6. Kết cấu của đề tài
3.3. Các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị của công ty HGTravel trước
3.3.1.3. Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ giữa HGTravel và nhà cung cấp
Nhà cung cấp có mối quan hệ mật thiết đối với DN, hoàn thiện mối quan hệ với nhà cung cấp là điều kiện cần thiết để các hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thông suốt và đạt hiệu quả cao. Để hoàn thiện mối quan hệ với nhà cung cấp thì cơng ty cần có một số biện pháp như:
- Tăng cường củng cố mối quan hệ với nhà cung cấp truyền thống: Cơng ty vốn có mối quan hệ khá tốt với nhà cung cấp của mình.Tuy nhiên trước nhiều sức ép của thị trường thì cơng ty ln phải xây dựng các biện pháp để củng cố mối quan hệ đó. Một số biện pháp mà cơng ty nên áp dụng là:
+Khơng ngừng khẳng định uy tín của mình trên thị trường bởi vì nhà cung cấp ln muốn hợp tác với cơng ty uy tín để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra, việc khẳng định uy tín trên thị trường sẽ làm nhà cung cấp tôn trọng và có ý định hợp tác lâu dài; ngồi ra chúng ta có thể giành được thế chủ động trong đàm phán.
+ Cơng ty cũng cần có chính sách hợp tác, hỗ trợ cho nhà cung cấp: hỗ trợ về vốn, về lao động.
+ Khuyến khích nhân viên của mình tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp nói chung và nhân viên của họ nói riêng. Đây là chiếc cầu nối tình cảm tạo nên mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa cơng ty và nhà cung cấp.
+ Ngồi ra cơng ty cũng tham gia các hoạt động giao lưu thể thao, văn nghệ…với nhà cung cấp để tăng sự hiểu biết lẫn nhau. Cơng ty đã có những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm và giao lưu giữa công ty và các nhà cung cấp, công ty cũng tham gia các hội chợ triển lãm cùng với các nhà cung cấp của mình.
- Đa dạng hóa nguồn đầu vào bằng việc xây dựng nhà cung cấp chính và phụ: Nguyên tắc mua hàng của nhiều nhà cung cấp luôn được công ty đặt lên hàng đầu để phân tán rủi ro. Ngồi ra ngun tắc này cịn tạo ra cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, khi đó nhà cung cấp sẽ chào hàng cho công ty với mức giá hấp dẫn, chất lượng đảm bảo và nhiều chế độ ưu đãi khác.
Để thực hiện được giải pháp đa dạng hóa nguồn cung cấp, cơng ty có thể tiến hành các hoạt động như:
+Thường xuyên theo dõi hoạt động của các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường, tại những điểm mà công ty tiến hành hoạt động kinh doanh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của họ và những ưu đãi mà họ có thể dành cho mình.
+Lập danh sách các nhà cung cấp có tiềm năng và có thể là nhà cung cấp cho cơng ty để có phương án thay thế trong trường hợp cần thiết.
+So sánh những lợi ích mà nhà cung cấp có thể đáp ứng cho cơng ty để chon ra nhà cung cấp chính, nhà cung cấp phụ và nhà cung cấp thời vụ.
- Nâng cao hiệu quả cơng tác kiểm sốt nhà cung cấp: Để làm được điều này
+ Xác định rõ kết quả đạt được của những lần mua hàng, những yêu cầu chưa đạt được để nhắc nhở nhà cung cấp điều chỉnh kịp thời. Nếu nhà cung cấp khơng có sự điều chỉnh thì cơng ty nên có biện pháp thích hợp, trong trường hợp cần thiết, có thể thay đổi nhà cung cấp.
+Thường xuyên theo dõi tình hình đầu vào trên thị trường để tránh những gian lận thương mại và tránh bị các nhà cung cấp chuộc lợi.
+ Công ty cũng phải nhạy cảm hơn trong mối quan hệ với nhà cung cấp để phát hiện kịp thời những trạng thái không tốt của họ để kịp thời có biện pháp thích hợp.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên: Trong cơng tác mua hàng thì trình độ của nhân viên đóng một vai trị khá quan trọng. Một nhân viên giỏi có thể thuyết phục nhà cung cấp, tạo thiện cảm với nhà cung cấp, mang lại những điều khoản có lợi cho cơng ty. Ngồi ra với nhân viên có trình độ chun mơn thì việc thẩm định nhà cung cấp và chất lượng yếu tố đầu vào mà nhà cung cấp đem đến sẽ dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp cơng ty phịng tránh được những rủi ro khi chọn lựa sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp, đồng thời tạo lập mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.
- Giữa các nhà cung cấp với nhau vẫn có cạnh tranh với nhau, trước các nhà cung cấp này thì cơng ty nên tơn trọng lợi ích của họ, thay đổi quan hệ mua bán bằng quan hệ bạn hàng và thay đổi quan hệ song phương bằng quan hệ đa phương, cùng hợp tác cùng phát triển.