Liênhệ nước ta:

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của triết học mác lênin (Trang 50 - 62)

- N/c quy luật mâu thuẫn cho thấy mâu thuẫn là h.tượng khách quan và phổ biến

6. Liênhệ nước ta:

Sau 20 năm đổi mới, Đại hội X (họp từ ngày 17/4/2006-25/4/2006) đã có sự tổng kết và rút ra những thành tựu, yếu kém, như sau:

- Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội X đã tập trung phân tích làm rõ những khuyết điểm và yếu kém:

+ Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

+ Cơ chế, chính sách về văn hóa- xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.

+ Tệ quan liêu tham nhũng lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng. + Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số hạn chế.

+ Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể nhân dân cịn một số khâu chậm đổi mới.

+ Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu.

Đại hội X đã yêu cầu Ban chấp hành trung ương (Khóa X) phải quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm yếu kém trên.

- Đại hội X đã chỉ ra ba nguyên nhân chủ quan chủ yếu, đó là:

+ Tư duy Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới; một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhân thức và thiếu dứt khốt trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành. + Sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt nhất là trong ba lĩnh vực: xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là đổi mới cơ chế, chính sách; tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị mà trọng tâm là cải cách hành chính.

+ Một bộ phận cán bộ, Đảng viên kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp yếu kém về phẩm chất và năng lực, vừa thiếu tính tiên phong, gương mẫu, vừa khơng đủ trình độ, năng lực hồn thành nhiệm vụ.

Câu 16. Phân tích mối quan hệ giữa nội dung và hình thức? ý nghĩa phương pháp luận?

Đây là một trong sáu cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV. Cặp phạm trù này nói lên liên hệ giữa các yếu tố, thành tố của sự vật, hiện tượng với phương thức tổ chức sắp xếp liên kết các thành tố đó tạo thành chỉnh thể. Nội dung là phạm trù TH dùng để tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. Hình thức là phạm trù TH dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng đó.

Chẳng hạn: nơi dung của qúa trình sản xuất xã hội là tổng hợp tất cả các u tố vật chất của q trình đó như con người lao động, công cụ sản xuất, đối tượng lao động và các quá trình con người sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động. Đó chính là lực lượng sản xuất. Cịn hình thức của q trình sản xuất xã hội là cách thức tổ chức sắp xếp các yếu tố của quá trình sản xuất với nhau, qui định vị trí của người sản xuất đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm của q trình sản xuất. Đó chính là quan hệ sản xuất.

Cần phân biệt phạm trù hình thức trong TH với khái niệm hình thức trong ngơn ngữ đời thường. Hình thức trong ngơn ngữ đời thường được thể hiện qua màu sắc, kích thước, hình dáng. .. Đó là hình thức bên ngồi, cũng là yếu tố cần thiết nhưng không quan trọng. TH Mác-lênin quan tâm chủ yếu đến hình thức bên trong của sự vật, tức là cơ cấu tổ chức, sắp xếp các yếu tố cấu thành sự vật

và chỉ có những hình thức bên trong như vậy mới có quan hệ biện chứng với nội dung.

Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.

Nội dung và hình thức gắn bó hết sức chặt chẻ với nhau, thống nhất với nhau.

Khơng có hình thức nào lại khơng chứa đựng nội dung nhất định, ngược lại cũng khơng có nội dung nào lại khơng tồn tại, thể hiện trong một hình thức nào đó. Chính các mặt, các thuộc tính, các yếu tố của sự vật vừa góp phần tạo nên nội dung của sự vật đó, đồng thời vừa tham gia vào các mối liên hệ, các liên kết, các tổ chức khác nhau để tạo nên hình thức của nó. Về cơ bản nội dung nào có hình thức đó.

Quan hệ giữa nội dung và hình thức mang tính phức tạp, khơng phải lúc nào nội dung và hình thức cũng hồn tồn phù hợp với nhau. Cùng nội dung nhưng trong tình hình, hồn cảnh khác nhau lại có thể được thể hiện ra bằng nhiều hình thức khác nhau, ngược lại một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau.

Trong mối liên hệ giữa nội dung và hình thức, nội dung bao giờ cũng giữ vai trị quyết định. Nội dung là mặt động, khuynh hướng chủ đạo của nó là biến đổi. Hình thức là mặt tương đối bền vững, khuynh hướng chủ đạo của nó là tương đối ổn định. Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng được bắt đầu từ nội dung. Hình thức tuy có biến đổi nhưng chậm hơn, ít hơn. Khi nội dung biến đổi đến mức nào đó thì hình thức cũng phải biến đổi theo cho phù hợp. Chẳng hạn trong quá trình sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất với tư cách là nội dung, là yếu tố cách mạng, ln ln có xu hướng đổi mới, hoàn thiện phát triển. Điều này bắt nguồn từ yêu cầu của phát triển xã hội. Quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức của quá trình sản xuất lại có tính bảo thủ, chậm biến đổi. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó địi hỏi quan hệ sản xuất phải được điều chính, được thay thế để phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất.

Tuy nhiên hình thức có tính độc lập tương đối so với nội dung, nó có tác động trở lại với nội dung theo cả hai chiều hướng: khi nó phù hợp với nội dung thì nó thúc đẩy sự phát triển của nội dung, tạo điều kiện và mở đường cho nội dung; ngược lại khi nó khơng phù hợp thì nó sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của nội dung. Chẳng hạn trước thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, do quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi chúng ta thực sự điều chỉnh, đổi mới quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, cụ thể là chúng ta thực hiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thì tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của sự vật. Lúc đầu những biến đổi của nội dung có thể chưa làm ảnh hưởng đến hệ thống những mối liên hệ của hình thức, nhưng nội dung biến đổi liên tục và tới lúc nào đó thì những mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức đã trở nên chật hẹp, cứng nhắc và kìm hãm nội dung, sự khơng phù hợp đã xuất hiện nếu nó khơng được điều chỉnh, giăi quyết kịp thời sẽ dẫn tới mâu thuẫn, lúc này xu hướng khơng tránh khỏi là phải xóa bỏ hình thức cũ, thiết

lập hình thức mới tức là sự liên kết mới, phù hợp với trình độ mới của các yếu tố trong nội dung.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Về mặt nhận thức: khi nghiên cứu, xem xét sự vật, vấn đề nào đó thì cần căn cứ trước hết vào nội dung và để làm biến đổi sự vật cần tác động trước hết để làm biến đổi những yếu tố thuộc về nội dung của nó (tránh chủ nghĩa hình thức). Cần sử dụng sáng tạo mọi hình thức có thể có, kể cả việc cải biến, điều chỉnh những hình thức vốn có của nó, lấy cái này để bổ sung cái kia nhằm phục vụ có hiệu quả yêu cầu của thực tiễn.

Cần luôn luôn theo dõi mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của sự vật để kịp thời can thiệp vào tiến trình phát triển của nó, để cho hình thức phù hợp hay không phù hợp với nội dụng, nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nó tùy theo lợi ích của con người.

Cần chống lại mọi khuynh hướng tách rời nội dung với hình thức, tuyệt đối hóa nội dung, coi thường hình thức và ngược lại đề cao hình thức dẫn đến chủ nghĩa hình thức.

Liên hệ trong lực lượng CAND:

Nội dung của cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm bao gồm: lực lượng, con người, phương tiện, điều kiện vật chất…. Tăng cường nội dung là tăng cường sức mạnh lực lượng, nâng cao trình độ nhận thức và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Hình thức là cách thức tổ chức, sắp xếp lực lượng, huy động lực lượng, hình thành các thế trận ANND, Quốc phịng tồn dân, xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành, thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối.

- Sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, hình thức đấu tranh và phòng chống tội phạm.

- Tìm ra hình thức có thể để thuyết phục, động viên, vận động quần chúng tham gia thế trận an ninh nhân dân nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Câu 17: Mối liên hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, ý nghĩa phương pháp luận:

Đây là một trong 6 cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Cặp phạm trù này nói lên mối liên hệ giữa cái tất yếu phải xảy ra và cái không phải là tất yếu, có thể xảy ra hoặc xảy ra như thế này hay thế khác.

Tất nhiên là phạm trù TH dùng để chỉ những cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong điều kiện, hồn cảnh nhất định nó phải xảy ra như thế này chứ không thể như thế khác được.

Ngẫu nhiên là phạm trù TH dùng để chỉ cái không do mối liên hệ bản chất bên trong, kết cấu vật chất bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hồn cảnh bên ngồi quyết định. Do đó nó có thể xảy ra cũng có thể khơng xảy ra, có thể xuất hiện như thế này cũng có thể xuất hiện như thế khác.

Phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù cái chung, cái tất nhiên là cái chung, tuy nhiên không phải mọi cái chung đều trở thành cái tất nhiên, chỉ có những cái

chung nào được quyết định bởi bản chất của sự vật thì nó mới trở thành cái tất nhiên, cịn những cái chung nào đó chỉ là sự lặp lại một số thuộc tính giống nhau nào đó của sự vật, hiện tượng chưa phải là cái tất nhiên.

Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:

Khác với những quan điểm duy tâm tách rời hay phủ nhận ngẫu nhiên hoặc tất nhiên cho rằng cả tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là sản phẩm của ý thức con người, TH Mác-lênin khẳng định: Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đều có vị trí nhất định đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Trong quá trình phát triển của sự vật khơng phải chỉ có tất nhiên mới có ảnh hưởng, có vai trị quan trọng mà cả ngẫu nhiên cũng có những ảnh hưởng, tác động nhất định đối với sự phát triển đó. Song mức độ tác động, ảnh hưởng của ngẫu nhiên và tất nhiên là không ngang bằng nhau. Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật, hiện tượng; còn cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng, tạc dụng làm cho sự phát triển ấy của sự vật diễn ra nhanh hay chậm. Chẳng hạn: trong phong trào cách mạng thì tất nhiên địi hỏi phải có thủ lĩnh, phải có lãnh tụ thì mới đảm bảo cho phong trào đó đi tới thắng lợi; song cái cá tính, phong cách của người thủ lĩnh, của lãnh tụ của phong trào đó là cái ngẫu nhiên nhưng lại có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển nhanh hay chậm của phong trào.

Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần túy và tách biệt nhau mà chúng tồn tại cùng nhau trong sự thống nhất hữu cơ, cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại thông qua vô số cái ngẫu nhiên, cịn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên, điều này có nghĩa là cái tất nhiên bao giờ cũng là khuynh hướng của sự phát triển, nhưng khuynh hướng đó mỗi khi tự bộc lộ mình thì bao giờ cũng bộc lộ dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung. Bản thân cái tất nhiên chỉ có thể được tổng hợp, được tạo nên từ rất nhiều cái ngẫu nhiên, ngược lại khơng có ngẫu nhiên nào là thuần túy. Trong hiện thực khách quan, những gì mà con người quan sát được và cho đó là ngẫu nhiên thì bản thân nó đã bao hàm cái tất nhiên, đã che dấu cái tất nhiên. Ăngghen đã nhận xét: “ Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những cái ngẫu nhiên cấu thành và cái được coi là ngẫu nhiên thì lại là hình thức ở trong nó ẩn nấp cái tất yếu”.

Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau, điều đó có nghĩa ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối, thông qua mặt này hay ở trong mối quan hệ này thì một cái nào đó được coi là tất nhiên nhưng ở trong mối quan hệ khác, thơng qua mặt khác thì nó lại trở thành ngẫu nhiên; sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên cịn thể hiện ở chỗ cả tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trong trạng thái cố định mà nó thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật. Có sự chuyển hóa từ cái tất nhiên thành ngẫu nhiên và ngược lại từ ngẫu nhiên thành tất nhiên. Chẳng hạn: sự xuất hiện của nhân tố mới, của cái mới là ngẫu nhiên ở trong lĩnh vực nào đó, ở trong địa phương nào đó, nhân tố mới và cái mới đó được thực tiễn kiểm nghiệm dần phát triển lan rộng, trở thành xu hướng chung, xu hướng chủ đạo và trở thành tất nhiên thay thế cái cũ.

Về mặt nhận thức: Để phát hiện ra cái tất nhiên cần phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so sánh từ rất nhiều cái ngẫu nhiên, xử lý và xâu chuỗi những ngẫu nhiên theo một trật tự lơgíc nhất định về mặt thời gian hay khơng gian, hoặc tính chất, mức độ tùy theo mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu và từ đó làm cho cái tất nhiên phải bộc lộ.

Về mặt hoạt động thực tiễn thì cần phải dựa vào cái tất nhiên, song điều đó khơng có nghĩa là chúng ta vất bỏ hồn tồn ngẫu nhiên. Vì vậy khi xây dựng những phương án hành động hay hệ thống các giải pháp, ngồi những điểm chính, chủ yếu thì cần phải có kế hoạch dự phịng để chủ động giải quyết những sự biến ngẫu nhiên có thể xảy ra.

Đối với ngành và bản thân: Tổ chức thực hiện chương trình Quốc gia phịng chống tội phạm, phòng chống ma túy và chủ động xây dựng chương trình, phương án thực hiện; dự báo tình hình hoạt động tội phạm để từ đó chủ động có kế hoạch đối phó với các loại tội phạm mới có thể xuất hiện như khủng bố, cướp ngân hàng….

Cần tạo điều kiện cho sự chuyển hóa từ cái ngẫu nhiên thành tất nhiên và ngược lại, tùy theo lợi ích mà nó đem lại và theo u cầu địi hỏi của hoạt động thực tiễn của cuộc sống.

Liên hệ công tác công an:

Đối với ngành và bản thân: Tổ chức thực hiện chương trình Quốc gia phịng

Một phần của tài liệu Những vấn đề cơ bản của triết học mác lênin (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)