Tiêu chí nhận diện hành vi hứa

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 35 - 37)

7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.5.Tiêu chí nhận diện hành vi hứa

Để nhận diện một hành vi ngôn ngữ có rất nhiều tiêu chí khác nhau được đưa ra. Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào tiêu chí hình thức để nhận diện một hành vi ngôn ngữ. Chẳng hạn, việc nhận diện hành vi “mời” trong tiếng Việt thường căn cứ vào sự xuất hiện của động từ ngữ vi “mời”. Nói cách khác, hành vi có chứa động từ ngữ vi “mời” trong phát ngôn thì được coi là những hành vi mời. Cách nhận diện hành vi mời như vậy chỉ thích hợp với các hành vi mời trực tiếp.

Ví dụ:

(13) Mời bác uống nước!

Cháu mời hai bác ăn cơm!

Tuy nhiên tiêu chí nhận diện này không giải quyết triệt để việc nhận diện hành vi mời nói riêng mà ở tất cả các hành vi ngôn ngữ khác, nhất là các hành vi ngôn ngữ thiếu vắng động từ ngữ vi. Từ đây, người ta phải tìm đến các tiêu chí nhận diện khác để đáp ứng được yêu cầu nhận diện một hành vi ngôn ngữ.

Theo Searle (1976), một hành vi ngôn ngữ có thể được nhận diện dựa trên bốn tiêu chí chính:

- Đích ở lời

-Hướng khớp ghép

-Nội dung mệnh đề

Đích ở lời của một hành vi ngôn ngữ là mục đích của hành vi đó. Trong

nhóm các hành vi biểu cảm, đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời, đó có thể là một trong các trạng thái: vui thích, khó chịu, hài lòng, mong muốn, rẫy bỏ… Đích ở lời của hành vi khen là sự bày tỏ trạng thái vui thích, hài lòng của Sp1 đối với Sp2 hoặc sự vật, sự việc có liên quan tới Sp2.

Hướng khớp khép là mối quan hệ ăn khớp giữa ngôn từ trong phát ngôn với

thế giới của một hành vi. Đối với các hành vi thuộc nhóm biểu cảm, hướng của sự ăn khớp không có tiêu chí thích đáng. Làm ra một hành vi biểu cảm, người nói không cố gắng “khớp ghép” cả hiện thực với từ, lẫn từ với hiện thực, đúng hơn là trong đó có giả định tính chân thực của phán đoán được biểu biện. Chẳng hạn, khi tôi xin lỗi vì dẫm chân anh, trong đích của tôi không có sự thông báo rằng tôi đã dẫm chân anh, cũng không tìm cách làm cho người ta dẫm chân anh (Searle) (tài liệu dùng riêng của Vũ Tiến Dũng). Đối với hành vi hứa, hướng khớp ghép cũng được xác định bằng cách như vậy. Tuy vậy, nó có sự phù hợp giữa hiện thực với tiền giả định trong hành vi ở lời.

Trạng thái tâm lí của một hành vi ngôn ngữ được Searle xác định là

trạng thái thực có của Sp1 trong khi phát ngôn. Trạng thái tâm lí của hành vi hứa là trạng thái mà Sp1 thể hiện sự tin tưởng vào nội dung mình đã cam kết trong phát ngôn.

Nội dung mệnh đề của một phát ngôn hứa được xác định là một sự kiện,

hành động nào đó có liên quan đến Sp1.

Các tiêu chí nhận diện các hành vi ở lời của Searle cũng tương ứng với các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời. Tiêu chí đích ở lời tương ứng với điều kiện căn bản, tiêu chí trạng thái tâm lí tương ứng với điều kiện chân thành và tiêu chí nội dung mệnh đề tương ứng với điều kiện nội dung mệnh đề. Chỉ có tiêu chí hướng khớp ghép hiện thực - lời không có trong các điều kiện này.

Thực tế có thể thấy việc nhận diện một lời hứa trong tiếng Việt khá dễ dàng. Hứa là hành động được thực hiện bằng lời, thường căn cứ vào sự xuất hiện của động từ ngữ vi “hứa”. Tuy vậy, lời hứa cũng có thể xuất hiện một cách gián tiếp khi nội dung của lời nói đó thực hiện theo hướng nhận lời với ai đó sẽ thực hiện một hành động nào đó. Trong những trường hợp đó cần có sự tinh tế của những người tham gia hội thoại mới có thể nhận biết được. Ví dụ như phát ngôn: “Anh sẽ đưa em đi Sầm Sơn vào chủ nhật tuần này”, được xác định là một lời hứa khi nó đảm bảo các tiêu chí sau:

1 Đích ở lời: hướng sự ràng buộc vào Sp1, Sp1 phải thực hiện hành động đã nói trong phát ngôn của mình.

2 Hướng khớp ghép: có sự phù hợp giữa hiện thực và lời nói. 3 Trạng thái tâm lí: Sp1 mong muốn thực hiện hành động đó. 4 Nội dung mệnh đề: Sp2 đang mong chờ điều Sp1 thực hiện.

Tuy nhiên, cần phân biệt lời hứa với các phát ngôn trần thuật, bởi cũng có những lời nói khẳng định mình sẽ làm một việc gì đó nhưng mang tính chất tường thuật hơn là hứa hẹn. Trong những trường hợp đó chúng ta phải căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp để phán đoán, thông thường hứa sẽ được Sp1 hướng về Sp2 nhiều hơn, mong muốn sẽ thực hiện hành động đó cho Sp2.

Ví dụ: trong Mưa ở Strasbourg, Nxb Văn học của Trần Thuỳ Mai: (14) Sp1: - Tao có lỗi gì với mày.

Sp2: - Lỗi lầm gì. Tao sẽ chém chúng nó.

Phát ngôn “Tao sẽ chém chúng nó” mang tính chất là một lời khẳng định, mang tính chất đe dọa hơn là một lời hứa. Bởi có thể thấy mục đích của hành động này không phải là hứa hẹn với Sp1 mà nó là lời Sp2 khẳng định quyết tâm của bản thân phải thực hiện hành động mà mình đã đưa ra. Do đó phát ngôn này thiên về tính trần thuật (có thể có dụng ý đe dọa nữa) hơn là sự cam kết của Sp2 với việc thực hiện hành động được đưa ra.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 35 - 37)