Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng, chúng ta cần rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể trong việc nhận thức các sự vật cũng như trong hoạt động thực tiễn.
* Quan điểm toàn diện:
Các sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và nhiều vẻ. Nếu khơng có quan điểm tồn diện sẽ khơng có kết quả tốt.
- Về mặt nhận thức:
+ Để có nhận thức đúng về sự vật cần phải nghiên cứu, xem xét nó trong mối liên hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng khác.
+ Phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, các thuộc tính, các mắt khâu, các q trình trong chính sự vật, hiện tượng đó. Lê Nin khẳng định: “Muốn thực sự hiểu
được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”
+ Để nhận thức đúng sự vật cịn địi hỏi phải xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi thời kỳ, mỗi thế hệ, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Vì vậy, tri thức đạt được về sự vật chỉ là tương đối, không đầy đủ và cần được bổ sung thêm. Do vậy, tránh tuyệt đối hóa tri thức đã đạt được về sự vật, xem đó là chân lý bất biến khơng thể bổ sung.
Nhận thức tồn diện về sự vật địi hỏi chúng ta phải phát hiện ra những liên hệ của nó, đồng thời biết phân loại, đánh giá chính xác tính chất, vai trị của mối liên hệ đó đối với sự tồn tại phát triển của sự vật. Cần chống cả hai khuynh hướng sai lầm, phiến diện, một chiều và đánh giá ngang bằng vị trí vai trị của các loại liên hệ, không thấy mối liên hệ nào quyết định sự tồn tại, phát triển của sự vật.
- Về mặt hoạt động thực tiễn: Để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt
động thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ bên trong của sự vật cũng như những liên hệ qua lại với các sự vật khác. Muốn vậy phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.
Mặt khác, quan điểm tồn diện địi hỏi trong hoạt động thực tiễn cần phải kết hợp chặt chẽ “chính sách dàn đều” “với chính sách có trọng điểm”, vừa chú ý giải quyết tổng thể các vấn đề, vừa biết lựa chọn vấn đề trung tâm để tập trung giải quyết dứt điểm tạo đà giải quyết những vấn đề khác.
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản VN xác định đổi mới toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà trước hết là đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về CNXH. Trong đổi mới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục…. Đảng xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Đại hội Đảng lần VIII đã khẳng định: “ Xét trên tổng thể, Đảng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Khơng có sự đổi mới đó thì khơng có mọi sự đổi mới khá”. Song Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế, xã hội. Tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ồn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo điều kiện để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội.
Câu 9: Trình bày nguyên lý về sự phát triển, ý nghĩa phương pháp luận?
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý , những phạm trù cơ bản , những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực . Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Angghen đã định nghĩa: “ phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên , của xã hội loài người và của tư duy”. Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, nguyên lý này nhằm làm rõ quá trình vận động và phát triển của sự vật.
CNDT và tôn giáo xem sự phát triển như là kết quả của những ý niệm, của các lực lượng siêu tự nhiên hoặc của ý muốn chủ quan của con người.
CNDV siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt lượng, khơng quan tâm đến sự hình thành, sự ra đời của chất mới, của cái mới, cho phát triển như là một q trình tiến lên liên tục khơng có những bước quanh co và nguồn gốc, động lực của sự phát triển là do bên ngoài.
TH Mác-lênin cho rằng: Phát triển là một phạm trù TH dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện.
Phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động, nói đến sự phát triển trước hết là nói đến sự vận động, tuy nhiên khơng phải mọi vận đồng đều nói lên sự phát triển mà chỉ có những vận động nào làm nảy sinh những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy làm tăng cường tính phức tạp của sự vật và mối liên hệ của chúng, làm cho cả cơ cấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn có của nó ngày càng được hồn thiệt hơn thì mới được xem là sự phát triển. Như vậy, sự phát triển chỉ khái quát xu hướng chung
của vận động là xu hướng đi lên; sự vật mới, cái mới ra đời thay thế cho sự vật cũ, cái cũ và đó là một trường hợp đặc biệt của vận động.
Trong thế giới hiện thực khách quan, sự phát triển được thể hiện hết sức khác nhau tùy theo hình thức tồn tại cụ thể của những đối tượng vật chất.
Đối với giới vô cơ, sự phát triển thể hiện dưới dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng làm xuất hiện những hợp chất phức tạp hơn.
Trong giới hữu cơ, sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với những biến đổi phức tạp của môi trường, ở sự hoàn thiện khả năng trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính minh với trình độ ngày càng cao hơn, làm xuất hiện những giống, loài mới.
Trong xã hội, sự phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội cũng như cải tạo chính bản thân con người.
Trong lĩnh vực tư duy, sự phát triển thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn đối với hiện thực.
Đối với con người, sự phát triển thể hiện ở khả năng tự hồn thiện mình cả về thể chất và tinh thần, phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường sống.
Trong hiện thực và trong tư duy, sự phát triển thường diễn ra theo con đường quanh co, phức tạp, trong đó có cả những bước thụt lùi tạm thời tương đối. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và đó là q trình diễn ra theo con đường xốy ốc, nghĩa là trong q trình phát triển đó dường như có sự quay trở về với điểm xuất phát ban đầu nhưng trên một trình độ mới cao hơn.
Lênin đã từng nhấn mạnh rằng: “ Nếu hình dung sự phát triển lịch sử của toàn thế giới như một con đường thẳng tấp, khơng có bước quanh co, những sự thụt lùi, đôi khi ra xa khỏi xu hướng chủ đạo, là không thực tế, không biện chứng.”
Sai lầm của quan điểm siêu hình về vấn đề này thể hiện ở chỗ đánh giá sự phát triển chỉ đơn thuần về mặt lượng mà khơng có sự thay đổi về chất, xem con đường của sự phát triển là bằng phẳng, trơn tru và chỉ có sự đi lên.
Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vạt và do mâu thuẫn của sự vật quyđịnh, sự phát triển là kết quả của cuộc đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn bên trong của sự vật. Vì vậy, cũng như vận động nói chuing, sự phát triển là q trình tự thân phát triển, nó mang tính chất khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là điểm khác nhau rất căn bản giữa TH Mác-xít với các TH siêu hình trước đó. Lênin đã từng so sánh hai quan niệm cơ bản về sự phát triển: “Sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập. Quan niệm thứ nhất là chế cứng, nghèo nàn, khô khan; quan niệm thứ hai là sinh động, chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khóa của những bước nhảy vọt, của sự gián đoạn trong tính tiệm tiến, của sự chuyển hóa thành mặt đối lập, sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh cái mới”.
Sự phát triển diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư tuy, nếu xem xét từng trường hợp cá biệt thì có những vận động tuần hoàn, đi xuống. Song
nếu xét trong cả một quá trình vận động thì với thời gian dài và khơng gian rộng, thì sự phát triển đi lên là khuynh hướng chung, chủ đạo của sự vận động của mọi sự vật, hiện tượng.
Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xây dựng và quán triệt quan điểm phát triển với yêu cầu cơ bản là khi nghiên cứu, xem xét về sự vật, hiện tượng hay đối tượng nào đó cần phải đặt chúng trong trạng thái vận động, phát triển, vạch ra xu hưóng vận động, biến đổi và chuyển hóa của chúng. Lênin đã từng u cầu lơgíc biện chứng địi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó.
Nghiên cứu sự vật không chỉ với tư cách là cái hiện đang tồn tại, mà còn thấy rõ khuynh hướng phát triển tương lai của chúng. Xem xét sự vật cũng cần phải biết phân chia các quá trình, các giai đoạn phát triển trên cơ sở đó để tìm ra phương pháp, cách thức tác động phù hợp nhằm kìm hãm, thúc đẩy sự phát triển của nó tùy theo lợi ích của con người. Cần phải có thái độ lạc quan cách mạng, tin tưởng vào sự chiến thắng tất yếu của cải mới. Đồng thời nhận thức rõ phát triển là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn, sự chiến thắng của cái mới là vơ cùng khó khăn, phức tạp phải trả giá, bao hàm trên con đường tiến tới cái mới, có cả sự vấp ngã mất mát.
Để có những bước phát triển trong hiện thực phải biết kiên nhẫn, tích lũy về lượng, chuẩn bị cho những bước nhảy vọt nhằm thay đổi về chất, thông qua phủ định của phủ định. Mặt khác cần phát hiện ra mâu thuẫn của chính sự vật, tạo điều kiện cho sự vật giải quyết mâu thuẫn của mình. Cần chống bảo thủ, trì trệ, khơng dám đổi mới hoặc nóng vội chủ quan đốt cháy giai đoạn.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xây dựng và quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể: Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức và giải quyết (tác động vào) sự vật phải chú ý đến điều kiện, hồn cảnh cụ thể, mơi trường cụ thể mà trong đó sự vật được sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm hay một giải pháp nào đó có thể đúng đắn, là chân lý trong điều kiện, hoàn cảnh này nhưng lại trở thành sai lầm, không đúng trong điều kiện. hồn cảnh khác. Vì vậy, phân tích tình hình cụ thể, đề ra những giải pháp cụ thể cho từng cơng việc cụ thể- đó là ngun tắc, bản chất sống, là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Cần phải chống khuynh hướng bảo thủ, trì trệ đồng thời chống cả giáo điều, máy móc, áp dụng vơ ngun tắc.
Liên hệ:
Ở Việt Nam sự nghiệp đổi mới được chính thức phát động và triển khai trên
quy mô toàn quốc sau ĐH VI Đảng CSVN (tháng 12/1986). Về thực chất, đổi mới là một quá trình chuyển biến sự vật sang một trình độ mới về chất, trong thời gian dài và diễn ra liên tục. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng XHCN. Q trình đó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực sự đó là một q trình đấu tranh nhằm giải quyết những mâu thuẩn, đưa lại sự phát triển theo hướng CNH-HĐH. Động lực của sự nghiệp đổi mới là nguồn nội lực, trong đó có sự tranh thủ nguồn ngoại lực từ bên ngoài.
Câu 10: Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Liên hệ cuộc đấu tranh chống tiêu cực hiện nay và vai trò của người chiến sỹ CSND trong cuộc đấu tranh đó?
Đây là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật. Quy luật này được xác định là hạt nhân của phép biện chứng bởi những lý do sau: Nó vạch ra được nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động, phát triển của sự vật; việc nắm vững quy luật này là cơ sở để nhận thức đúng đắn những phạm trù, quy luật khác của phép biện chứng.
Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên , phổ biến và lặp lại giữa các mặt , các yếu tố , các thuộc tính bên trong mỗi sự vật hay giữa các sự vật , hiện tượng với nhau.
Lênin từng đánh giá: Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập, như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó địi hỏi phải có những giải thích và phát triển thêm.
Nội dung chủ yếu của quy luật được thể hiện qua những phạm trù cơ bản và mối quan hệ giữa những phạm trù đó như mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất, sự đấu tranh của các mặt đối lập.
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong hiện thực, tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt đối lập và sự tồn tại của chúng là khách quan, là phổ biến. Cần chú ý rằng, nói đến mặt đối lập đương nhiên là nói đến sự khác nhau, song không phải tất cả sự khác nhau đều là đối lập; chỉ có những sự khác nhau có khuynh hướng trái chiều nhau, phủ định nhau, chuyển hóa nhau thì mới gọi là mặt đối lập. Cũng không được nhầm lẫn giữa mặt đối lập với mâu thuẫn. Mỗi mâu thuẫn gồm ít nhất hai mặt đối lập, song không phải mọi mặt đối lập đều tạo ra mâu thuẫn; chỉ có những mặt đối lập cùng nằm trong một chỉnh thể sự vật và giữa chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau thì mới tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn biến chứng tồn tại khách quan và phổ biên trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, sự tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập; sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề cho mình.
Hai mặt đối lập tuy có những đặc điểm, những thuộc tính trái ngược nhau, bài trừ nhau, phủ định nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ vói nhau, ràng buộc, chế ước lẫn nhau và cùng tồn tại trong sự vật. Như vậy, sự thống nhất giữa các