bán sẵn trên thị trường.

2.1.10. Chế độ lấy nét

Lấy nét là việc làm cơ bản của người cầm máy. Một tấm hình dù ánh sáng, bố cục, màu sắc hoàn hảo, nhưng chủ thể khơng nét thì cũng khơng đạt. Trong nhiếp ảnh có 2 hình thức chính của việc lấy nét: lấy nét thủ công (MF) và lấy nét tự động (AF).

2.1.10.1. Lấy nét tự động (Auto Focus - AF)

Với công nghệ máy ảnh phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc chụp với chế độ lấy nét Auto Focus (AF) dường như đã trở thành mặc định bởi tính hiệu quả và nhanh chóng bắt khoảnh khắc của nó. Số điểm lấy nét cực lớn cho phép bắt trọn mọi chuyển động của vật thể - và khả năng theo nét liên tục khiến mọi khoảnh khắc đều được bắt trọn vẹn với độ nét chính xác cao.

Hình 2. 29: Chế độ lấy nét tự động trên máy ảnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)