Nghĩa phương pháp luận của quy luật:

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của triết học mác lênin (Trang 39 - 42)

- N/c quy luật mâu thuẫn cho thấy mâu thuẫn là h.tượng khách quan và phổ biến

3. nghĩa phương pháp luận của quy luật:

Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi.

- Về mặt nhận thức:

Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Trong hoạt động của mình ơng cha ta đã rút ra những tư tưởng sâu sắc như: “tích tiểu thành đại, năng nhặt chặt bị, góp gió thành bão…”. Những việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình thường của con người đó. Phương pháp này giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nơn nóng, đốt cháy giai đoạn muốn thực hiện những bước ngảy liên tục.

- Về mặt thực tiễn: phải biết kịp thời chuyển từ sự thay đổi về lượng thành

những thay đổi về chất, từ những thay đổi mang tính tiến hóa sang thay đổi mang tính cách mạng. Phải có thái độ khách quan khoa học và có quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi đã có điều kiện chín mồi. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì truệ, hữu khuynh thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.

Trong hoạt động thực tế của mình chúng ta cịn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Sự vận dụng linh hoạt đó sẽ tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan cũng như sự hiểu biết sâu sắc quy luật này. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể chúng ta sẽ lựa chọn hình thức bước nhảy phù

hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình. Để thực hiện bước nhảy tồn bộ, trước hết phải thực hiện bước nhảy cục bộ.

- Ở Việt Nam hiện nay, việc thực hiện thành công quá trình đổi mới trên từng

lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất ở đó và tạo điều kiện để thực hiện thành cơng q trình đổi mới tồn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất của tồn bộ xã hội nói chung.

Trước đây, việc vận dụng quy luật này bị sai lệch: khuynh hướng tả khuynh chủ quan, duy ý chí, chú ý nhảy vọt về chất trong khi điều kiện tích lũy về lượng chưa cho phép.

+ Về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và bước đi:Do chưa nhận thức đầy

đủ rằng thời kỳ quá độ lên CNXH là một chặng đường lịch sử tương đối dài, phải trãi qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết. Đại hội IV chưa xác định những mục tiêu của chặng đường đầu tiêu. Trong 5 năm(1976-1980), trên thực tế chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời. Đại hội V, cùng với việc khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược, đã cụ thể hóa một bước đường lối kinh tế trong chặng đường trước mắt, đề ra những mục tiêu tổng quát, các chính sách lớn về kinh tế xã hội. Nhưng trong chỉ đạo thực hiện đã không quán triệt những kết luận quan trọng nói trên, chưa kiên quyết khắc phục tư tưởng nóng vội và bảo thủ thể hiện chủ yếu trong các chủ trương về cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý kinh tế.

+ Về bố trí cơ cấu kinh tế: Thường xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh,

khơng tính tới điều kiện và khả năng thực tế, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, chưa sử dụng có hiệu quả những khả năng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.

+ Về cải tạo XHCN, củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng các thành phần kinh tế: Trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thật sự thừa

nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Về nội dung cải tạo, thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết các vấn đề tổ chức quản lý và chế độ phân phối. Cách làm thường theo kiểu chiến dịch, gò ép, chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng và hiệu quả; sau những đợt làm nóng vội lại bng lỏng. Do đó, khơng ít tổ chức kinh tế được gọi là công ty hợp doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất,chỉ có hình thức khơng có thực chất của quan hệ sản xuất mới.

+ Về cơ chế quản lý kinh tế: Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp về căn bản

chưa bị xóa bỏ. Cơ chế mới chưa được thiết lập đồng bộ. Nhiều chính sách, thể chế đã lỗi thời chưa được thay đổi, một số thể chế quản lý mới cịn chắp vá, khơng ăn khớp, thậm chí trái ngược nhau. Trình trạng tập trung quan liêu còn nặng, đồng thời những hiện tượng vô tổ chức, vô kỷ luật cũng khá phổ biến.

+ Về thực hiện chun chính vơ sản: Chưa sử dụng đầy sức mạnh tổng hợp của

chun chính vơ sản để thiết lập và giữ vững trật tự xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội. Những sai lầm và khuyết điểm trong

lãnh đạo kinh tế, xã hội, bắt nguồn từ những khuyết điểm trog hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Trong lĩnh vực tư tưởng, đã bộc lộ sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh duy ý chí, giản đơn hóa, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong điều kiận nước ta mới ở chặng đường đầu tiên. Chúng ta đã có những thành kiến khơng đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan; do đó, khơng chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ trương, chính sách kinh tế. Chưa chú ý đầy đủ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của mình và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em. Trong công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì truệ, chậm đổi mới công tác cán bộ.

- Sự vận dụng quy luật lượng – chất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta:

Trước đây, do không nhận thức được đẩy đủ quy luật này dẫn đến có những khủng hoảng về kinh tế – xã hội. Nhận thức được điều đó, Đại hội VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Đại hội VI thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000. Đại hội VIII tiếp tục sự nghiệp sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH. Đại hội IX phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Qua 5 kỳ Đại hội, việc vận dụng quy luật này được Đảng ta hết sức chú trọng. Đại hội VI đã rút ra bài học: “Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và

hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”.Thực hiện

nhiệm cụ cải tạo XHCN một cách thường xun,với những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Đến Đại hội VIII, đảng ta đề ra chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2000: “Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ nên kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.

Trong phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN, Đại hội VIII nêu: “Chúng ta cần tránh sai lầm chủ quan nóng vội, q thiên về cơng nghiệp nặng, ham quy mô lớn… nếu CNH-HĐH tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nên kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp.

Đại hội IX, Đảng ta nêu: “Con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thể rút

ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt…”

Đến Đại hội X, Đảng ta nêu: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục

và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức”

Trên đây là sự vận dụng một cách linh hoạt về quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại thông qua bước nhảy.

____________________________

Câu 13: Quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận?

Qui luật phủ định của phủ định là một trong ba qui luật cơ bản của phép liên chứng duy vật. Qui luật này nói lên khuynh hướng của sự pháp triển.

Bất cứ sv,ht nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó gọi là phủ định.

Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của triết học mác lênin (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)