Ảnh chụp với bố cục đối xứng

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 109)

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

1. Làm việc theo nhóm 4-5 sinh viên, thực hành chụp ảnh theo đề tài, đúng bố cục, đúng ánh sáng.

Ví dụ: chụp ảnh theo đề tài đường phố

2. Mỗi SV chọn một thể loại ảnh và thực hiện chụp ảnh về thể loại đó.

Ví dụ: chụp ảnh theo thể loại kiến trúc

CHƯƠNG4

4. CÁC THỂ LOẠI ẢNH

Chương này giúp sinh viên tiếp cận các thể loại ảnh, các thiết bị cần thiết và cách chụp cho từng thể loại.

Sau khi học xong chương này, sinh viên có khả năng trình bày được các thể loại ảnh; chụp được các thể loại ảnh đúng kỹ thuật và đạt yếu tố nghệ thuật.

1. Giới thiệu các thể loại ảnh. 2. Ảnh phong cảnh.

3. Ảnh chân dung. 4. Ảnh sản phẩm. 5. Ảnh kiến trúc

4.1. GIỚI THIỆU CÁC THỂ LOẠI ẢNH

Trong nhiếp ảnh, mỗi thể loại đều mang một ý nghĩa, mục đích khác nhau. Do đó việc xác định rõ các thể loại trong nhiếp ảnh, chúng ta sẽ xác định được hướng đi trong tương lai theo sở trường của bản thân. Có người thích chụp động vật hoang dã, có người lại thích chụp cuộc sống lao động truyền thống, có người chuyên chụp chân dung, .... Theo nguồn VAPA (Cinet) Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam, nhiếp ảnh bao gồm các thể loại sau:

Ảnh phong cảnh

Là ghi lại một khung cảnh thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu có) khơng chiếm một vị trí quá lớn. Ảnh phong cảnh bao giờ cũng mang một ý đồ nghệ thuật, một nội dung tư tưởng rõ ràng. Thành công của một bức ảnh phong cảnh ngoài nội dung tư tưởng, ảnh phải mang được cái hồn của đất nước, địa danh, hoặc xứ sở nào đó. Đó là dấu ấn chủ quan hay là cái riêng của nhà nhiếp ảnh, đồng thời ảnh phải mang giá trị thẩm mỹ cao qua bố cục, đường nét, ánh sáng.

Ảnh Chân dung

Văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nghệ thuật nói riêng bao giờ cũng lấy con người là đối tượng mơ tả. Ảnh chân dung ngồi việc diễn tả con người với việc nhấn mạnh về nét mặt và hình dáng, qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Ảnh chân dung phải phản ánh được đặc điểm, tính cách của con người, thể hiện rõ tình cảm tư tưởng của đối tượng.

Ảnh kiến trúc

Là thể loại ảnh mô tả kiến trúc như nhà ở, đường phố, chùa chiền… nhằm giới thiệu nét đẹp của kiến trúc. Trong ảnh kiến trúc có hai loại:

 Ảnh kiến trúc tả thực: ảnh mô tả nguyên gốc như kiến trúc sư thiết kế, không bị biến dạng bởi kĩ thuật nhiếp ảnh.

 Ảnh kiến trúc khái quát chọn lọc: được chụp theo cảm hứng nghệ thuật, không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc vng góc, thẳng đứng, song song… Tuỳ theo cảm hứng của nghệ sĩ, sẽ mang đến cho người xem cảm thụ kiến trúc thẩm mỹ.

Ảnh quảng cáo

Là những bức ảnh sử dụng các yếu tố kĩ thuật nhiếp ảnh để giới thiệu tới người xem với mục đích thương mại và du lịch về một mặt hàng, một ngành sản xuất, một tổ chức hay một vùng du lịch.

Ảnh tĩnh vật

Miêu tả đồ vật gắn bó với đời sống con người. Ảnh tĩnh vật khơng chỉ nhằm mục đích trang trí, mà chủ yếu mang ý đồ nghệ thuật để làm nổi nội dung tư tưởng, mang đến cho người xem một cảm nhận nào đó về ý nghĩa nhân văn, xã hội… Ảnh tĩnh vật đòi hỏi bố cục đẹp, rõ chất liệu của đồvật. Ảnh tĩnh vật có thể dùng ánh sáng nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên.

Ảnh thể thao

Phản ánh phong phú bộ môn thể thao từ những buổi tập đến những cuộc thi đấu so tài. Ảnh thể thao phải phản ánh được nét của vận động viên trong quá trình tập luyện thi đấu mang tính nghệ thuật cao, từ đó nêu bật được cái thần thái, khí thế và sức mạnh bên trong con người ấy.

Ảnh sân khấu

Phản ánh mọi hoạt động của diễn viên trong quá trình tập luyện, biểu diễn. Ảnh sân khấu đòi hỏi phải thể hiện cho được nội dung tư tưởng chủ yếu của vở diễn. Vì vậy, cần thể hiện ở những khoảnh khắc có sức biểu hiện cao nhất.

Ảnh sân khấu bao gồm: ảnh sân khấu có yếu tố kịch bản như kịch nói, tuồng chèo, cải lương… với loại sân khấu này, nhà nhiếp ảnh cần nghiên cứu kỹ kịch bản để chọn những cảnh tiêu biểu của vở diễn. Đối với ảnh vũ đạo (bale, múa dân tộc…) phản ánh cho được nét đẹp của diễn viên qua nét mặt và động tác múa. Về ảnh dàn nhạc, thể hiện mối quan hệ giữa con người với nhạc cụ, hoặc chân dung diễn viên.

Ảnh macro

Chụp macro hay chụp cận cảnh là chế độ cho phép chụp đối tượng có kích thước nhỏ ở khoảng cách rất gần. Chế độ chụp macro ln gây hứng thú cho người dùng bởi nó mang lại những góc nhìn hồn tồn mới lạ về các đối tượng

thân thuộc như hoa, cỏ, mầm cây, con trùng nhỏ… Những điều mà mắt người khó có thể thấy trực tiếp vì kích thước q nhỏ, thì qua ảnh macro với hệ số phóng lớn, mọi thứ được thể hiện một cách chi tiết và chân thực.

Ảnh báo chí

Là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng rõ ràng. Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại nhỏ hơn:

 Ảnh tin: Là loại ảnh phổ biến nhất của thể loại báo chí, nó có nhiệm vụ thơng tin sự kiện, những vấn đề thời sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh tin gồm 2 phần: Ảnh và lời chú thích, dẫn giải sự kiện cần đáp ứng được 5 “W” là: ai, tại sao, ở đâu, bao giờ và như thế nào.

 Ảnh tường thuật: Cũng gần giống như ảnh tin, nhưng là thông tin tổng hợp bằng kết cấu hữu cơ giữa ảnh và bài viết theo một chủ đề thống nhất. Ảnh tường thuật phải là một nhóm ảnh từ 3 ảnh trở lên. Nhóm ảnh này được sắp xếp theo trình tự thời gian của diễn biến sự kiện hoặc xếp theo trình tự khơng gian. Kết cấu của nhóm ảnh được phát triển theo logic, nội dung và hình thức thể hiện.

 Ảnh bình luận: Là loại ảnh nghị luận của báo chí, đưa đến cho người xem những chứng kiến, những nhận xét về vấn đề thời sự. Ảnh bình luận có hai cách diễn giải: Một bức ảnh đưa ra làm căn cứ cho bài bình luận kèm theo. Thơng thường bức ảnh đó phải là một tài liệu có giá trị giàu sức thuyết phục. Bản thân bức ảnh xếp cạnh nhau là những bằng chứng, luận cứ của những lời nghị luận. Phần lớn đó là những bức ảnh đối lập nhau, những nghịch cảnh…

 Ảnh tài liệu: Là những bức ảnh mang tính lịch sử, sự kiện có tác dụng để chứng minh một vấn đề. Ảnh tài liệu gồm: Ảnh tài liệu lịch sử, ảnh khoa học.

 Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên. Những tập hợp ảnh này thể hiện một chủ đề, mỗi ảnh có nhiệm vụ chi tiết hố các khía cạnh khác nhau của vấn đề đó, để đưa đến cho người xem một lượng thơng tin lớn hơn. Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo cho người xem hình dung được sự việc đã diễn ra.

 Ảnh ký sự: Là nói đến tính khái qt, tính điển hình hố sự kiện và biến nó thành hình tượng nghệ thuật. Trong ký sự ảnh, sự kiện không phải là cái chính mà cái chính là hình tượng.

Khái niệm ký sự thường liên quan đến sự kể chuyện về một con người cụ thể hoặc một tập thể nào đó. Ký sự ảnh là một tác phẩm nghệ thuật mang tính báo chí. Nó là một bài ca về con người thật, sự việc có thật, nhưng khơng mang tính thời sự cấp bách mà yêu cầu tác giả xây dựng được hình tượng có ý nghĩa cho cả một thời kỳ, thậm chí vĩnh cửu.

Ảnh Đường phố

Thể loại ảnh này ghi nhận một cách thực tế, sống động về cuộc sống xung quang, dưới những góc nhìn khác đi. Nhịp sống tăng lên, khiến con người ta ít có dịp lắng lại để tận hưởng, ngắm nhìn những nét đẹp bình dị đang hiển hiện hàng ngày. Nhiếp ảnh đường phố giúp bạn sáng tạo và cảm nhận được điều đó.

Ảnh Tối giản

Thể loại này dùng để mô tả, ghi nhận lại các khung hình đơn giản, nơi các chủ thể được làm nổi bật bởi màu sắc và hình khối và các chi tiết thừa được loại bỏ hoàn tồn. Nhằm truyền tải một câu chuyện hay một thơng điệp về cuộc sống - khi mà mọi thứ đang cuồn cuộn chảy trong nhịp bộn bề hiện đại.

4.2. ẢNH PHONG CẢNH

Phong cảnh ln là 1 chủ đề ưa thích đối với bất kỳ nhiếp ảnh gia dù chuyên nghiệp hay là nghiệp dư. Phong cảnh dường như là 1 chủ thể thiên nhiên chứa đựng vẻ đẹp và cảm hứng, thay đổi theo mùa. Vậy làm sao để chụp được những bức ảnh phong cảnh sống động?

4.2.1. Sử dụng ống kính góc rộng

Ống kính góc rộng được u thích trong chụp ảnh phong cảnh bởi chúng mang đến 1 góc nhìn thống đãng, tạo cảm giác không gian rộng mở. Chúng cũng mang đến chiều sâu và cho phép chúng ta điều chỉnh tốc độ màn sập nhanh hơn bởi có nhiều ánh sáng hơn. Chụp ảnh với khẩu độ f/16 sẽ làm cho cả tâm điểm và background sắc nét.

Hình 4. 1: Ảnh phong cảnh chụp với ống kính góc rộng.

4.2.2. Sử dụng filter

Để có được bức ảnh phong cảnh đẹp, chúng ta nên sử dụng 2 filter: filter phân cực sẽ làm nổi bật sắc xanh với sắc trắng của những đám mây; filter trung hòa sẽ ngăn cản ánh sáng vào máy ảnh. Điều này có ích cho những lúc chụp ngồi trời sáng khi máy ảnh khơng thể điều chỉnh với tốc độ màn chập chậm hơn (khi muốn chụp khoảnh khắc chuyển động của mây hoặc dòng nước).

4.2.3. Kỹ thuật

Khi chụp ảnh phong cảnh ban ngày, chúng ta nên dùng khẩu độ nhỏ (f/22) để chụp được bức ảnh siêu rõ nét. Nếu chụp những chuyển động của nước, con người hoặc các loài chim, hãy dùng bộ lọc ánh sáng để làm giảm bớt lượng sáng. Giá đỡ máy ảnh nên được sử dụng khi chụp ảnh phong cảnh.

Đặc biệt khi chụp ngoài trời nắng, chúng ta nên dùng nắp bảo vệ ống kính để tránh cháy sáng. Và có thể dùng kính lọc trung hịa hoặc phân cực để giảm phản chiếu và làm nổi bật bầu trời.

Sử dụng flash cũng có thể giúp bức ảnh đẹp hơn nhờ làm sáng những khu vực tối khi chụp gần.

4.2.4. Chụp chuyển động

Nếu muốn chụp dịng nước đang chảy xiết, chúng ta có thể tạo hiệu ứng nước trắng bằng cách chọn exposure (độ phơi sáng) dài. Nếu chụp ngồi trời có nhiều ánh sáng, chúng ta phải dùng bộ lọc trung hòa để làm giảm bớt lượng ánh sáng máy ảnh phải chịu. Giá đỡ nên được sử dụng với loại ảnh này để mọi thứ thật sắc nét.

Hình 4. 3: Chụp chuyển động của nước.

4.2.5. Dùng nước như 1 tấm gương

Nước dưới nguồn sáng dịu nhẹ có thể mang đến những hiệu ứng phản chiếu tuyệt đẹp. Thời điểm thích hợp nhất cho loại ảnh này là sau lúc mặt trời mọc và giờ cuối cùng trước lúc mặt trời lặn. Đặt máy ảnh lên giá đỡ và chọn chế độ TV hoặc S (Shutter-Priority), tốc độ màn trập thấp và khẩu độ phù hợp. Nếu muốn ảnh rõ nét, có thể đẩy ISO lên.

Hình 4. 4: Ảnh chụp phong cảnh phản chiếu qua nước.

4.2.6. Chụp ảnh phong cảnh cùng con người

Chụp ảnh phong cảnh không chỉ là về mỗi thiên nhiên, vậy tại sao không chụp cả người? Một bức ảnh phong cảnh đẹp có thể bao gồm cả đứa bé dễ thương hay một cô gái xinh đẹp bên những bông hoa.

4.2.7. Quy tắc 1/3

Phân chia bức ảnh thành 2 đường dọc và 2 đường ngang chia ảnh thành 9 khoảng bằng nhau. Đặt chủ thể (điểm đắt trong khung ảnh) lệch tâm hoặc tại 1 trong những giao điểm của các đường thẳng làm bức ảnh trở nên đặc biệt thú vị và dễ chịu hơn đối với mắt nhìn.

Hình 4. 6: Ảnh phong cảnh chụp với quy tắc 1/3.

4.3. ẢNH CHÂN DUNG

Ảnh chân dung là dạng nhiếp ảnh được sử dụng nhiều trong đời sống với mục đích ghi lại chân dung của con người, qua đó lột tả được sắc thái, biểu cảm của con người hoặc sâu hơn nữa là tác động đến suy nghĩ của người xem.

Trong mỗi bức ảnh đều có một điểm trọng tâm mà khi lướt qua, người xem sẽ nhìn thẳng vào đó trước tiên. Trong chụp chân dung, đó chính là ĐƠI MẮT. ĐƠI MẮT là chủ điểm quan trọng nhất trong chụp chân dung. Vì vậy, trong mọi trường hợp, chúng ta sẽ phải lấy nét vào đôi mắt, đặt đôi mắt vào trung tâm bức ảnh. Nếu đơi mắt bị mờ thì cả tấm ảnh sẽ mờ tịt theo, khơng cần biết mọi thứ cịn lại nét đẹp như thế nào.

4.3.1. Phương tiện

Tất cả các ống fix với tiêu cự như: 35mm, 50mm, 85mm, 100mm, 135mm, 200mm với độ mở khẩu lớn f1.2, f1.4, f1.8, f2, f2.8 thì đều sẽ cho những bức ảnh chụp chân dung hoàn hảo.

Ống kính zoom cũng chụp chân dung đẹp nếu sử dụng tiêu cự zoom lớn từ 50mm trở lên và có độ mở khẩu lớn. Ví dụ một số ống kính zoom tiêu biểu như 24-70mm/f2.8, 24-105mm/f4, 70-200mm/f2.8, 80-200mm/2.8, …

Hình 4. 7: Ảnh chân dung với khẩu độ mở lớn xóa phơng.

4.3.2. Kỹ thuật

Trên máy nên chọn chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, sử dụng chế độ này trong điều kiện ánh sáng tốt (chụp ngồi trời như cơng viên, đường phố, bãi biển, quảng trường… những nơi rộng rãi và có nguồn sáng tự nhiên tốt nhất).

Nếu muốn làm nổi bật khn mặt của mẫu, xóa phơng mạnh thì mở khẩu độ lớn nhất của ống kính, tùy thuộc vào chất lượng của ống kính để có thể khép khẩu 1 chút để được độ nét tốt.

4.3.3. Các kiểu chân dung

4.3.3.1. Kiểu đầu và vai (bán thân)

Kiểu này gọi là chân dung bán thân vì ống kính chỉ thu hình nửa phần trên của con người vào ảnh. Chân dung bán thân là một thể ảnh đặc tả trung bình, phần nhiều được thể hiện theo kiểu chân phương đứng đắn, tuy cũng nhiều khi sử dụng để đặc tả tình cảm của nét mặt theo phong cách nghệ thuật.

Hình 4. 8: Ảnh chân dung bán thân.

4.3.3.2. Kiểu 2/3 người:

Khi chụp kiểu ảnh chân dung này, người ta thường lấy từ trên đầu gối một ít trở lên (tức là gần hết toàn bộ chiều dài đùi của nhân vật), nhưng đôi khi tuỳ theo ý thích của đối tượng kết hợp với người chụp, cịn có thể chụp cắt ngang giữa đùi hoặc cao hơn.

Hình 4. 9: Ảnh chân dung 2/3 người.

4.3.3.3. Kiểu toàn thân

Chân dung toàn thân là thể loại ảnh dùng để diễn tả tổng hợp về con người bằng cách cho nhân vật bộc lộ tình cảm từ vẻ mặt kết hợp với tư thế động tác của thân hình và chân tay. Bên cạnh đó có thể liên kết với đặc điểm của hình thái, vị trí đối tượng xuất hiện để thể hiện nội tâm và ý nghĩa nội dung bức ảnh.

4.3.4. Ánh sáng

Ánh sáng quyết định thành bại trong chụp ảnh. Ánh sáng trong chân dung khá đa dạng và nhiều trường phái. Nhiếp ảnh gia Jay P. Morgan là người chuyên nghiên cứu ánh sáng chân dung. Theo ông, trong truyền thống cổ điển, chúng ta có 5 góc sáng cơ bản, từ 5 góc này sẽ mở rộng ra nhiều sáng tạo góc sáng khác.

4.3.4.1. Góc thứ nhất: Rembrant Light

Kiểu chiếu sáng Rembrandt được đặt theo tên của danh họa Rembrandt người Hà Lan, do ông thường dùng kiểu chiếu sáng này trong các bức họa của ơng. Theo kiểu chiếu sáng này thì nguồn sáng (key light) chiếu thẳng vào mặt mẫu nhưng khuôn mặt lệch 1 góc khoảng 30 độ so với nguồn sáng, tạo bóng đổ một bên. Ở góc sáng này, người ta cố ý để bóng đổ bên phần mũi và dưới mắt là

Một phần của tài liệu Giáo trình nhiếp ảnh Dành cho bậc Cao đẳng ngành Thiết kế đồ họa (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)