Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động PR

Một phần của tài liệu PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu việt nam (Trang 73 - 75)

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA PR

1. Đối với nhà nƣớc

1.1 Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động PR

PR ở Việt Nam khơng cịn q mới, PR đã xuất hiện từ nhiều năm nay và đang phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời hàng loạt các công ty làm dịch vụ PR

chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy hoạt động PR đang ngày càng được chú trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công ty PR lại phát triển tràn lan, phần lớn các công ty này là các công ty nhỏ, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, kém hiệu quả khiến chất lượng PR cũng giảm. PR là sự thật, là cạnh tranh công bằng dưới sự tác động của trung gian, tuy nhiên, PR ở Việt Nam phát triển lộn xộn, sai quy cách. Việc dễ dãi đưa doanh nghiệp lên báo chí cùng với sự thiếu kiến thức PR của các doanh nghiệp các công ty PR đã truyền tải những thơng tin khơng có lợi hoặc bất lợi cho đối thủ. PR cho các doanh nghiệp đã khơng cịn là sự thật về sản phẩm và dịch vụ hay hình ảnh doanh nghiệp nữa, hình tượng doanh nghiệp được PR quá mức, sai sự thật. Đã có trường hợp hai cơng ty PR đứng về phía hai nhãn hiệu đối lập nhau, tung những tin xấu về đối thủ, đánh lạc hướng người tiêu dùng. Những hành động trên không chỉ làm các công ty mất niềm tin vào các cơng ty PR chân chính mà người tiêu dùng cũng hoang mang, lưỡng lự, không tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào để bảo vệ những doanh nghiệp PR chân chính đồng thời bảo vệ lợi ích người tiêu dùng? Câu trả lời chính là Việt Nam cần một hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động PR. Một luật về các hoạt động quảng cáo, PR với những quy định chi tiết về PR hay một pháp lệnh PR giống như pháp lệnh quảng cáo đã ban hành sẽ giúp định hướng hoạt động cho doanh nghiệp đồng thời bảo vệ doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Những quy định pháp lý chặt chẽ với chế tài thích hợp sẽ ngăn chặn được sự phát triển tràn lan của các công ty PR, ngăn chặn các hoạt động thiếu trung thực, các hành vi lừa đảo người tiêu dùng. Hành lang pháp lý đó sẽ thay đổi nhận thức của doanh nghiệp ví dụ như một số doanh nghiệp và người tiêu dùng còn lẫn lộn giữa quảng cáo và PR trong khi bản chất của PR là giúp công chúng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và sản phẩm…PR là ngành rất có lợi cho phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam vì thế khi những quy định phải tạo điều

kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Việt trong thời kỳ hội nhập.

Vì vậy, bên cạnh Pháp lệnh quảng cáo có hiệu lực ngày 1 tháng 5 năm 2002 có thể xem xét ban hành Pháp lệnh PR hoặc một luật Tiếp thị điều chỉnh hoạt động của cả hoạt động quảng cáo và PR.

Một phần của tài liệu PR trong xây dựng và quảng bá thương hiệu việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)