1 NDB 9 Như hình
4.3.2. Máy thu phátVHF
Máy thu phát VHF trên trạm di động sử dụng để vừa phát thơng tin về vị trí của trạm và các thơng tin khác với trạm khác, vừa để nhận dữ liệu của các trạm khác (trong đó có cả trạm mặt đất). Máy thu phát phải hoạt động được với các kênh VHF với khoảng cách 25kHz. Công suất phát theo các bậc 25W phụ thuộc vào ứng dụng mà máy phát đáp sử dụng. Mặc dù là trạm mặt đất, nhưng các trạm vẫn quảng bá vị trí của trạm theo những khoảng thời gian đều đặn.
Để đạt được theo các chuẩn tối thiểu của SARP, máy thu phát VHF bao gồm một máy phát và 2 máy thu để giám sát các kênh khác nhau, thơng thường thì là đồng thời các kênh GSC (Global Signalling Channel). Khả năng phát và thu đồng thời các kênh sẽ tuỳ thuộc vào phân cách tần số giữa các kênh, vị trí và số lượng ăng ten lắp trên trạm. Yêu cầu chính xác để thu phát các kênh đồng thời còn phụ thuộc vào yêu cầu của các ứng dụng thông tin đa dạng được hỗ trợ. Các xe hoạt động mặt đất thường sử dụng một kênh đơn, đó có thể là kênh dùng cho tầu bay khi ở dưới mặt đất nhưng lại là các kênh tách biệt cho các hoạt động khác. Việc quản lý kênh được thể hiện ở phần tiếp theo.
Phổ sóng VHF
VDL Mode 4 hoạt động trên sóng VHF hàng khơng, 108-136.975MHz. Sự phân cách của VHF cho phép trạm lựa chọn tín hiệu khoẻ hơn trong 2 tín hiệu chồng nhau, cho phép sử dụng lại hiệu quả các khe thời gian. Một cặp kênh GSC sẽ được sử dụng trên tồn cầu. Trên những vùng đơng đúc thì có thể phải cần dùng một cặp kênh RSC (Regional Signalling Channel). Các kênh này sẽ đủ để dùng cho hoạt động điều hành bay trên phần lớn vùng trời, nhưng có thể vẫn cần tăng cường thêm kênh LSC (Local Signalling Channel) tại những vùng sân bay đặc biệt đông để hỗ trợ cho các kênh GSC, RSC trong ADS-B, và việc tăng cường thêm các kênh VHF cho việc thu thập các dữ liệu khác.
Nguyên lý chỉ định kênh đã được phát triển. Kỹ thuật quản lý tần số phù hợp cũng phải được triển khai để quyết định tần số vô tuyến sử dụng tại từng vùng để tránh nhiễu đồng kênh và kênh kế cận (CCI/ACI).