Môi trường kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 26 - 27)

7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2.Môi trường kinh tế xã hội

Sinh sống trong hoàn cảnh địa lí tự nhiên như thế, cộng đồng dân tộc Thái có những đặc trưng rất riêng về đời sống kinh tế -xã hội.

Dân tộc Thái là dân tộc có bề dày lịch sử. Sau nhiều thế kỉ “thiên di ” nhọc nhằn trên bước đường chinh chiến tìm “mường”, người Thái đã sớm sinh tụ ở dải đất miền tây của Tổ Quốc. Họ cư trú ổn định theo các cánh đồng lớn, mở rộng diện tích canh tác bằng cách làm ruộng ven sông, ven suối. Là một dân tộc cần cù lao động, lại sớm có nền văn minh lúa nước với nhiều bài học trong công tác làm thủy lợi. Họ đã nghĩ ra hệ thống tưới tiêu rất độc đáo, phù hợp với địa hình đồng ruộng miền núi, được đúc kết trong câu tục ngữ ngắn gọn “mương,

phai, lái, lin” (khơi mương, đắp đập, bắc máng, dẫn nước vào ruộng). Chính hệ

thống tưới tiêu này đã làm nên nét đặc trưng khá cơ bản của văn hóa Thái, như cách gọi của các nhà văn hóa đó là “văn hóa thung lũng”. Người Thái sống tự cấp, tự túc. Họ làm nương rẫy để trồng thêm lúa, ngô, khoai, sắn và các loại hoa màu khác như vừng, lạc, đậu, đỗ... Họ nuôi trâu, bò để đảm bảo sức kéo và chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng... để cung cấp thực phẩm. Từ trồng bông đến chế biến sợi, dệt, tạo hoa văn, tạo mẫu trên những chiếc khăn piêu, váy, áo cóm... Những điều kiện kinh tế - vật chất trên ảnh hưởng đậm nét đến đời sống văn hóa tinh thần và liên quan chặt chẽ tới quan niệm sống của người Thái qua các thời đại.

Xã hội Thái cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 là một xã hội thuộc thời kì đầu của chế độ phong kiến còn nhiều tàn dư của xã hội trước, lớn nhất là mường, dưới mường là phìa, là bản. Bộ máy cai trị bao gồm: Chẩu mường, Tạo phìa, Tạo bản, hoàn chỉnh về nội chính, quân sự, ngoại giao. Các lãnh chúa cai trị mỗi vùng theo quy luật cổ truyền, “Luật đời xưa”. Xã hội Thái có hai tầng lớp chính: quý tộc, quan lại và dân “gánh

vác” “cuông, nhốc, pua, pai”. Quan hệ giữa các tầng lớp này theo hệ

Đồng bào Thái ở nhà sàn, mỗi nếp nhà sàn là một đơn vị gia đình. Nhà sàn thường làm bằng gỗ, bằng tre, cấu trúc hình tròn khum tựa mai rùa, có “khau cút” đặt trên đầu hồi. Tục ngữ Thái có câu miêu tả rất cụ thể không gian nhà sàn của họ:

Hươn Táy mí hạn, quản mí xau”( Nhà người Thái có gác, bên sàn có cột).

Đồng bào Thái có một tâm lí thống nhất là cần cù, dũng cảm trong lao động và trong đấu tranh. Tâm lí này biểu hiện rất rõ trong nội dung của câu tục ngữ “Hặc phủ hánh, panh phủ dượn” (yêu người khỏe, mến người chăm làm), “Mướng xấc

panh côn han” (Mường có giặc thì ưa người gan dạ)... Tính tình của họ thật thà,

chất phác, giản dị, làm nhiều nhưng nói ít. Đặc điểm nay đã được tục ngữ ghi lại

“Nặm xaư chaư xư” (Lòng thẳng như nước trong), “Xắc dệt mắn dượn, báu đảy

quám lai”( Chăm làm cố sức làm tới, chứ không nên lắm lời). Họ ưa tính từ tốn

chứ không hay dữ dội nôn nóng “coi dệt nọi mứa xú luông mắn há puông hang

chạng”( Làm từ nhỏ đến lớn nó mới tỏa đuôi voi). Quan hệ gia đình và hôn nhân

của người Thái có những đặc trưng khu biệt. Người Thái xưa sống thành đại gia đình, ông bà, bố mẹ, con cháu sống chung một mái nhà. Sinh hoạt gia đình đầm ấm, vợ chồng ít có trường hợp cãi cọ, mắng chửi nhau hoặc cha mẹ ít mắng chửi con cháu. Đàn ông thì xốc vác, chăm chỉ, ưa uống rượu và thường dùng rượu để thổ lộ tâm tình. Phụ nữ thì trung hậu, đảm đang, thương yêu chồng con hết mực. Quan hệ họ hàng giữa các gia đình rất chồng chéo, phức tạp. Người Thái rất coi trọng tìnhhọ hàng thân thuộc này. Quan hệ trong gia đình, thân tộc của người Thái gọi là “Ải nọong”, “Lúng ta” “nhính xao”.Đó là quan hệ “báu ải cọ nọong” (không anh cũng em , không anh em phía vợ cũng anh em phía mẹ, phía bà), “báu

lung cọ ta” (không anh em phía chồng các chị gái, cũng là anh em phía chồng các

con gái) và “báu nhinh cọ xao”. Họ lấy tình cảm làm tiêu chuẩn, làm thước đo nhân cách, cách ứng xử của một con người. Và đó cũng là những “quám xon cốn” (Lời răn người): “ Pi noọng ma, lung ta tẩu, lẩu xú mu ha” (Anh em đến, họ ngoại tới,

phải có rượu, lợn đón tiếp), hay câu “Pi noọng tắt cỏng lín báu khát, tốc cảu lạt

báu xìa” (Anh em như thể dùng dao chém dòng nước chảy trên máng không bao

giờ đứt, cho dù đi đến chín chợ (ý bôn ba phiêu bạt) cũng không thể bỏ được) [11].

Cuộc sống vì vậy mang tính cộng đồng rất sâu sắc;

Ngoài ra tính chất phức tạp của xã hội còn thể hiện ở tục lệ cưới xin và nghi lễ ma chay, cúng tế nặng nề.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 26 - 27)