Quan niệm về lời hứa trong văn hoá ứng xử của người Thái

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 37 - 39)

7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1.Quan niệm về lời hứa trong văn hoá ứng xử của người Thái

Dân tộc Thái là một dân tộc có tính cộng đồng rất lớn như chúng ta đã biết là người Thái dù ở đâu cũng đều là anh em. Trong quan hệ với hàng xóm, bản làng rất thân thiết, gần gũi, chia sẻ tâm tư tình cảm. Người Thái thường sinh sống thành các bản làng và họ rất coi trọng mối quan hệ với các thành viên khác trong bản. Họ rất coi trọng tình bằng hữu, tình cảm hàng xóm, láng giềng “Xíp

chịn bấu to chằm” (có nghĩa là anh em ruột thịt dù có tốt đến đâu cũng không thể

bằng hàng xóm, láng giềng). Do đó mà người Thái rất kiêng kị việc xảy ra mâu thuẫn trong làng bản hay trong dòng tộc. Như đã nói ở trên văn hoá là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá ứng xử và giao tiếp. Tiếng Thái cũng giống như tiếng Việt và các ngôn ngữ khác trên thế giới đều chịu tác động rất sâu sắc từ nền văn hoá. Các hành động ngôn ngữ như mời, chào, xin lỗi, cảm ơn... và hành động hứa nói chung đều mang những nét đặc trưng của văn hoá dân tộc Thái.

Hành động hứa cũng như các hành động ngôn ngữ khác tồn tại trong giao tiếp của dân tộc Thái đều chịu sự chi phối của phông văn hoá. Hành động hứa tồn tại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Như đã trình bày ở trên người Thái rất coi trọng mối quan hệ với hàng xóm, làng bản, họ sống hữu hảo và hoà thuận với nhau và coi tất cả mọi người trong cùng một làng bản như những thành viên trong gia đình. Chính vì thế mà trong giao tiếp hàng ngày họ cố gắng không làm mất lòng và phật ý ai. Họ luôn nhẹ nhàng, ưa sử dụng các từ ngữ ôn hoà trong giao tiếp và ứng xử khéo léo phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định. Do đó mà lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái rất được coi trọng. Khi một người hứa hẹn với một người khác về một việc nào đó thì vô hình chung đã có một sợi dây ràng buộc người nói phải thực hiện lời hứa của mình. Việc thực hiện lời đã hứa ảnh hưởng trực tiếp đến thể diện và danh dự của người nói. Cũng giống như tiếng Việt lời hứa trong tiếng Thái chính là chữ “tín” nếu một người không giữ lời hoặc thất hứa hay hứa suông, hứa hão sẽ bị cộng đồng làng bản coi là “côn báu ” (Có nghĩa là người không tốt). Và việc một người không thực hiện lời hứa là một điều khó chấp nhận trong cộng đồng người Thái, chỉ cần một lần không giữ lời cũng khiến cả làng bản mất lòng tin và bị gọi với các tên gọi như “côn ba

biểu ba cao”, “côn biểu lảy”... Và cũng giống như người Việt (người Kinh) thì

người Thái cũng “ một lần bất tín là vạn lần bất tin”. Một khi không giữ lời hứa sẽ không được bạn bè, hàng xóm, bản làng tin tưởng và khó có thể lấy lại lòng tin của mọi người cũng như thể diện của bản thân.

Người Thái trong một bản thường sống quần tụ với nhau và luôn luôn giúp đỡ nhau trong mọi việc từ việc đồng áng đến việc cưới xin, làm nhà dựng cửa... Khi làm việc đồng áng họ thường đến giúp nhau. Chẳng hạn một người nói

Mử pu ku chi pay choi hay mưng lơ” ( nghĩa là: ngày mai mình sẽ đi làm nương

giúp nhà cậu) mà không thực hiện thì ngay lập tức người đó sẽ bị coi là “côn

cao lảy” ( người không giữ lời) và có một khả năng rất rằng mối quan hệ hiện tại

giữa hai người sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Và người nói sẽ phải chịu những tổn thất rất lớn về mặt thể diện và khó có thể lấy lại được lòng tin của người bạn như lúc trước.

Người Thái sống rất thành thật và chất phác nên những suy nghĩ của họ cũng chất phác và thẳng thắn, khi không đồng tình với một hành động nào đó họ sẽ thẳng thắn thể hiên thái độ, tình cảm của mình. Do đó mà việc không giữ lời hứa là một việc vô cùng cấm kị trong giao tiếp hàng ngày. Như vậy có thể thấy rằng trong văn hoá ứng xử của người Thái lời hứa rất được coi trọng và nó được coi như một thước đo của phẩm chất và giá trị con người.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 37 - 39)