Các kích thước cảm biến phổ biến ngày nay:
Hình 1. 14: Các kích thước cảm biến thơng dụng.
Cảm biến có diện tích lớn hơn sẽ ghi nhận lượng sáng lớn hơn và nhiều chi tiết ảnh hơn trong cùng điều kiện ghi hình. Chẳng hạn hai cảm biến có kích thước lớn chênh lệch 40%, kích thước mỗi điểm ảnh bằng nhau, thì số lượng điểm ảnh của cảm biến lớn sẽ nhiều hơn 40%, nghĩa là ảnh có độ phân giải cao hơn, chi tiết nhiều hơn, và có thể phóng to ra tốt hơn.
Cảm biến lớn hơn có thể chứa các điểm ảnh có kích thước lớn hơn. Chẳng hạn một máy ảnh Full Frame và một máy ảnh APS-C có cùng số lượng điểm ảnh là 16MP thì khơng có nghĩa là chất lượng hình ảnh cũng sẽ tương đương. Trên diện tích Full Frame lớn hơn, các điểm ảnh lớn hơn, ghi nhận nhiều ánh sáng hơn, chất lượng ảnh sẽ tốt hơn.
c. Độ phân giải của cảm biến
Chúng ta thường nghe nói về số megapixel trên cảm biến càng lớn thì hình ảnh sẽ càng đẹp. Tuy nhiên điều này là khơng hồn tồn đúng. Chất lượng hình ảnh khơng phụ thuộc hồn tồn vào số pixel lớn hay nhỏ mà thay vào đó là số pixel phải phù hợp với kích thước của cảm biến.
Việc lựa chọn cảm biến có độ phân giải như thế nào phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Đối với ảnh để in với kích thước lớn, độ phân giải là một yếu tố cần thiết.
Đối với ảnh chụp để chia sẻ trực tuyến hoặc in thơng thường, độ phân giải sẽ ít quan trọng hơn.
1.2.2.2. Định dạng ảnh
Hầu hết các máy ảnh KTS hiện đại đều cho người dùng chọn định dạng cho ảnh chụp. Có nhiều lựa chọn, cả về độ lớn và chất lượng ảnh, nhưng về bản chất chúng chỉ bao gồm 2 định dạng đó là JPEG và RAW.
a. Định dạng RAW
RAW có nghĩa là "thơ" trong từ "thơ sơ". Ảnh RAW dùng để chỉ những bức ảnh thơ chưa qua xử lý, có nghĩa là tất cả những thông tin về ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng, độ nét, độ tương phản... sẽ được chuyển thẳng đến bộ nhớ tạm và "đóng gói" lại thành 1 file ảnh RAW.
Hình 1. 15: Phương thức lưu trữ ảnh đối với định dạng RAW.
Ưu điểm của ảnh RAW cũng nằm ở đặc tính "thơ" chưa qua xử lý của nó. Với định dạng RAW, nhiếp ảnh gia có thể dễ dàng chỉnh sửa và thay đổi những yếu tố như ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng, độ tương phản hay thậm chí là lấy nét mà khơng hoặc ít làm ảnh hưởng đến chất lượng ảnh ban đầu. Phạm vi chỉnh sửa đối với ảnh RAW cũng rộng hơn hẳn những định dạng ảnh sau khi qua xử lý.
Tuy nhiên, vì bản thân ảnh RAW chứa q nhiều thơng tin nên dung lượng của nó thường khá nặng. Thời gian cần để ghi 1 file ảnh vào thẻ nhớ cũng lâu hơn. Điều này có thể làm giảm tốc độ màn trập chụp liên tiếp của máy. Chính vì vậy khi chụp RAW, người dùng phải trang bị những loại thẻ nhớ tốt có dung lượng lớn và tốc độ màn trập đọc/ghi dữ liệu nhanh.
File ảnh RAW có phần đi mở rộng khác nhau đối với các hãng khác nhau, ví dụ như định dạng RAW của Canon có đi mở rộng là “.CR2”, của Nikon có đi là “.NEF” và của Sony có đi là “.ARW”….
Ảnh RAW thì khơng phải thiết bị nào cũng có thể xem được. Nếu muốn xem được ảnh RAW thì thường phải cài thêm phần mềm hỗ trợ đọc định dạng RAW.
b. Định dạng JPEG
Ảnh JPEG chính là kết quả sau khi chip xử lý đã "gọt giũa" những thông tin thô của ảnh RAW. Dung lượng ảnh JPEG nhẹ hơn ảnh RAW rất nhiều. Những thông tin về ánh sáng, màu sắc, cân bằng trắng, độ tương phản, độ nét trên ảnh JPEG sẽ được con chip bên trong máy ảnh xử lý, sau khi q trình xử lý hồn tất, ảnh sẽ được chuyển đến bộ nhớ tạm và cuối cùng là lưu vào thẻ nhớ.
Hình 1. 16: Phương thức lưu trữ ảnh đối với định dạng JPEG.
Ưu điểm của ảnh JPEG là ít tốn dung lượng, tuy nhiên nhược điểm của nó là phạm vi chỉnh sửa hạn chế hơn ảnh RAW. Khi làm hậu kỳ nếu chỉnh sửa hơi quá thì ảnh JPEG rất dễ bị hỏng, chất lượng của ảnh bị giảm đi nhiều.
File ảnh JPEG trên máy ảnh số có phần đi mở rộng được quy ước chung trên tồn thế giới là “.jpg” và có thể xem trước được trên hầu hết các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, máy tính và cả máy ảnh.
1.3. CÁC BỘ PHẬN CƠ BẢN 1.3.1. Thân máy. 1.3.1. Thân máy.
1.3.1.1. Mặt trước
Hình 1. 17: Mặt trước thân máy ảnh. 1 – Nút chụp ảnh 1 – Nút chụp ảnh
Nhấn nút này để chụp ảnh. Thao tác nhấn nút chụp có 2 giai đoạn: Nhấn một nửa nút để lấy nét đối tượng khi chức năng AF được kích hoạt, nhấn hết sẽ chụp ảnh.
2 – Khử mắt đỏ / đèn báo hẹn giờ
Khử mắt đỏ: Nếu chức năng khử mắt đỏ được bật trên máy ảnh, nhấn một
nửa nút chụp sẽ chiếu sáng đèn này khi sử dụng đèn flash tích hợp.
Hẹn giờ: Nếu cài đặt chức năng hẹn giờ, đèn này sẽ nhấp nháy trong thời
gian hẹn giờ cho đến khi ảnh được chụp. 3 – Ngàm ống kính
Đây là đoạn nối ống kính với thân máy.
Căn chỉnh dấu trên ống kính với dấu này và xoay ống kính theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nghe một tiếng cách để gắn ống kính vào.
Dấu màu đỏ: Đối với ống kính EF. Dấu màu trắng: Đối với ống kính EF-S.
5 – Nút để tháo ống kính
Nhấn nút này và xoay ống kính ngược chiều kim đồng hồ để tháo ống kính. 6 – Gương lật
Gương là bộ phận chỉ có trên máy ảnh DSLR. Nó phản chiếu ánh sáng từ ống kính vào khung ngắm, cho phép người chụp nhìn thấy ảnh qua khung ngắm. 7 – Micrơ
Đây là micrơ tích hợp để ghi âm thanh trong lúc quay phim. 8 – Đèn flash tích hợp
Người chụp có thể bật đèn flash để chụp ảnh ở một cảnh thiếu sáng. Đèn flash có thể tự động nháy ở một số chế độ chụp.
1.3.1.2. Mặt sau
Hình 1. 18: Mặt sau thân máy ảnh. 1 – Nắp chụp khung ngắm 1 – Nắp chụp khung ngắm
Nắp chụp ngăn ánh sáng bên ngoài vào khi mắt tiếp xúc với khung ngắm. Một vật liệu mềm được sử dụng để giảm tác động lên mắt và trán.
2 – Khung ngắm
Khung ngắm là một cửa sổ nhỏ trên máy ảnh để người chụp nhìn qua đó để canh bố cục ảnh và lấy nét.
3 – Nút trình đơn
Sử dụng nút này để truy cập vào menu chính, từ đó cho phép tùy chỉnh các thơng số của máy ảnh.
4 – Nút thông tin
Dùng để xem thông tin của bức ảnh hiện hành. 5 - Màn hình LCD
Được dùng để hiển thị các cài đặt, thơng tin của ảnh, ảnh hay khung hình ở chế độ Live View.
6 – Nút điều chỉnh Diop
Nút này được sử dụng để điều chỉnh độ rõ của hình ảnh trong khung ngắm theo thị lực của người chụp.
7 – Nút bật/ tắt chế độ Live View
Sử dụng nút này để bật hoặc tắt chức năng Live View. 8 – Nút chọn điểm lấy nét
Sử dụng nút này để vào chế độ chọn điểm lấy nét khi chụp với AF (lấy nét tự động). Sau đó chọn bất kỳ điểm AF nào bằng cách sử dụng các phím điều khiển đa năng.
9 – Nút hỗ trợ bù trừ sáng
Nhấn giữ nút này và xoay nút điều khiển chính ở mặt trên để bù trừ sáng cho ảnh.
10 – Nút truy cập nhanh
Nhấn nút này sẽ hiển thị màn hình Quick Control (Điều Chỉnh Nhanh) cho phép người chụp chọn các thiết lập khác nhau của máy ảnh và điều chỉnh chúng.
11 – Nhóm nút điều khiển đa năng
Được dùng để di chuyển giữa các hạng mục khi truy cập trình đơn, di chuyển ảnh khi phóng to, di chuyển điểm AF.
ISƠ: cho phép điều chỉnh độ nhạy sáng. AF: dùng để khóa nét.
WB: các tùy chọn về cân bằng trắng. Burst: các tùy chọn về chế độ chụp. 12 – Nút xóa ảnh
13 – Nút xem ảnh
Nhấn nút này để xem lại ảnh đã chụp.
1.3.1.3. Mặt trên
Hình 1. 19: Mặt trên thân máy ảnh. 1 – Nút AF 1 – Nút AF
Được sử dụng để thay đổi điểm lấy nét đối với chế độ AF. 2 – Nút ISO
Nhấn nút này và kết hợp với vòng điều khiển chính để thay đổi độ nhạy sáng.
3 – Nút chụp
4 – Vịng điều khiển chính
Đây là vòng đa dụng cho phép điều chỉnh giá trị của các thiết lập chụp (thường là khẩu độ/ tốc độ màn trập/ iso/ bù sáng).
Được sử dụng để: Bật/tắt màn hình; Thay đổi giữa các màn hình hiển thị thơng tin khác nhau ở chế độ xem ảnh và trong khi chụp ở chế độ Live View; Hiển thị các thiết lập chức năng chính của máy ảnh khi trình đơn được hiển thị.
6 – Mấu gắn dây đeo 7 – Công tắc nguồn
Sử dụng công tắc này để bật hoặc tắt nguồn của máy ảnh. 8 – Vòng điều chỉnh chế độ chụp
Xoay vòng này để chọn một chế độ chụp theo mong muốn. 9 – Khe gắn đèn
Đây là đầu nối để gắn đèn flash ngoài. Dữ liệu được gửi giữa máy ảnh và đèn flash thông qua các điểm tiếp xúc.
10 – Đèn flash tích hợp.
1.3.2. Ống kính. 1.3.2.1. Cấu tạo
Hình 1. 20: Ống kính máy ảnh.
1 – Hãng sản xuất (Canon, Nikkor, Pentax, Sigma, Tamron, …) 2 – Zoom hoặc Fix: Zoom là thay đổi tiêu cự, Fix là 1 tiêu cự.
3 – EF, EF-S: ống kính dùng cho loại cảm biến nào (APS-C hay Fullframe). 4 – Tiêu cự ống kính.
5 – Hệ số mở lớn tối đa của ống kính. 6 – USM, AF-S: lấy nét bằng motor siêu âm.
7 – Chế độ lấy nét: AF (Auto focus) và MF (Manual focus) 8 – Khoảng lấy nét tối thiểu.
9 – Dấu hiệu căn chỉnh với thân máy để gắn ống kính vào.
Ngồi ra cịn có: Quốc gia sản xuất (Japan, Germany, VN, …), số hiệu (No…), đường kính phía trước của ống kính, ....
Bên trong là một bộ thấu kính và cửa điều sáng.
1.3.2.2. Tiêu cự của ống kính
Đặc tính quan trọng của ống kính là độ dài tiêu cự của nó, thường được gọi tắt là tiêu cự.
Tiêu cự của một ống kính là khoảng cách từ tâm ống kính tới bề mặt phim/ cảm biến hình ảnh của máy ảnh khi ống kính lấy nét ở vơ cực. Tiêu cự của ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Độ dài tiêu cự và kích thước hình ảnh tỷ lệ thuận với nhau.
1.3.2.3. Phân loại ống kính theo tiêu cự Ống kính trung bình (Ống normal)
Độ dài tiêu cự 45mm – 55mm.
Góc thu hình 510 – 410.
Thích hợp chụp ảnh sinh hoạt, ảnh phong cảnh kích thước nhỏ, ảnh dịch vụ.
Ưu điểm: Gọn nhẹ, ảnh phối cảnh giống thật.
Khuyết điểm: Bị ảnh hưởng bởi “luật viễn cận” ở mức trung bình khi chụp gần 0,5m.
Ống kính góc rộng (Ống wide)
Độ dài tiêu cự 7mm – 35mm.
Góc thu hình 1800 – 630.
Thích hợp chụp ảnh trong khơng gian hẹp hoặc toàn cảnh rộng.
Ưu điểm: Góc thu ảnh lớn, khoảng rõ nét rất sâu.
Khuyết điểm: Bị ảnh hưởng nhiều bởi “luật viễn cận”, hình ảnh chụp gần có hình dạng khơng bình thường.
Hình 1. 21: Ảnh được chụp với ống kính wide.
Ống kính tiêu cự dài (Ống tele)
Độ dài tiêu cự 70mm – 1000mm.
Góc thu hình 320 – 20.
Thích hợp chụp ảnh chân dung, chụp đối tượng ở xa.
Ưu điểm: Khoảng rõ nét rất mỏng.
Khuyết điểm: Bị ảnh hưởng nhiều bởi “luật viễn cận”, hình ảnh chụp gần có hình dạng khơng bình thường.
Hình 1. 22: Ảnh được chụp với ống kính tele.
1.3.2.4. Phân loại ống kính theo mục đích sử dụng Ống Kit
Là loại ống kính được bán kèm với body của máy. Ống kính Kit có thể là ống kính 1 tiêu cự (Prime, Fix) hay ống kính thay đổi tiêu cự (Zoom) nhưng thường là ống kính Zoom để phục vụ nhiều trường hợp. Chất lượng hình ảnh cho bởi ống kính Kit đạt mức trung bình. Tuy nhiên ống kính Kit của dịng mirrorless như Fujifilm hay Sony cho hình ảnh ở mức khá tốt.
Ống Prime hay ống Fix
Là loại ống kính khơng thay đổi được tiêu cự. Người chụp phải di chuyển bằng chân xa hay gần để canh lấy khung hình theo ý muốn. Ống kính Fix có số thấu kính ít nên ít quang sai, cho ánh sáng vào cảm biến được đầy đủ và chất lượng. Hình chụp bởi ống kính Fix thường có chất lượng cao khi sử dụng đúng cách.
Ống Zoom
Là loại ống kính có thể thay đổi tiêu cự để có thể chụp đối tượng ở xa ở gần. Ống kính Zoom có thể chụp được 80% nhu cầu chụp ảnh phổ thông, từ phong cảnh tới chân dung với chất lượng ảnh tốt. Ống kính Zoom có từ phân khúc thấp đến phân khúc cao.
Là loại ống kính cho phép lấy nét rất gần, từ vài cm tới vài mm. Ống kính Macro giúp phóng to các chủ thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát được như cơn trùng, nhị hoa, ….
Hình 1. 23: Ống kính Macro Canon 50f2.5.
Ống mắt cá (Fish-Eye)
Giống như cái tên, ống kính Fish-eye cho góc nhìn cảnh vật như mắt lồi cá. Ống kính tạo hiệu ứng kéo gần những đối tượng nằm giữa khung hình và bẻ cong nhưng đối tượng nằm ở viền khung hình. Ống kính cho ra hình ảnh độc đáo, lạ mắt, tuy nhiên địi hỏi người chụp phải có nhiều kinh nghiệm.
Ống Tilt-shilf
Tilt-shift là kỹ thuật dịch chuyển hoặc nghiêng ống kính chuyên dụng để tạo ra những bức ảnh mà chủ thể trông nhỏ hơn so với thực tế. Tilt là quay (nghiêng) ống kính và Shift là dịch chuyển ống kính song song với mặt phẳng của ảnh. Việc này tạo hiệu ứng chỉ làm rõ một phần của bức ảnh, cụ thể là ảnh chỉ sắc nét ở bề ngang giữa ảnh và bị mờ hai vùng trên và dưới. Ống kính Tilt-shift thường đắt nên ít được sử dụng. Chúng ta có thể tạo ra hiệu ứng Tilt-shift bằng Photoshop.
Hình 1. 25: Các loại ống kính Tilt-shift.
1.3.3. Chân máy.
Chân máy ảnh là công cụ không thể thiếu trong nhiếp ảnh. Những trường hợp sau đây chúng ta cần phải trang bị chân máy:
Hạn chế sự giảm nét của ảnh.
Tăng độ sâu trường ảnh ở điều kiện môi trường thiếu sáng khi chụp tốc độ màn trập chậm.
Hệ thống máy ảnh to, nặng như các ống kính tiêu cự dài.
Tăng cường chất lượng hình ảnh bằng cách giảm ISƠ đến mức thấp nhất.
Cho phép bố cục góc chụp, lựa chọn khung hình một cách chính xác nhất, điều này giúp chúng ta khơng phải cắt bỏ hình khi bố cục lại làm suy giảm mật độ điểm ảnh ảnh hưởng nhiều đến việc in ấn ảnh chất lượng cao.
Dùng để chụp ảnh HDR và panorama một cách chính xác và đạt chất lượng cao nhất.
Dùng để chụp phong cảnh ban đêm, tốc độ màn trập chậm.
Dùng để tự chụp cá nhân (self-portraits).
Dùng cho chụp thể loại cận cảnh (close-ups/macro). Các vấn đề cần lưu ý đối với chân máy ảnh:
Sức chịu tải
Là khả năng chịu tải các thiết bị của chân máy, thông thường sức chịu tải càng cao là càng tốt, Tuy nhiên tải trọng là do từng nhà sản xuất đưa ra, khơng có sự thống nhất trong cách đo đánh giá.
Cân nặng
Trọng lượng của chân máy quyết định đến việc mang vác khi di chuyển và tính ổn định của chân máy trong điều kiện có gió hoặc sóng biển.
Chiều cao tối đa
Ảnh hưởng đến địa hình chụp ảnh, nhu cầu về góc chụp.
Độ cao tối thiểu
Góc máy thấp nhất có thể hạ xuống được, với nhu cầu chụp ảnh biển, sơng hồ cần soi bóng hoặc chụp sao đêm cần sử dụng góc thấp rất nhiều.