Hứa – theo góc nhìn của văn hóa giao tiếp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 32 - 33)

7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2.2.Hứa – theo góc nhìn của văn hóa giao tiếp

Trên thế giới tồn tại rất nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có một nền văn hóa riêng, mang bản sắc, tư duy và phong tục riêng biệt của dân tộc đó. Bởi vậy không thể cho rằng dân tộc này văn minh hơn dân tộc kia, cũng không thể khẳng định dân tộc này lịch sự hay kém lịch sự hơn dân tộc kia mà cần phải thấy rằng văn hóa của các dân tộc là bình đẳng như nhau. Xuất phát từ cái phông văn hóa đó mà mỗi ngôn ngữ, mỗi cộng đồng khác nhau có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau, cách sử dụng những hành vi ngôn ngữ cũng khác nhau.

Hành vi hứa tồn tại ở ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác nhau vì vậy nó chịu ảnh hưởng về văn hóa của mỗi cộng đồng khác nhau, ảnh hưởng về tư duy và quan niệm về sử dụng ngôn ngữ của mỗi dân tộc khác nhau. Bởi vậy, mỗi dân tộc có những quy ước khác nhau khi thực hiện từng hành vi ngôn ngữ và hành vi

hứa cũng không phải là ngoại lệ. Có thể nói, với bất kì cộng đồng nào, hành vi hứa cũng hướng tới mục đích đầu tiên là tạo dựng niềm tin ở đối tác, xây dựng hình ảnh về cá nhân người thực hiện lời hứa gắn với những khả năng nhất định. Hay nói cụ thể hơn, hành vi hứa trong văn hóa giao tiếp thông thường có chức năng bày tỏ sự cam kết, tạo dựng niềm tin ở phía người nghe, còn trong văn hóa giao tiếp mang tính xã giao, hứa nhằm hướng tới việc xây dựng mối quan hệ xã hội giữa những người tham gia đối thoại, hứa tạo lập hình ảnh cá nhân và đôi khi đảm bảo cho mối quan hệ liên nhân bền vững hơn. Trong văn hóa giao tiếp mang tính chất thân cận, hành vi hứa giúp duy trì tình bằng hữu, sự thân mật giữa những người tham gia giao tiếp.

Ví dụ trong tiếng Việt, một cuộc nói chuyện thân mật giữa mẹ và con gái, trước đòi hỏi của con gái người mẹ đưa ra phát ngôn: “Mẹ hứa, ngày mai mẹ con

mình cùng đi mua quần áo mới con gái yêu nhé!”. Như vậy, hành vi hứa ở đây

là sự cam kết của người nói với người nghe (giữa mẹ và con gái) và tăng cường thêm sự thân mật trong quan hệ giữa mẹ và con. Nhưng trong một cuộc giao tiếp xã giao thì có thể thấy hành vi hứa lại được nhìn nhận khác. Như trong cuộc giao tiếp để kí hợp đồng giữa giám đốc của công ty A và giám đốc của công ty B, kết thúc buổi gặp sau khi đã kí được hợp đồng, giám đốc công ty A bày tỏ mong muốn sự hợp tác giữa hai bên sẽ tốt đẹp, giám đốc công ty B đưa ra phát ngôn “ Tôi hứa sẽ cố gắng hết sức”. Đây là phát ngôn chứa đựng trong nó tính chất cam kết nhưng nó lại nghiêng về thực hiện chức năng quảng giao, xây dựng hình ảnh cá nhân của giám đốc công ty B nhiều hơn là chức năng cam kết.

Từ những điều đã đề cập đến ở trên, từ từng góc độ nhìn khác nhau của hành vi hứa có thể thấy trong từng khía cạnh của văn hóa giao tiếp, hành vi hứa được nhìn nhận khác nhau với chức năng và tác dụng khác nhau.

Trong mỗi nền văn hóa khác nhau, cách thức thực hiện lời hứa không hoàn toàn giống nhau. Lời hứa được thực hiện tùy và quan niệm của dân tộc đó về việc hứa như thế nào ở từng hoàn cảnh là hợp lí. Trong văn hóa người Việt, tùy vào mối quan hệ thân tình hay xa lạ giữa những người tham gia giao tiếp mà người thực hiện hành vi hứa lựa chọn hình thức ngôn ngữ phù hợp với quan hệ đó.

Từ những tìm hiểu trên về lời hứa trong mối quan hệ với văn hóa và sự ăn khớp giữa hành vi ngôn ngữ với phông văn hóa của mỗi cộng đồng khác nhau có thể thấy trong quá trình tìm hiểu lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với văn hóa của người Việt.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp so sánh lời hứa trong ngôn ngữ việt - thái (Trang 32 - 33)