Nhân tố bên ngoài DN

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ô tô trên thị trường hà nội của công ty TNHH ô tô VTC (Trang 31 - 33)

 Người tiêu dùng

Ở các thành phố lớn như Hà Nội, nơi tập trung đông đúc những đô thị hiện đại, mức sống của người dân ngày càng cao và hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi đã làm gia tăng nhu cầu ô tô phục vụ cho vận chuyển và đi lại hàng ngày của người dân. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường ngày càng nhiều DN vận tải taxi với số lượng lớn, các văn phịng đại diện nước ngồi tại Việt Nam cũng tăng lên đáng kể là nguyên nhân khiến cho nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải loại đắt tiền như ô tô ngày càng trở nên phổ biến.

Người dân Hà Nội nói chung rất tinh tế trong việc lựa chọn các sản phẩm, tính cộng đồng trong mua sắm tiêu dùng rất cao. Bên cạnh đó họ có thói quen ưa thích những sản phẩm thể hiện đẳng cấp, chất lượng tốt, thỏa mãn được tâm lý coi trọng bề ngoài và hợp lý về giá cả. Họ quan tâm đến chất lượng và xuất xứ của hàng hóa nhiều hơn các nơi khác. Nếu sản phẩm bị mất lòng tin, sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ thị trường. Ví dụ như vào tháng 3/2012, sự kiện Honda triệu hồi xe vì lỗi phanh, Toyota triệu hồi khoảng 5.200 xe Vios và Corolla tại Việt Nam do lỗi cửa sổ điều khiển điện dẫn đến nguy cơ cháy cũng đã gây ra sức ép không nhỏ cho công ty Honda, Toyota cũng như cho các DN kinh doanh các sản phẩm của 2 cơng ty này trong đó có cơng ty THHH ơ tô VTC.

 Nhà cung cấp: Một thị trường nhập khẩu lớn, phong phú về số lượng cung như mẫu mã sẽ tạo cơ hội cho công ty trong việc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu của mình một cách tối ưu nhất. Hoạt động TTSP có được ổn định và liên tục hay không phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu. Ngay từ khi thành lập, cơng ty đã tìm đến và hợp tác với một số nhà cung cấp có uy tín lớn trên thế giới. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của cơng ty bao gồm có: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Anh, Italia, Trung Quốc,...tuy nhiên chủ yếu vẫn là 3 thị trường chính: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,...Do vậy, những biến động của các thị trường này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lượng ô tô nhập khẩu của công ty. Tháng 3/2011, ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề do động đất, song thần và rò rỉ hạt nhân. Toyota dẫn đầu về mức độ thiệt hại với sản lượng giảm 260.000 xe do phải đóng cửa 18 nhà máy, Honda xếp thứ 2 với sản lượng mất gần 58.000 xe đã khiến cho lượng xe tiêu thụ trong nước và xe xuất khẩu giảm mạnh. Trong 2 tháng tiếp theo đó, số lượng ơ tô nhập khẩu của công ty từ thị trường Nhật Bản giảm gần 1 nửa só với trung bình mỗi tháng.

 Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường Hà Nội có rất nhiều cơng ty kinh doanh sản phẩm ơ tơ. Chính vì vậy cơng ty cũng đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu địi hỏi DN phải có những biện pháp thúc đẩy TTSP, nâng cao doanh số.

 Các chính sách và luật pháp của Nhà nước đối với thị trường ơ tơ nước ta

Có thể nói những ảnh hưởng bên cạnh tác động của suy thoái kinh tế làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các DN kinh doanh ơtơ, thì sự thay đổi liên tục của các chính sách thuế phí cũng đã góp phần đáng kể làm giảm doanh số bán hàng của DN.

- Thuế Nhập khẩu: Danh mục quản lý do tổng cục Hải quan mới công bố bắt đầu có hiệu lực từ ngày 18/10/2012, áp dụng với hàng chục mã hàng có rủi ro về giá nhập khẩu,

trong đó có ơ tơ nhập mới và ơ tơ đã qua sử dụng. So với những lần cập nhật danh mục trước đây, mức tăng trong đợt điều chỉnh lần này đối với mặt hàng ô tô rất lớn, đặc biệt là các dịng xe hạng sang. Giá tính thuế của các mẫu xe tăng tối thiểu 1.000USD tối đa tới 22.000USD và rất nhiều mẫu xe được bổ sung giá. Sự điều chỉnh theo hướng tăng thuế từ vài ngàn đến hàng chục ngàn USD đương nhiên kéo theo sự tăng giá bán của các loại xe nhập khẩu. Với mức tăng lớn như vậy, người tiêu dùng phải đắn đo khi bỏ tiền ra mua xe.

- Phí trước bạ: Ngày 12/12/2011 UBND Thành Phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 45/2011/QĐ-UBND, theo đó từ ngày 1/1/2012 mức thu lệ phí trước bạ tại Hà Nội đối với ô tô dưới 10 chỗ tăng từ 12% lên 20% với hy vọng giảm được phương tiện cá nhân. Cùng với TP. Hồ Chí Minh thì đây là 2 thị trường ơ tơ lớn nhất cả nước nên việc tăng mức thu phí trước bạ đã lập tức tác động tới tình hình tiêu thụ xe của cơng ty. Cụ thể trong 3 tháng đầu năm 2012 số lượng xe tiêu thụ chỉ bằng tháng có số lượng xe bán chạy nhất trong năm 2011 là 50 (chiếc).

- Phí sử dụng giao thông đường bộ: Theo Thông tư số 197/TT-BTC ngày 15/12/2012 của Bộ Tài Chính về việc thu phí sử dụng giao thơng đường bộ. Theo đó xe ơ tơ sẽ phải nộp từ 1,56 đến 12,48 triệu đồng/ năm. Theo thống kê, ô tô phải gánh tới 14 loại thuế/ phí chiếm tới 60% giá bán xe. Thị trường ô tô ảm đạm và liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho các nhà sản xuất ô tô cũng như các DN nhập khẩu ô tô như Công ty TNHH ô tô VTC thực sự lo lắng. Chính sách thuế, phí đang ảnh hưởng quá nhiều tới DN. Dù DN đã thực hiện nhiều CTKM, tặng quà, hỗ trợ phí trước bạ,... cho khách mua xe trong suốt cả năm 2012, nhưng lượng tiêu thụ xe ô tô vẫn rất thấp chỉ đạt 263 (chiếc) giảm 27,4% so với năm 2011.

Ngồi các nhân tố trên thì biến động của tỷ giá hối đối, các ngành cơng nghiệp phụ trợ cho ngành ơ tơ, tình hình thúc đẩy TTSP của các DN kinh doanh ô tô trên địa bàn cũng ảnh hưởng nhất định đến tình hình TTSP của cơng ty trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ô tô trên thị trường hà nội của công ty TNHH ô tô VTC (Trang 31 - 33)