Hiện tượng sắc sai qua thấu kính

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 170)

Hiện tượng cầu sai: Là hiện tượng hội tụ ánh sáng khơng chính xác.

Hình 5. 22: Hiện tượng cầu sai của thấu kính chuẩn và khơng chuẩn.

 Trên mỗi thấu kính hình cầu đều có 1 điểm tương đối hội tụ đúng nhưng nó khơng gây ra hiện tượng cầu sai. Mức độ cầu sai sẽ phụ thuộc vào chiết suất của loại kính, và gia cơng kính.

Hình 5. 23: Panel Lens Corrections ở chế độ Profile.

 Profile là chỉnh theo thơng số có sẵn. Điều chỉnh profile có sẵn ở mục Lens Profile. Mục Amount cho phép tuỳ chỉnh thêm các mục khác.

Hình 5. 24: Panel Lens Corrections ở chế độ Manual.

 Manual là tự chỉnh theo từng phần:

 Distortion: Phần cân hình qua thanh trượt Amount và ơ Constrain Crop – bắt buộc cắt hình cho cân.

 Defringe: Sửa lỗi quang sai bằng cách điều chỉnh các màu qua hai mục Purple Hue và Green Hue.

 Vignetting: Điều chỉnh các góc hình khi hình bị vấn đề ở các góc. Với Amount là số lượng pixel và Midpoint là khoảng các từ tâm hình.

5.2.4.8. Transform

Transform cho phép cân chỉnh ảnh về đúng phối cảnh mà ta mong muốn.

Hình 5. 25: Panel Transform.

5.2.4.9. Effects

Effects cho phép làm sáng tối góc hình với mục đích tập trung vào chủ thể với mục Post-Crop Vignetting hay tạo hạt như hiệu ứng phim xưa với Grain. Mục đích của Effect chính là thêm hiệu ứng tuỳ chọn người dùng vào hình với mục đích làm mới hình hay tập trung vào chủ thể.

 Style (Kiểu):

 Hightlight Priority: ưu tiên vùng sáng.

 Color Priority: ưu tiên vùng màu.

 Paint Ơverlay: ghi đè lên hình.

 Amount: số lượng pixel áp dụng.

 Midpoint: khoảng cách với tâm hình.

 Roundness: độ bo tròn.

 Feather: độ mịn.

 Highlights: độ sáng.

 Grain (Hạt)

 Amount: số lượng hạt trên hình.

 Size: Kích cỡ các hạt.

 Roughness: độ thô cứng của các hạt.

5.2.4.10. Calibration

Hiệu chuẩn máy ảnh là q trình tìm kiếm các thơng số thực sự của máy ảnh mà sản xuất một bức ảnh hoặc video. Thông thường, các thơng sốmáy ảnh được đại diện trong 3×4 ma trận được gọi là ma trận máy ảnh. Quá trình này thường được gọi là máy ảnh hiệu chuẩn, nhưng "máy ảnh hiệu chuẩn" cũng có thể có nghĩa là cân chỉnh máy ảnh trắc quang. Có thể hiểu một cách ngắn gọn, hiệu chuẩn là hoạt động mà ở đó thiết bị kiểm tra được so sánh với một giá trị tham chiếu cho trước. Hiệu chuẩn thường đòi hỏi thiết bị đo lường mới khi một khoảng thời gian cụ thể hoặc một lượng thời gian hoạt động cụ thể đã trôi qua. Việc hiệu chuẩn thường được thực hiện khi một thiết bị gặp sự cố có thể đẩy nó vượt ra khỏi những giới hạn cụ thể.

Hình 5. 27: Panel Calibration.

5.2.5. Preset

Preset là bộ những chỉnh sửa ta thực hiện trên 1 bức ảnh được lưu lại. Preset giúp ta tối ưu hoá thời gian nếu muốn chỉnh sửa nhiều ảnh chung một kiểu cách. Preset tương tự Actions trong Photoshop.

Hình 5. 28: Panel Preset.

5.2.5.1. Áp dụng preset cho ảnh

Trên panel Preset, Lightroom cung cấp một số preset có sẵn. Nếu muốn sử dụng preset nào để áp dụng cho ảnh thì chúng ta chỉ cần click chọn preset đó.

5.2.5.2. Tạo preset mới

Nếu chúng ta muốn tạo preset mới thì nhấn vào chọn Create Preset. Preset này sẽ lưu lại các tinh chỉnh với ảnh đang làm. Vì thế hãy chắc rằng đã hồn thành việc tuỳ chỉnh rồi mới tạo preset.

Hình 5. 29: Hộp thoại tạo preset mới.

Chọn thông muốn lưu bằng cách check vào ơ thơng số. Có thể chọn hết bằng Check All hoặc bỏ chọn hết bằng Check None. Khi xong thì nhấn Create.

5.2.5.3. Sử dụng preset ngoài

Khi chúng ta muốn sử dụng preset bên ngồi thì nhấn vào chọn Import Preset  chỉ đến nơi lưu trữ preset  chọn preset  Import.

Hình 5. 30: Hình trước và sau khi được áp preset.

5.3. IN ẢNH

Trong Lightroom, chúng ta không thể lưu ảnh theo cách truyền thống, thay vào đó phải xuất ảnh. Chúng ta có thể xuất ảnh ở các định dạng file khác nhau sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Để xuất, lưu ảnh trong Lightroom, thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chọn ảnh muốn xuất. Bước 2: Chọn kích thước chính xác

Đây là một trong những sai lầm cơ bản nhất mà nhiều người mắc phải khi xuất bản sao cuối cùng gửi đi in. Trên các thiết bị kỹ thuật số hiển thị kích thước nào cũng được, nhưng khi in sẽ có những cỡ giấy in tiêu chuẩn mà bạn cần tuân thủ. Nếu ảnh chưa có tỷ lệ chuẩn, bạn sẽ cần crop lại cho đúng.

Lưu ý: Bạn nên giữ ảnh gốc rồi copy ra bản sao để tùy ý chỉnh sửa.

Bước 3: Mở hộp thoại Export

 Chọn File  Export, hoặc click chọn nút Export trên module Library. Sau đó chọn Export To  Hard Drive từ menu ở góc trên cùng hộp thoại Export.  Để xuất ảnh, lưu ảnh vào ổ USB, chọn Export To  Hard Drive, sau đó trên

bảng Export Location, chọn Export To  Specific Folder. Click chọn Choose và điều hướng đến ổ USB.

Hình 5. 31: Export Location trên hộp thoại Export.

Bước 4: Chọn cài đặt xuất trước (tùy chọn)

 Lightroom được tích hợp sẵn một số cài đặt trước để xuất ảnh ra ổ đĩa ở các định dạng file cụ thể. Chẳng hạn, cài đặt For Email cho phép xuất ảnh JPEG 72-dpi và tự động gửi email từ Lightroom.

 Nếu muốn bạn có thể chọn cài đặt sẵn ở khung bên trái hộp thoại Export và bỏ qua bước 6.

Bước 5: Thiết lập tùy chọn xuất

 Chọn đúng khơng gian màu

 Nếu có sự khác biệt nhiều về màu sắc giữa ảnh trên màn hình máy tính và ảnh đã in ra của mình, rất có thể là ta đã chọn sai khơng gian màu.

 Khơng gian màu hình ảnh kỹ thuật số là khía cạnh quan trọng nhất của việc biểu diễn màu chính xác trong một bản in. Chúng ta cần đảm bảo rằng đang chọn AdobeRGB. AdobeRGB là không gian màu lớn hơn so với sRGB, đây là không gian màu mặc định trong cài đặt Export.

 Một số máy in đặc biệt có thể có cấu hình màu riêng của chúng. Lúc này chúng ta cần chuyển qua không gian màu riêng của máy.

 Sau khi chọn không gian màu, việc tiếp theo là chọn Bit Depth 16 bit/component. Điều này sẽ giúp cho độ chuyển màu mượt mà hơn.

Hình 5. 32: File Settings – Color Space trên hộp thoại Export.

 Chọn định dạng hình ảnh chính xác

Khi đã hồn tất việc chọn khơng gian màu cần thiết, điều quan trọng tiếp theo là chọn định dạng hình ảnh chính xác. Chúng ta có thể đem in với định dạng JPEG nhưng nếu cần chất lượng cao hoặc bản in lớn hơn, chúng ta phải lưu với dạng TIFF. Định dạng file này có nhiều thơng tin hơn so với JPEG và cũng là định dạng phổ biến được nhiều máy in đọc hiểu.

Hình 5. 33: File Settings – Image Format trên hộp thoại Export.

 Chọn PPI chính xác (Pixel Per Inch)

 PPI trong in ảnh có nghĩa là số pixel có trên mỗi inch của ảnh. Lý tưởng và chất lượng tốt nhất là 300ppi, nhưng cũng có thể chọn 240ppi cũng cho được ảnh đẹp. Về cơ bản, PPI càng cao thì chất lượng in càng tốt.

 Lưu ý: Trong một số trường hợp chúng ta chỉ in trên chất liệu vải thô, tranh canvas hay in backdrop thì chọn 150ppi cũng rất tốt.

Hình 5. 34: Image Sizing trên hộp thoại Export.

Bước 6: Lưu các cài đặt xuất ảnh (tùy chọn)

Để lưu các cài đặt xuất ảnh và sử dụng trong những lần tiếp theo, click chọn Add ở góc dưới cùng bảng Preset ở khung bên trái hộp thoại Export.

Bước 7: Xuất ảnh.

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

1. Sử dụng phần mềm Lightroom thực hiện hiệu chỉnh ánh sáng, màu sắc, kích thước của các tập tin ảnh đã chụp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] BEN LONG; HOÀNG MẠNH THẮNG, Nhiếp ảnh cơ bản / Complete Digital Photography / Dịch, ĐH Bách khoa Hà Nội 2016.

[2] Bùi Minh Sơn, Căn bản kỹ thuật nhiếp ảnh, NXB Thời đại, 2010. [3] Kỹ thua ̣t chụp ảnh và xử lý ảnh só, Nguyên Hạnh, NXB Phương Đông. [4] Internet:  https://www.google.com.vn/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fshop.phot ozone.com.vn%2Fchup-anh-cong-trinh-kien-  https://www.colesclassroom.com/loop-lighting-a-lighting-pattern- every-photographer-should-know/  https://www.pinterest.com/  https://vuanhiepanh.vn/  http://vuanhiepanh.com/

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)